Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp phát triểnkinh tế nông nghiệp huyện Minh Hóa
4.2.7. Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất
* Thực hiện liên kết “4 nhà”, nhà nước, nhà nông, nhà doanh nghiệp và nhà khoa học và nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước trong sản xuất nông nghiệp.
Cần đánh giá sự liên kết này để kịp thời có những điều chỉnh phù hợp; đồng thời cần làm rõ trách nhiệm của từng “nhà”, trong đó phải có một “nhà” đứng ra chủ trì để giải quyết những vấn đề liên quan.
KẾT LUẬN
Minh Hóa là huyện miền núi vùng cao nằm về phía tây bắc tỉnh Quảng Bình, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh đối với tỉnh Quảng Bình. Trong những năm qua, sản xuất nông nghiệp của huyện phát triển tương đối ổn định, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như giải quyết vấn đề lao động, việc làm của huyện, đảm bảo ổn định đời sống dân cư trên địa bàn. Đạt được những thành tựu trên là do Cấp ủy, Chính quyền trong huyện đã lãnh đạo đúng đắn, sâu sát và sáng tạo, đây là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn của huyện
Với đặc trưng là huyện miền núi có đặc điểm về vị trí địa lý, khí hậu không thuận lợi nên hiện nay sản xuất nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng, nếu biết khai thác những tiềm năng, lợi thế, như: phát triển ngành lâm nghiệp với diện tích rừng và gò đồi rộng lớn; trên địa bàn huyện có cửa khẩu quốc tế Cha Lo và khu kinh tế của khẩu Cha lo là tiền đề để phát triển kinh tế hàng hóa; một số xã có điều kiện đất đai phù hợp phát triển đồng cỏ phục vụ chăn nuôi đàn gia súc; nguồn nhân lực dồi dào là lao động sẵn có để triển khai tiềm năng nông lâm nghiệp và các ngành nghề khác. Với những tiềm năng đó, Minh Hóa có cơ sở và điều kiện để phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
Trên cơ sở nắm vững ý nghĩa và vai trò quan trọng của viếc đẩy mạnh phát triển nông nghiệp Chính quyền huyện Minh Hóa đã đề ra được đường lối phát triển nông nghiệp phù hợp mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm tới sẽ có những chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ - công nghiệp giảm dần tỷ trọng nông
nghiệp, tuy nhiên vẫn xác định nông nghiệp là ngành kinh tế động lực làm tiền đề cho phát triển.
Phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình là một vấn đề lớn và nhiều khó khăn thách thức. Trong điều kiện thời gian nghiên cứu và kiến thức của bản thân còn hạn chế, luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, quí thầy cô và đồng nghiệp./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành Trung ương khóa X, 2008. Hội nghị lần thứ bảy về nông nghiệp, nông dân, nông thôn (Nghị quyết số 26-NQ/TW). Hà Nội. 2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2010. Hướng dẫn quy hoạch
phát triển sản xuất nông nghiệp cấp xã theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009. Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Giai đoạn 2011-2020. Hà Nội.
4. Bùi Quang Bình, 2009. Giáo trìnhKinh tế phát triển. Đà Nẵng: Nxb Đại học Kinh tế.
5. Chính phủ, 2008. Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 BCH TW Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Hà Nội.
6. Cục thống kê huyện Minh Hóa, 2008-2013. Niên giám thông kê từ năm 2008 đến năm 2013. Quảng Bình.
7. Cục thống kê tỉnh Quảng Bình, 2008-2013. Niên giám thống kê từ năm 2008 đến năm 2013. Quảng Bình.
8. Chi cục thống kê, 2008. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Hôm nay và mai sau. Hà Nội: Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.
9. Đinh Phi Hổ, 2008. Kinh tế học: nông nghiệp bền vững. Hà Nội: Nhà xuất bản Phương Đông.
10. Đinh Phi Hổ, 2003. Kinh tế nông nghiệp lý thuyết và thực tiễn. Hà Nội: Nhà xuất bản Thống kê.
11. HĐND huyện Minh Hóa, 2010. Nghị quyết số 09/2010/NQ-HĐND ngày 31/12/2010 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015.
12. Nguyễn Đức Lợi, 2000. Vận dụng tiến bộ khoa học trong phát triển nông nghiệp nước ta. Luận án tiến sĩ kinh tế. Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
13. Nguyễn Thanh Hải và Phạm Ngọc Linh, 2013. Giải pháp nâng cao tính bền vững phát triển nông nghiệp ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Tạp chí kinh tế và phát triển, số 17, trang 25-27.
14. Nguyễn Thanh Sơn, 2010. Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại. Hà Nội: Nhà xuất bản khoa học xã hội.
15. Nguyễn Thị Vân, 2013. Ứng dụng khoa học - công nghệ để phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Bình. Luận văn thạc sĩ Kinh tế chính trị. Học viện Chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
16. Vũ Đình Thắng, 2006. Giáo trình Kinh tế nông nghiệp. Hà Nội: Nxb Đại học kinh tế quốc dân.
17. Vũ Thị Minh, 2013. Phát triển nông nghiệp sạch và bền vững trên thế giới và ở Việt Nam: Thực trạng và một số giải pháp. Tạp chí Kinh tế và phát triển, số 217, trang 35-37.
18. Vũ Trọng Bình, 2013. Phát triển nông nghiệp bền vững - Lý luận và thực tiễn. Tạp chí kinh tế và phát triển, số 196, trang 37-47.
19. UBND huyện Minh Hóa, 2007. Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đến năm 2015, 2020.Quảng Bình. 20. UBND huyện Minh Hóa, 2011. Quyết định số 596/QĐ-UBND ngày
11/11/2011 về việc ban hành Chương trình phát triển nông nghiệp giai đoạn 2011-2015. Quảng Bình.
21. UBND huyện Minh Hóa, 2011. Quyết định số 589/QĐ-UBND ngày 04/11/2011 về việc ban hành Chương trình phát triển nguồn nhân lực huyện Minh Hóa giai đoạn 2011-2015. Quảng Bình.
22. UBND huyện Minh Hóa, 2013. Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2013; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014. Quảng Bình.
23. UBND tỉnh Quảng Bình, 2013. Quyết định số 2768/QĐ-UBND ngày 05/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Minh Hóa đến năm 2020. Quảng Bình.
24. UBND tỉnh Quảng Bình, 2013. Quyết định số 2935/QĐ-UBND ngày 25/11/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch sản xuất Nông lâm ngư nghiệp giai đoạn 2012-2020. Quảng Bình.