Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 37)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp dữ liệu

Phƣơng pháp thống kê: Trong luận văn này tác giả lấy các số liệu thống kê đƣợc từ các Báo cáo tài chính hàng năm của ngân hàng để tính toán các chỉ số về tốc độ tăng trƣởng thu nhập phi tín dụng (tổng thu nhập phi tín dụng và thu nhập từng loại hình phi tín dụng); các chỉ số về cơ cấu thu nhập phi tín dụng so với tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của MB, cơ cấu thu nhập các loại hình phi tín dụng so với thu nhập phi tín dụng; tính các chỉ số về hiệu quả sinh lời của hoạt động phi tín dụng so với tổng tài sản của ngân hàng.

Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích để phân tích thực trạng tăng trƣởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng

của MB, cụ thể là phân tích tốc độ tăng trƣởng và cơ cấu thu nhập từ DVPTD nói chung cũng nhƣ từng loại hình DVPTD.

Phƣơng pháp tổng hợp: Tác giả sử dụng phƣơng pháp tổng hợp để tổng hợp đúc kết lại những mặt đƣợc, những mặt hạn chế, những nguyên nhân chủ yếu tạo nên mặt đƣợc và mặt hạn chế trong vấn đề tăng trƣởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của MB.

2.2.2. Phương pháp so sánh

Phƣơng pháp so sánh đƣợc sử dụng để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của chỉ tiêu thu nhập phi tín dụng; xác định mối liên hệ tƣơng quan giữa chỉ tiêu thu nhập phi tín dụng và chỉ tiêu tổng thu nhập của ngân hàng; xác định mối liên hệ tƣơng quan giữa chỉ tiêu thu nhập của các loại hình DVPTD với nhau.

2.2.3. Phương pháp phân tích sử dụng khung phân tích SWOT

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng đƣợc sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh Strengths , Điểm yếu Weaknesses , Cơ hội (Opportunities) và Nguy cơ Threats trong một dự án hoặc tổ chức kinh doanh.

Trong phạm vi luận văn, phƣơng pháp phân tích Swot đƣợc sử dụng để phân tích nguyên nhân của thực trạng chính là điểm mạnh, điểm yếu của ngân hàng có tác động đến tăng trƣởng thu nhập phi tín dụng ; chỉ ra cơ hội, thách thức của ngân hàng; từ đó tìm ra giải pháp tăng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng trên cơ sở phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tận dụng các cơ hội cũng nhƣ có biện pháp đối phó với các thách thức.

2.2.4 Phương pháp khảo sát

Phƣơng pháp khảo sát đƣợc thực hiện thông qua Bảng câu hỏi để khảo sát nhu cầu và mức độ hài lòng của khách hàng về sản phẩm dịch vụ phi tín dụng của MB, kết quả khảo sát thực tế giúp học viên nhận diện đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động phi tín dụng của ngân hàng, cũng nhƣ

giải thích đƣợc cơ cấu thu nhập của các loại hình dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng.

Mẫu Bảng câu hỏi là phụ lục đính kèm tại Luận văn này. Bảng câu hỏi đƣợc thiết kế dùng để phỏng vấn khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại quầy giao dịch của MB, gồm 3 phần chính:

Phần I. Giới thiệu về đề tài nghiên cứu và sự bảo mật thông tin của ngƣời đánh giá bảng hỏi. Ngoài ra, còn bao gồm một số câu hỏi về thông tin về cá nhân của khách hàng, nhƣ giới tính, trình độ, nghề nghiệp, sản phẩm dịch vụ đang sử dụng có mục đích cho thống kê phân loại đối tƣợng khách hàng sau này.

Phần II. Bao gồm bảng hỏi bao gồm 15 tiêu chí đánh giá. Các tiêu chí đƣợc đánh giá theo thang đo Likert 5 cụ thể là: 5 = Hoàn toàn đồng ý; 4 = Đồng ý; 3 = Không đồng ý cũng không phản đối; 2 = Không đồng ý; 1 = Hoàn toàn không đồng ý.

Phần III. Câu hỏi mở để thăm dò ý kiến và kiến nghị của khách hàng. Tổng số phiếu đã phát ra là 200 phiếu trong đó 100 phiếu đƣợc phát ở Chi nhánh Tây Hồ, số phiếu còn lại đƣợc chia đều ở 2 Phòng giao dịch Xuân Diệu và Phòng giao dịch Lạc Long Quân, học viên nhờ các Giao dịch viên gửi tận tay tới khách hàng trả lời trong lúc chờ đợi đến lƣợt giao dịch. Số phiếu đủ tiêu chuẩn để đánh giá là 150 phiếu, số phiếu còn lại chƣa đủ điều kiện để lấy kết quả do một số tiêu chí khách hàng chƣa điền đầy đủ do vậy phiếu đó không đánh giá đƣợc toàn diện.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG TĂNG TRƢỞNG THU NHẬP TỪ HOẠT ĐỘNG PHI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI GIAI

ĐOẠN 2013 – 2017 3.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội

3.1.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quân đội MB thành lập ngày 04/11/1994 với số vốn điều lệ gần 20 tỷ đồng, mục đích ban đầu là cung cấp tài chính cho một số doanh nghiệp quân đội.

Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân đội có thể chia làm 3 giai đoạn:

 Giai đoạn 1995-2002: Từ vị thế một ngân hàng nhỏ, MB đã đặt nền tảng phát triển bền vững và ổn định.

Năm 1997: Là ngân hàng duy nhất có lợi nhuận trong cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á; trở thành thành viên của thị trƣờng ngoại tệ liên ngân hàng.

Năm 1999: Mua lại khách sạn ASEAN với khuôn viên gần 10.000m2 ; thành lập Phòng Nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ.

Năm 2000, MB thành lập 02 thành viên đầu tiên: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Thăng Long – tiền thân của Công ty cổ phần chứng khoán MB MBS và Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội MB AMC , bƣớc đầu đặt nền móng cho sự hình thành quản lý theo định hƣớng tập đoàn tài chính đa năng và hiện đại.

 Giai đoạn 2003-2010: MB bắt đầu kế hoạch cải tổ để phát triển toàn diện, mở rộng thị trƣờng và thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Năm 2004: Ngân hàng TMCP đầu tiên phát hành cổ phần thông qua bán đấu giá ra công chúng với tổng mệnh giá là 20 tỷ đồng.

Năm 2005: ký kết thỏa thuận hợp tác 03 bên với Vietcombank và Tập đoàn viễn thông quân đội (Viettel), hợp tác với Citibank để xây dựng cơ sở cho phát triển các sản phẩm - dịch vụ tài chính toàn diện.

Năm 2006: thành lập Công ty Quản lý Quỹ đầu tƣ Chứng khoán Hà Nội HFM , nay là Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tƣ Ngân hàng TMCP Quân đội (MB Capital)

Năm 2007: thành lập Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội, nay là Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Quân đội (Mic).

Năm 2008: Tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng và thành lập Công ty Cổ phần Địa ốc MB MBLand , nay là Tổng công ty MBLand MBLand Holdings).

Năm 2009: Tăng vốn điều lệ lên 5.300 tỷ đồng.

Năm 2010: với sự tƣ vấn của Nhà tƣ vấn chiến lƣợc hàng đầu thế giới Mc.Kinsey, MB triển khai và xây dựng chiến lƣợc giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu trở thành ngân hàng thuận tiện đối với khách hàng, đứng trong TOP 3 Ngân hàng TMCP Việt Nam vào năm 2015.

Tăng vốn điều lệ lên 3.400 tỷ đồng 2008 và 5.300 năm 2009 . 30/12/2010: Ghi dấu sự phát triển bằng việc chính thức khai trƣơng chi nhánh đầu tiên tại Lào.

 Giai đoạn 2011- 2017: MB bắt đầu vào giai đoạn thực hiện chiến lƣợc phát triển với tầm nhìn đến năm 2021 nhằm kiện toàn lại mọi hoạt động, mục tiêu đƣa MB vào vị trí TOP3 Ngân hàng thƣơng mại cổ phần hàng đầu Việt Nam.

Năm 2011: MB chuyển chức năng hành chính quân sự về trực thuộc Bộ Quốc Phòng, Đảng bộ Ngân hàng trực thuộc Quân ủy Trung ƣơng; thực hiện thành công việc niêm yết cổ phiếu trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HSX ; thành lập thêm chi nhánh tại Campuchia.

Năm 2014: MB vinh dự đón nhận Huân chƣơng Lao động Hạng nhất Năm 2015: MB đƣợc phong tặng danh hiện Anh Hùng Lao động ghi nhận những thành tích đặc biệt xuất sắc trong giai đoạn 2005-2014 của MB.

Năm 2016: Là năm chuyển giao giữa hai giai đoạn chiến lƣợc 2011- 2015 và 2017-2021. Trong năm MB hoàn thiện mô hình tập đoàn tài chính đa năng với việc thành lập và đi vào hoạt động 2 công ty thành viên là Mcredit Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên MB do MB sở hữu 100% vốn điều lệ, ngày 21/11/2016 MB ký kết Hợp đồng liên doanh và Hợp đồng chuyển nhƣợng cổ phần Mcredit với đối tác Shinsei Bank và đổi tên sang Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn MB Shinsei và MB Ageas Life (Hợp tác liên doanh với 2 đối tác lớn trên thế giới là Tập đoàn bảo hiểm Ageas đến từ Vƣơng quốc Bỉ và Muang Thai Life Assurance của Thái Lan thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas Life).

Năm 2017: tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng, thông qua chiến lƣợc 2017-2021 với các chuyển dịch quan trọng: chuyển dịch Ngân hàng số, nâng cao quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro vƣợt trội, nâng cao hiệu quả hoạt động công ty thành viên. Năm 2017 cũng là năm mở đầu quan trọng của giai đoạn chiến lƣợc mới 2017-2021, trong đó MB định hƣớng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn. Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu từ năm 2012 đến năm 2017 trong nhóm các ngân hàng thƣơng mại không có cổ phần nhà nƣớc chi phối; đƣợc đánh giá là ngân hàng đứng thứ 5 tại Việt Nam hiện nay, đồng thời đƣợc đánh giá là 1 trong 3 ngân hàng Việt Nam có môi trƣờng làm việc tốt nhất, từ đó dẫn tới năng suất lao động bình quân năm tăng hơn 20%, mức tăng chƣa từng có trong những năm qua.

3.1.2. Cơ cấu vốn góp và cổ đông

Bảng 3.1. Cơ cấu vốn góp và cổ đông của MB tại 31/12/2017 Đơn vị: đồng Stt Đối tƣợng Số lƣợng cổ đông Số lƣợng cổ phiếu sở hữu Tỷ lệ sở hữu (%) 1 Cổ đông tổ chức 325 1.479.631.724 81,50 1.1 Trong nƣớc 209 1.118.981.949 61,63 1.2 Nƣớc ngoài 116 360.649.775 19,86 2 Cổ đông cá nhân 28.425 335.873.639 18,50 2.1 Trong nƣớc 28.328 333.422.350 18,37 2.2 Nƣớc ngoài 97 2.451.289 0,14 Tổng 28.750 1.815.505.363 100

3.1.3. Cơ cấu tổ chức

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

BAN KIỂM SOÁT

Hội đồng quản

trị

CƠ QUAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ VĂN PHÒNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN ĐIỀU HÀNH Các đơn vị hỗ trợ kinh doanh Các đơn vị kiểm soát và quản lý hệ thống Các đơn vị kinh doanh Khối Tổ chức Nhân sự Khối Nguồn vốn và Kinh doanh tiền

tệ

Khối Hành chính Khối Tài chính kế toán Khối Khách hàng lớn Khối Mạng lƣới Khối Công nghệ thông tin Khối Khách hàng vừa và nhỏ Khối Thẩm định Khối Quản trị rủi

ro

Khối Khách hàng cá nhân Khối Vận hành Văn phòng Tổng Giám đốc Khối Ngân hàng số

Các Chi nhánh

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của MB hiện nay

 Đại hội đồng cổ đông:

Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng TMCP Quân Đội, quyết định các vấn đề liên quan tới chủ trƣơng, định hƣớng phát triển của ngân hàng trong các thời kỳ trung và dài hạn, các chƣơng trình đầu tƣ và các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng vƣợt quá thẩm quyền của hội đồng quản trị.

 Hội đồng quản trị:

Với chức năng là cơ quan quản trị của Ngân hàng TMCP Quân Đội do đại hội đồng cổ đông bầu ra, hội đồng quản trị quyết định các vấn đề thuộc thẩm quyền và đƣợc đại hội đồng cổ đông ủy quyền thực hện. Hội đồng quản trị cử ra hội đồng thƣờng trực quản trị để thƣờng xuyên theo dõi tình hình hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội và lập tức xử lý các vấn đề vƣợt thẩm quyền cho phép của tổng giám đốc. Hội đồng quản trị bao gồm 11 thành viên: 1 chủ tịch, 3 phó chủ tịch và 7 thành viên.

 Ban kiểm soát:

Là cơ quan kiểm tra hoạt động tài chính của ngân hàng, giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, hoạt động của hệ thống, kiểm tra, kiểm toán nội bộ của Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Nhiệm vụ là thƣờng xuyên thông báo với hội đồng quản trị về tình hình hoạt động. Ban kiểm soát có 4 thành viên: 1 trƣởng ban và 3 thành viên.

 Ban điều hành:

Gồm có 01 Tổng giám đốc và 09 Phó tổng giám đốc.

• Tổng giám đốc: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm, là ngƣời chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị, trƣớc pháp luật về điều hành hoạt động hàng ngày của ngân hàng.

• Phó tổng giám đốc: Là ngƣời giúp việc cho Tổng giám đốc trong việc điều hành hoặc một số lĩnh vực hoạt động của ngân hàng theo sự phân

công của Tổng giám đốc.

 Các khối phòng ban tại hội sở, các chi nhánh và phòng giao dịch: Mạng lƣới của MB đến 31/12/2017 bao gồm 01 Trụ sở chính và 285 điểm giao dịch, trong đó có 94 Chi nhánh và 188 Phòng giao dịch ở trong nƣớc, 02 Chi nhánh tại nƣớc ngoài Lào và Campuchia, 01 Văn phòng đại diện tại Nga.

 Các công ty thành viên: Hiện nay MB có 07 công ty thành viên gồm Công ty Trách nhiệm hữu hạn Quản lý nợ và Khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân Đội MBAMC , Công ty Tài chính Trách nhiệm hữu hạn MB Shinsei Mcredit , Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tƣ MB MB Capital , Công ty Cổ phần Chứng khoán MB MBS , Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân Đội MIC , Công ty Cổ phần Tổng công ty MBLAND (MB sở hữu gián tiếp thông qua MBAMC , Công ty Trách nhiệm hữu hạn Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas.

3.1.4. Các hoạt động kinh doanh chính của MB:

- Hoạt động huy động vốn và tín dụng.

- Hoạt động phi tín dụng: Ngoài các sản phẩm chính liên quan đến hoạt động tiền gửi và tín dụng, trong giai đoạn từ năm 2013-2017, MB đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ phi tín dụng gồm:

 Dịch vụ thanh toán và tiền mặt  Dịch vụ Thẻ

 Dịch vụ NHĐT  Bảo hiểm

 Hoạt động kinh doanh ngoại hối.

 Hoạt động phi tín dụng khác: Hoạt động Mua bán chứng khoán kinh doanh; Mua bán chứng khoán đầu tƣ và góp vốn, đầu tƣ dài hạn; Ủy thác; Dịch vụ tƣ vấn; Dịch vụ giữ hộ và cho thuê két sắt; Dịch vụ hàng hóa phái sinh….

3.1.5 Kết quả kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội giai đoạn 2013-2017

Giai đoạn từ năm 2013-2017 là giai đoạn nằm trong Chiến lƣợc phát triển giai đoạn 2011-2015 của MB. Với sự nhất quán phƣơng châm “Phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả” trên cơ sở bám sát diễn biến thị trƣờng và tuân thủ các quy định của pháp luật, MB đã đạt đƣợc những kết quả ấn tƣợng sau 5 năm triển khai chiến lƣợc. Hàng năm MB đều hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kế hoạch đặt ra từ đầu năm, tốc độ tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc. Năm 2017 là năm mở đầu quan trọng của giai đoạn chiến lƣợc mới 2017-2021, trong đó MB định hƣớng tầm nhìn “Trở thành Ngân hàng thuận tiện nhất” với mục tiêu đến năm 2021 sẽ nằm trong Top 5 hệ thống ngân hàng Việt Nam về hiệu quả kinh doanh và an toàn. Tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong nhóm các ngân hàng thƣơng mại không có cổ phần nhà nƣớc chi phối; đƣợc đánh giá là ngân hàng đứng thứ 5 tại Việt Nam hiện nay.

Các kết quả cơ bản đạt được cụ thể như sau:

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản của MB từ 2013 đến 2017

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng trưởng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)