Kinh nghiệm quốc tế về việc tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ

1.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và

dụng và bài học kinh nghiệm

1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về việc tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng

1.3.1.1 Kinh nghiệm của Ngân hàng nông nghiệp Agricultural Bank of China (Trung Quốc)

Ngân hàng nông nghiệp Trung Quốc hay còn gọi là ABC là ngân hàng thƣơng mại đầu tiên của nƣớc Trung Quốc, đƣợc thành lập vào năm 1951. ABC cũng là ngân hàng chuyên môn hóa đầu tiên của Trung Quốc sau khi cải tổ và bƣớc vào thời kỳ mở cửa từ tháng 2 năm 1979.

Hoạt động thanh toán và quản lý tiền mặt của ABC cũng đƣợc xây dựng nhằm tối đa hóa giá trị gia tăng và giảm thiểu rủi ro cho khách hàng. ABC cung cấp đa dạng các dịch vụ thanh toán: dịch vụ qua quầy, dịch vụ khách hàng doanh nghiệp và kênh thanh toán điện tử nhƣ e-banking, telephone banking, ATM và POS. Đi cùng với các dịch vụ truyền thống, ABC đẩy nhanh phƣơng thức và công cụ thanh toán kỳ hạn điện tử. Giá trị thanh toán của các doanh nghiệp qua ABC năm 2008 đạt 158,2 nghìn tỷ RMB. Hơn thế nữa, ABC đã cố gắng đổi mới phƣơng thức thanh toán quốc tế và tài chính thƣơng mại bằng việc đƣa ra các dịch vụ về ngoại hối, các phân khúc về khách hàng và đổi mới cấu trúc kinh doanh ngoại hối. Năm 2008, thanh toán quốc tế thông qua ngân hàng trong nƣớc của ABC là 374.545 triệu USD tăng 15,04% so với năm 2007 , mang lại thu nhập là 818 triệu RMB và dịch vụ tài chính thƣơng mại đạt 20.218 triệu USD tăng 14,07% so với năm 2007 , mang lại thu nhập cho ABC là 104 triệu RMB.

Chất lƣợng dịch vụ thanh toán và đa dạng hóa dịch vụ luôn là mối quan tâm hàng đầu của ABC. Năm 2008, ABC vẫn duy trì đƣợc vị trí số một trong số các ngân hàng trong nƣớc về số lƣợng thẻ phát hành, đạt đƣợc 346 triệu thẻ tăng 9% với việc chi tiêu qua thẻ của khách hàng đạt 842.715 triệu RMB và

tiếp tục dẫn đầu về thanh toán thẻ quốc tế theo yêu cầu của hệ thống EMV. Bên cạnh việc thanh toán trực tiếp tại các chi nhánh, phòng giao dịch, ABC còn thiết lập một hệ thống thanh toán e-banking nhƣ online banking, telephone banking, mobile phone banking, self service banking và e- commerce dựa trên nền tảng thu thập và xử lý số liệu trung tâm. Đến cuối năm 2008, số lƣợng khách hàng sử dụng e-banking của ngân hàng ABC vƣợt 30 triệu khách hàng, số lƣợng giao dịch điện tử đạt hơn 7.860 triệu với giá trị đạt 52,3 nghìn tỷ RMB tăng 28% so với năm 2007 .

1.3.1.2 Kinh nghiệm của Ngân hàng Citibank tại Nhật Bản

Citibank có cách tiếp cận riêng để phát triển tốt dịch vụ ngân hàng bán lẻ ở Nhật Bản. Sau khi Citibank kết nối đƣợc với hệ thống ATM của ngân hàng Tiết kiệm Bƣu điện cũ của Chính phủ, ngân hàng này đã tăng trƣởng đƣợc số lƣợng khách hàng cá nhân nhanh chóng. Từ đó, Citibank không ngừng chào bán các sản phẩm đầu tƣ cho những ngƣời tiêu dùng chính là các khách hàng cá nhân này.

Bên cạnh đó, Citibank đã cung cấp tới khách hàng cá nhân tại thị trƣờng Nhật Bản dịch vụ thanh toán qua mạng điện thoại thông thƣờng hay trao đổi tiền tệ 24 giờ, hay đảm bảo hệ thống ATM hoạt động 24 giờ trong suốt 07 ngày để thu hút việc sử dụng sản phẩm dịch vụ của khách hàng cá nhân từ đó tăng doanh số cho ngân hàng.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Union – Philippine

Union Philippine là ngân hàng đầu tiên ở Philippine cho phép ngƣời gửi tiền tiếp cận đƣợc số dƣ tiền gửi, thanh toán trực tuyến và sử dụng các sản phẩm ngân hàng khác thông qua Internet. Trong đó sản phẩm tài khoản điện tử EON và thẻ thanh toán tiền mặt EON đƣợc xem là 2 sản phẩm có tính đột phát của ngân hàng này. EON cho phép chuyển tiền điện tử từ Ngân hàng Union Philippine đến bất cứ ngân hàng nào khác trong nƣớc, nhờ đó loại bỏ

điện tử - một hệ thống thanh toán séc điện tử đầu tiên ở Philippine. Bên cạnh đó, Union Philipine còn khai thác dịch vụ ngân hàng điện tử khác nhƣ: Thanh toán và giao nộp hóa đơn điện tử, cho phép ngƣời mua và ngƣời bán đặt lệnh, gửi hóa đơn và thanh toán thông qua trang web của Ngân hàng Union.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm

Qua kinh nghiệm thành công của một số ngân hàng đầu tại khu vực Châu Á trong phát triển dịch vụ ngân hàng, chúng ta có thể rút ra đƣợc một số bài học kinh nghiệm cho NHTM Việt Nam:

Thứ nhất, công tác nghiên cứu và xây dựng chiến lƣợc: để phát triển các hoạt động phi tín dụng, NHTM cần phải nghiên cứu thị trƣờng, xác định đƣợc khả năng thực lực và mục tiêu của mình để xây dựng chiến lƣợc phù hợp (Mục tiêu của ngân hàng, mục tiêu khách hàng, sản phẩm, hệ thống mạng lƣới và cơ sở hạ tầng kỹ thuật… .

Thứ hai, hoạt động phát triển kênh mạng lƣới phân phối: các NHTM Việt Nam cần thiết lập hệ thống mạng lƣới chi nhánh phù hợp theo chiến lƣợc tổng thể và phải căn cứ vào khả năng ứng dụng công nghệ, chiến lƣợc phát triển khách hàng và khả năng khai thác hiệu quả thị trƣờng.

Thứ ba, đầu tƣ công nghệ: là nhiệm vụ then chốt của ngân hàng. Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng sẽ không thể cạnh tranh đƣợc với các ngân hàng khác nếu sản phẩm đó không có nhiều tính năng, tiện ích tƣơng đồng hoặc nổi trội hơn ngân hàng khác. Muốn vậy, ngân hàng phải không ngừng đầu tƣ đổi mới công nghệ để tạo ra nhiều sản phẩm dịch vụ mang lại tiện ích cho khách hàng và giảm chi phí cho ngân hàng.

Thứ tƣ, về sản phẩm dịch vụ: các NHTM Việt Nam cần phải đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và cần thiết phải có nhiều sản phẩm khác biệt, lợi thế cạnh tranh cao.

Thứ năm, về chiến lƣợc marketing: Nhằm xây dựng hình ảnh và thƣơng hiệu của mình trên thị trƣờng, các ngân hàng không thể không đƣa ra chiến lƣợc marketing của mình. Ngân hàng có thể xây dựng chiến lƣợc marketing theo từng sản phẩm dịch vụ hoặc theo từng thời kỳ trong quá trình hoạt động.

Thứ sáu, về quy trình, chính sách: Cần phải minh bạch hóa và cụ thể hóa các quy trình trong hoạt động cung cấp DVPTD. Chẳng hạn nhƣ các ngân hàng nƣớc ngoài, ngoài ra sự minh bạch trong các cấp thẩm quyền giúp cho hoạt động của các ngân hàng nƣớc ngoài đơn giản và nhanh hơn, tất cả mọi ngƣời trong hệ thống đều biết với khoản vay này của doanh nghiệp sẽ phải thực hiện những bƣớc gì, cần bao nhiêu thời gian để trả lời cho khách hàng. Đây cũng chính là hạn chế lớn của các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)