thương mại của nước ta hiện nay
Ngân hàng thƣơng mại là tổ chức trung gian tài chính quan trọng bậc nhất trong nền kinh tế, thực hiện kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với khách hàng và đối tác là mọi thành phần trong xã hội, đóng vai trò lớn trong việc bình ổn nền kinh tế của một quốc gia. Với sự cạnh tranh gay gắt hiện nay thì VHDN trong hoạt động kinh doanh của NHTM là hết sức cần thiết, nó góp phần không chỉ đến sự tăng trƣởng lâu dài của chính bản thân ngân hàng mà còn ảnh hƣởng đến phát triển bền vững của toàn xã hội.
Hiện nay, VHDN đã đƣợc các NHTM quan tâm xây dựng dƣới nhiều hình thức với các phƣơng châm hoạt động khác nhau. Ví dụ ở Ngân hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam (Vietcombank) với phƣơng châm “Chung niềm tin, vững tƣơng lai”; còn Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
(BIDV) luôn coi “Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV”, quan hệ giữa BIDV và bạn hàng là mối quan hệ hợp tác cùng phát triển với cam kết “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng có chất lƣợng cao, tiện ích tốt cho khách hàng và mỗi cán bộ trong BIDV phải là một lợi thế trong cạnh tranh về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức; Ngân hàng TMCP công thƣơng Việt Nam (Vietinbank) với phƣơng châm “Nâng giá trị cuộc sống” luôn mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt nhất và hoàn hảo nhất; Phƣơng châm hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là “Mang phồn thịnh đến khách hàng ”; Ngân hàng TMCP Á châu (ACB) “ luôn hƣớng đến sự hoàn hảo để phục vụ khách hàng”
hay Ngân hàng TMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostbank) với phƣơng châm là “Liên kết phát triển”, trong đó giá trị cốt lõi là: Tất cả từ con ngƣời, vì con ngƣời - khẳng định thƣơng hiệu LienVietPostbank,…
Sự phát triển của hệ thống mạng lƣới của các NHTM với tốc độ quá nhanh, số lƣợng nhiều trong những giai đoạn năm 2008 – 2010 đã bộc lộ nhiều vấn đề bất ổn, đó là một số ngân hàng hoạt động vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi suất dẫn đến thanh khoản khó khăn, nợ xấu có dấu hiệu tăng cao, chất lƣợng quản trị điều hành còn hạn chế, rủi ro đạo đức cán bộ đang tăng cao trong hoạt động tại nhiều ngân hàng; Có thể nói từ năm 2012 đến nay trong ngành ngân hàng có tới hàng trăm vụ liên quan đến rủi ro đạo đức gây tổn thất lớn cho hệ thống làm suy giảm lòng tin của ngƣời dân với các ngân hàng, nhƣ: Tập đoàn Vinashin của BIDV, SHB, Techcombank; vụ Huyền Nhƣ của Vietinbank, vụ Bầu Kiên của ACB….. ảnh hƣởng lớn đến cả nền kinh tế và sự an toàn của toàn hệ thống. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự bất ổn trong hoạt động ngân hàng hiện nay là chƣa xây dựng đƣợc văn hóa doanh nghiệp một cách hoàn thiện, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động ngân hàng, từ đó mới có thể ngăn ngừa đƣợc rủi ro, giữ đƣợc sự ổn định và phát triển trong hoạt động của ngân hàng.
Với phƣơng châm hoạt động và tầm nhìn của các ngân hàng rất rõ ràng, nên từng NHTM phải tập trung xây dựng những nét văn hóa riêng trong kinh doanh, luôn hƣớng tới hệ thống các giá trị về chân – thiện – mỹ và đều vì một mục tiêu phát triển bền vững của từng ngân hàng.