quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự. Sự liên kết giữa các quốc gia sẽ trở nên chặt chẽ hơn để giải quyết các vấn đề chung của toàn cầu như xung đột sắc tộc, chiến tranh, môi trường …Đồng thời, do không gian kinh tế mở rộng vượt ra ngoài biên giới quốc gia làm cho chính sách kinh tế của các nước độc lập sẽ có xu hướng xích lại gần với các chuẩn mực quốc tế. Xu hướng hình thành các khu vực phát triển chung giữa các quốc gia như khu vực EU, ASEAN…sẽ ngày càng trở nên phổ biến.
1.3. VAI TRÒ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG B ỐI CẢNH HÌNH THÀNH NỀN KINH TẾ TRI TH ỨC NỀN KINH TẾ TRI TH ỨC
1.3.1. Tác động của xu hƣớng hình thành nền kinh tế tri thức và sự biến đổi của vai trò nhà nƣớc
Cơ sở cho sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế là do thất bại thị trường. Tuy nhiên, trong bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức, tính chất của thất bại thị trường đã có nhiều biến đổi dẫn đến phạm vi và cách thức can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh tế sẽ biến đổi theo.
(1) Vấn đề độc quyền: Cùng với sự phát triển nhảy vọt về thương mại đã diễn ra quá trình sáp nhập ngày càng nhiều công ty thành các tập đoàn đa quốc gia, cung cấp cho thị trường thế giới những hàng hóa và dịch vụ được thiết kế, sản xuất và lắp ráp ở nhiều nước. Điều này đã làm cho hiện tượng độc quyền không
còn bó hẹp trong không gian kinh tế của một quốc gia mà mở rộng trên quy mô toàn cầu. Kinh tế tri thức đang tạo ra khả năng thống trị của các công ty đa quốc gia trong nền kinh tế thế giới, nhưng đồng thời lại khiến cho quan hệ cạnh tranh trên thị trường trở nên gay gắt hơn. Sự thay đổi tính chất của độc quyền sẽ khiến hệ thống luật pháp và các chính sách nhằm nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước sẽ thay đổi, các doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những quan hệ cạnh tranh khốc liệt. Trên thị trường, bên cạnh hiện tượng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp độc quyền với các doanh nghiệp ngoài độc quyền còn xuất hiện thêm nhiều loại cạnh tranh mới như các doanh nghiệp độc quyền với nhau và cạnh tranh trong nội bộ các tổ chức độc quyền. Tính chất của độc quyền thay đổi đã khiến vấn đề “chống độc quyền” không còn là vấn đề riêng của một quốc gia mà cần phải có sự hợp tác quốc tế chặt chẽ. Điều này đang thúc đẩy những nỗ lực toàn cầu nhằm xây dựng một thể chế quốc tế chung để phối hợp chống độc quyền. Cho dù việc đó được thực hiện như thế nào đi chăng nữa, thì hình thức hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia là cần thiết nếu muốn chống độc quyền hiệu quả trong kỷ nguyên của toàn cầu hóa. Mặt khác, trong nền kinh tế tri thức, năng lực của các doanh nghiệp tư nhân được nâng cao, có thể tham gia cung cấp có hiệu quả các hàng hóa vốn từ trước tới nay vẫn thuộc lĩnh vực độc quyền của nhà nước như điện lực, viễn thông…Khi nhà nước còn nắm giữ vị trí độc quyền trong những ngành đó, thì các bộ, ngành sẽ quyết định giá cả các loại dịch vụ như điện thoại, nước và điện..., nhưng khi các doanh nghiệp tư nhân đảm nhiệm việc này thì vai trò của nhà nước cũng sẽ thay đổi. Công việc của nhà nước bây giờ là bảo vệ người tiêu dùng bằng cách đảm bảo giá cả cạnh tranh, sự an toàn và tiêu chuẩn chất lượng trong các lĩnh vực đó.
(2) Vấn đề thông tin: Hiện nay, công nghệ có tác động sâu rộng hơn tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của các quốc gia và cộng đồng thế giới, trong đó, nổi bật nhất là tác động của công nghệ thông tin – bao gồm máy tính, phần mềm, mạng internet và các thiết bị thông minh. Một mặt, công nghệ thông tin đang tạo
ra một thế giới gắn kết; kiến thức và thông tin được phổ biến rộng rãi dưới mọi hình thức; các thư viện mở cửa phục vụ cả trên mạng internet; các nhà nghiên cứu chia sẻ kết quả nghiên cứu theo tốc độc xử lý của máy tính. Điều đó đã khiến con người được gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng chia sẻ thông tin và bày tỏ quan điểm. Giờ đây, các nhà phân tích và các nhà hoạch định chính sách nhận được thông tin vào cùng một thời điểm và chỉ cạnh tranh với nhau về khả năng nắm bắt và thời gian phản hồi lại thông tin đó. Mặt khác, chính sự bùng nổ về thông tin sẽ khiến cho các chủ thể trên thị trường đối mặt với nguy cơ thông tin bất đối xứng. Tình hình hoạt động và các sự kiện, dù đó là thu nhập hàng quý của một công ty, số liệu lạm phát hay cán cân thương mại của một quốc gia…ngay lập tức sẽ gây phản ứng lan truyền. Thực tế, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm sự sụp đổ nhanh chóng của hàng loạt doanh nghiệp vào năm 2008 một phần là do sự tác động của thông tin đã gây ra hiệu ứng lan truyền. Sự bùng nổ của thông tin có thể sẽ đặt thị trường trước bối cảnh thông tin nhiều nhưng nhiễu. Vấn đề thông tin đặt ra yêu cầu nhà nước phải đóng vai trò là chủ thể cung cấp thông tin đáng tin cậy và có khả năng kiểm soát thông tin một cách hợp lý để thị trường vận hành hiệu quả hơn.
(3) Vấn đề công bằng: Xu hướng toàn cầu hóa khiến cho quan niệm về công bằng và quyền bình đẳng không còn như trước nữa. Trước đây, quan niệm về một nhà nước hiệu quả trong vấn đề công bằng là thực hiện được nguyên tắc “nước lên thì thuyền lên”, nhưng giờ đây nguyên tắc đó chỉ thích hợp với kiểu công bằng theo chiều ngang. Những cá nhân có năng lực hoàn toàn có quyền lựa chọn làm việc ở trong nước hay nước ngoài để nhận được phần thu nhập xứng đáng với khả năng của mình. Điều đó làm cho một nhà nước nào đó nếu thực hiện mục tiêu hướng tới công bằng theo chiều ngang bằng cách đánh thuế thu nhập cao hay thực hiện chủ nghĩa cào bằng có thể sẽ đứng trước nguy cơ chảy máu chất xám. Vấn đề công bằng trong thời đại kinh tế tri thức đã đặt nhà nước đứng trước các câu hỏi hóc búa: Làm thế nào để người nghèo có thể tiếp cận
quyền sở hữu trí tuệ và tham gia vào nền kinh tế, từ đó thoát khỏi đói nghèo? Làm thế nào để rút ngắn khoảng cách giàu nghèo khi bối cảnh kinh tế đang khiến khoảng cách này ngày càng nới rộng?
(4) Vấn đề môi trường: Trong thời đại kinh tế tri thức, vấn đề môi trường vẫn là ưu tiên hàng đầu trên cả phạm vi quốc gia và quốc tế. Các vấn đề môi trường đang ngày càng trở thành vấn đề có tính chất toàn cầu. Ví dụ, hiện tượng cháy rừng ở Indonesia đã phun khói bụi mù mịt sang tận Malaysia và Thái lan, hay sự hoạt động trở lại của núi lửa của Ailen đã làm cả Châu Âu chìm trong khói bụi và khiến cho tất cả các hoạt động bị đình trệ. Bên cạnh đó là sự biến đổi khí hậu toàn cầu đòi hỏi các quốc gia phải tăng cường hợp tác quốc tế để cùng nhau giải quyết.
Những thay đổi của “thất bại thị trường” như đã nói ở trên khiến cho vai trò của nhà nước không còn giữ nguyên như ở các thời kỳ kinh tế trước đó, cụ thể:
Thứ nhất, dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, các đường biên giới quốc gia trở nên ít có ý nghĩa hơn đối với quá trình phát triển kinh tế dẫn đến quan niệm về nhà nước quốc gia – dân tộc có nhiều biến đổi. Toàn cầu hóa khiến cho thế giới ngày càng phẳng hơn, không gian dần thu hẹp, thời gian được rút ngắn lại, các hàng rào biên giới hạ thấp, và thế giới dần trở thành một “ngôi làng” [27]. Điều đó, sẽ khiến nền kinh tế thị trường vận hành với nhiều quy tắc mới. Đường biên giới – yếu tố cơ bản để thực thi quyền lực quốc gia sẽ dần bị xóa mờ. Bản thân các nền kinh tế sẽ kết nối vào với nhau và các hoạt động kinh tế qua biên giới các nước ngày càng tăng. Toàn cầu hóa là một thách thức đối với nhà nước. Các nhà nước hiện đại khó lòng kiểm soát được hoạt động của các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia; quá trình quốc tế hóa sản xuất và các dòng chảy của vốn cũng như của hàng hóa. Vì vậy, vai trò và chức năng của nhà nước chắc chắn cũng sẽ có những thay đổi mạnh mẽ. Quyền lực nhà nước bị giới hạn trong phạm vi quốc gia có thể sẽ xung đột với quá trình toàn cầu hoá trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ hai, trong nền kinh tế tri thức, cá nhân riêng biệt có sức mạnh to lớn nhờ sự hỗ trợ của tri thức và sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin.
Trong thời đại công nghệ, các cá nhân có thể chia sẻ các kết quả nghiên cứu, chia sẻ quan điểm và tìm được các giải pháp hỗ trợ để nâng cao năng lực của bản thân từ rất nhiều nguồn thông tin khác nhau, đặc biệt là thông qua internet. Điều này khiến cho tiếng nói của mỗi cá nhân trở nên có sức mạnh hơn bao giờ hết. Khi các nhà nước thu hẹp phạm vi trách nhiệm của mình thì các cá nhân cũng như các doanh nghiệp sẽ nhận thấy trách nhiệm của họ với cộng đồng nhiều hơn.
Thứ ba, trụ cột của nền kinh tế tri thức là ngành công nghiệp dựa trên tri thức, và điều này dẫn đến biến đổi trong cung cách can thiệp của nhà nước. Nét đặc trưng của thời đại kinh tế tri thức là nền kinh tế mang tính động rất cao. Vốn di chuyển ra khỏi các quốc gia trong nháy mắt, tạo ra các dịch vụ di chuyển linh hoạt giữa các nước và được kết nối mạng lưới xuyên biên giới. Tất cả các ý tưởng, sáng kiến và kỹ thuật được chia sẻ giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng hơn, việc tiếp nhận công nghệ bên ngoài biên giới quốc gia ngày càng phát triển. Sự lan truyền nhanh chóng của thông tin buộc nhà nước phải chú ý đến việc đầu tư phát triển nguồn nhân lực để tạo ra khả năng hấp thụ, tiếp nhận và xử lý các công nghệ tiếp thu từ nước ngoài. Ở một số nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Canada, Nhật, Singapore, các yếu tố của kinh tế tri thức đã phát triển ở mức khá cao, các ngành công nghiệp dựa trên tri thức (công nghệ cao, thông tin, tài chính, bảo hiểm, dịch vụ xã hội và chăm sóc sức khỏe) đã đóng góp trên 40% trong GDP. Điều này đòi hỏi sự thay đổi rõ rệt về mặt chính sách theo hướng chuyển hẳn ưu tiên đầu tư cao vào phát triển khoa học – công nghệ và giáo dục.
Thứ tư, Vai trò nhà nước bị thu hẹp do phải chia sẻ quyền lực với các cá nhân và tổ chức trong xã hội dân sự
Dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, sẽ tiến tới xuất hiện mô hình nhà nước đa tầng, trong đó các địa phương và các vùng đảm nhận những quyền lực chính trị và ảnh hưởng kinh tế lớn hơn. Kết quả là, một địa hạt kinh tế chính trị
ba cấp vùng, quốc gia, quốc tế được xác định.
Thứ năm, Các công ty xuyên quốc gia, đa quốc gia ngày càng nắm giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu
Sự phát triển của thị trường tài chính và việc dỡ bỏ dần các rào cản thương mại, đầu tư đã gắn kết thị trường của các quốc gia chặt chẽ hơn và cũng thúc đẩy dòng lưu chuyển hàng hóa, tiền tệ vượt ra khỏi biên giới quốc gia. Nếu một doanh nghiệp được phép tiến hành bất cứ một loại hình kinh doanh nào ở một nước thì doanh nghiệp đó cũng có thể tiến hành ở nước khác. Các công ty tầm cỡ quốc gia đang tự chuyển mình thành các công ty tầm cỡ quốc tế. Các công ty đa quốc gia đang trở thành lực lượng chính trong phân phối nguồn lực, chuyển giao công nghệ, lưu chuyển hàng hóa. Sức mạnh của các công ty đa quốc gia ngày càng gia tăng. Từ chỗ chỉ có 3.000 công ty đa quốc gia vào năm 1900, đến năm 2004 con số này đã tăng lên đến 63.000 công ty với 821.000 chi nhánh trên khắp thế giới, sử dụng 90 triệu lao động và 25% tổng sản phẩm của thế giới [43]. Trong đó, 1000 công ty lớn nhất cấp 80% tổng sản lượng hàng hóa công nghiệp[43]. Chi phí về nhân công cao và môi trường đầu tư khiến cho các doanh nghiệp lớn có thể di chuyển quá trình sản xuất ra nước ngoài, đồng thời, do đất đai và lao động giản đơn đã trở nên kém giá trị hơn công nghệ và tri thức trong việc mang lại giá trị gia tăng cho mỗi quốc gia, dẫn đến cần phải xem xét lại chức năng của nhà nước.
1.3.2. Nội dung và phạm vi của vai trò nhà nƣớc trong bƣớc chuyển sang nền kinh tế tri thức
Những tác động sâu rộng của bối cảnh kinh tế tri thức đòi hỏi cần phải nhìn lại những vấn đề căn bản của nhà nước: nhà nước nên có vai trò gì? Nhà nước có thể làm gì, không thể làm gì và làm như thế nào là tốt nhất? Tư duy mới về vai trò nhà nước đang và sẽ ngày càng trở nên rõ nét, bao quát và chi phối toàn diện các hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Trong thời đại ngày nay, cần xem xét lại trách nhiệm và lĩnh
vực nào trong nền kinh tế thuộc về nhà nước, và kiểu bảo hộ nào mà nhà nước có thể thực hiện trong nội bộ quốc gia của mình? Đâu là lĩnh vực khối tư nhân không được phép hoạt động và đâu là trách nhiệm của từng cá nhân?
Bước chuyển sang thời đại kinh tế tri thức đòi hỏi nhà nước không thể duy ý chí, giáo điều, cực đoan, hoặc quá nhấn mạnh và tuyệt đối hóa vai trò của bản thân. Cách thức quản lý kinh tế theo kiểu chỉ huy tập trung, mang tính áp đặt một chiều của nhà nước; hoặc thả nổi hoàn toàn và đặt toàn bộ quá trình phát triển kinh tế theo sự dẫn dắt của thị trường tự do, nhấn mạnh lợi ích tư nhân, cục bộ và ngắn hạn đều không còn hợp lý...Nhà nước và thị trường cần phải được xem là lực lượng bổ sung cho nhau hơn là lực lượng thay thế nhau[27]. Nói cách khác, cần phải dùng cả hai “bàn tay”: nhà nước và thị trường. Tuy vậy, quy mô và nghĩa vụ của nhà nước trong nền kinh tế nhất định phải giảm xuống vì “kỷ nguyên của một chính phủ kồng kềnh đã chấm dứt”[27]. Vấn đề then chốt cho một nền kinh tế thành công là phải lựa chọn được mô hình phát triển phù hợp cả với bối cảnh quốc tế và các điều kiện lịch sử cụ thể trong nước. Nhờ đó, có thể phát huy tối đa tiềm năng và hiệu quả của các nguồn lực phát triển trong và ngoài nước, tạo điều kiện cho đất nước có thể tham gia sớm và liên kết ngày càng chặt chẽ, hiệu quả vào “chuỗi giá trị gia tăng toàn cầu”... Đặc biệt, nhà nước cần tạo cơ chế để phát triển các tiềm năng cá nhân; tạo ra sự hợp tác và thịnh vượng về kinh tế; tạo ra hòa hợp và thân thiện hơn với môi trường.
Hiện nay, những diễn biến rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu đã làm thay đổi về cơ bản môi trường hoạt động của nhà nước. Sự hội nhập toàn cầu của các nền kinh tế khiến cho phạm vi và cách ứng xử của nhà nước thay đổi. Khi di chuyển vào nền kinh tế toàn cầu, không gian cạnh tranh mở rộng trên phạm vi