Các nhân tố tác động từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP

1.2. Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hình thành và phát triển VHDN

1.2.1. Các nhân tố tác động từ bên ngoài

1.2.1.1. Văn hoá Dân tộc

Sự phản chiếu của văn hoá dân tộc lên VHDN là một điều tất yếu. Bản thân VHDN là một nền tiểu văn hoá nằm trong văn hoá dân tộc. Mỗi cá nhân trong nền VHDN cũng thuộc vào một nền văn hoá cụ thể, với một phần nhân cách tuân theo các giá trị văn hoá dân tộc. Và khi tập hợp thành một nhóm hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, một doanh nghiệp, những cá nhân này sẽ mang theo những nét nhân cách đó. Tổng hợp những nét nhân cách này làm nên một phần nhân cách của doanh nghiệp, đó là các giá trị văn hoá dân tộc không thể phủ nhận đƣợc.

Việc xác định những giá trị văn hoá dân tộc phản ánh trong một nền VHDN là điều hết sức khó khăn vì văn hoá dân tộc là một phạm trù hết sức rộng lớn và trừu tƣợng. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến tác động của VHDN đến đời sống Doanh nghiệp, song đƣợc biết đến nhiều nhất là công trình của Geert Hofstede, chuyên gia tâm lý học ngƣời Hà Lan. Trong vòng 6 năm (1967- 1973), Hofstede đã tiến hành thu thập số liệu về thái độ và các giá trị của hơn 10.000 nhân

viên từ 53 nƣớc và khu vực trên thế giới làm việc cho tập đoàn IBM. Công việc này đã cho ra đời cuốn sách nổi tiếng “Những ảnh hƣởng của văn hoá” ( Culture‟s consequences) vào năm 1978 và liên tục đƣợc tái bản thời gian sau này.

Cuốn sách đề cập đến những tác động của văn hoá đến các tổ chức thông qua một mô hình gọi là “Mô hình Hofstede”, trong đó tác giả đƣa ra bốn “biến số” chính tồn tại trong tất cả các nền văn hoá dân tộc cũng nhƣ trong các nền văn hoá Doanh nghiệp khác nhau (thuật ngữ “biến số” dùng để chỉ giá trị của các yếu tố này thay đổi ở mỗi nền văn hoá dân tộc khác nhau), đó là: tính đối lập giữa cá nhân và chủ nghĩa tập thể; sự phân cấp quyền lực; tính cẩn trọng; chiều hƣớng nam quyền đối lập nữ quyền.

1.2.1.2. Văn hóa vùng miền.

Các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong doanh nghiệp có các nhân viên đến từ các địa phƣơng khác nhau thì các giá trị văn hóa vùng miền thể hiện rất rõ nét. Các hành vi mà nhân viên mang đến nơi làm việc không dễ dàng thay đổi bởi các quy định của doanh nghiệp. Hay nói cách khác, văn hoá của công ty không dễ dàng làm giảm đi hoặc loại trừ văn hoá vùng miền trong mỗi nhân viên của công ty. Một số các nhà nghiên cứu khác cũng chỉ ra mâu thuẫn tại nơi làm việc giữa các nhân viên đến từ vùng miền khác nhau khi họ mang theo các văn hoá khác nhau của các vùng miền mặc dù cùng làm việc trong một công ty và chịu sự tác động chung của văn hoá công ty đó. Do đó, đây cũng là yêu tố tác động đến văn hoá của doanh nghiệp.

1.2.1.3. Môi trường kinh doanh.

Tác động của môi trƣờng kinh doanh nhƣ cơ chế, chính sách của nhà nƣớc, pháp luật và hoạt động của bộ máy công chức cũng đang tạo ra những rào cản nhất định cho việc xây dựng và hoàn thiện văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng.

Tác động tiêu cực lớn nhất của cơ chế thị trƣờng đến văn hóa doanh nghiệp chính là sự chao đảo các hệ thống giá trị trong mỗi con ngƣời nói riêng và xã hội nói chung. Trong một thời gian dài, cả xã hội Việt Nam không có tâm lí‎ coi trọng những ngƣời giàu và đặc biệt là giới kinh doanh. Ngƣời Việt Nam vẫn cho rằng của cải của

cá nhân có đƣợc do kinh doanh là sự tích tụ từ nhiều đời mà có, nhƣng khi sang nền kinh tế thị trƣờng, những ai có đầu óc, quyết đoán và dám chấp nhận rủi ro đều giàu lên nhanh chóng và đa số họ lại là những ngƣời trẻ tuổi nên đã làm đảo lộn hoàn toàn những giá trị, những quan niệm truyền thống. Hơn nữa, môi trƣờng kinh doanh của Việt Nam lại không ổn định, chƣa ủng hộ những doanh nhân làm ăn chân chính.

Nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp không đƣợc đào tạo cơ bản nên có nhiều hạn chế về kiến thức và trình độ. Do vậy, khi cơ hội đƣợc đặt vào tay họ mà trình độ và đạo đức không có thì dễ dàng nảy sinh những tham vọng vô hạn.

Luật và các chính sách thuộc môi trƣờng kinh tế thƣờng xuyên thay đổi nên khó có thể giữ đƣợc chữ tín, hay viện dẫn những lí do khách quan để khƣớc từ việc thực hiện cam kết. Nguy hại ở chỗ, đây lại trở thành l‎í do để các cá nhân hoặc doanh nghiệp chống chế với những sai sót.

Mở cửa hội nhập cũng có những tác động tiêu cực nhƣ tâm lí‎ sùng ngoại quá đáng, nƣớc ngoài có sản phẩm gì ta cũng phải có sản phẩm đó cho dù khách hàng chƣa có nhu cầu, bên cạnh đó là tâm lí phủ nhận tất cả các giá trị truyền thống.

Nhận thức xã hội về văn hóa doanh nghiệp cũng là vấn đề cần nêu ra. Quan niệm xã hội nhìn nhận về doanh nhân nói chung còn thiên về coi họ là những ngƣời ích kỷ, chỉ vì tiền, muốn làm giàu cho bản thân mình, hay trốn thuế, buôn lậu, làm hàng giả…Bản thân một số doanh nhân còn mặc cảm với trạng thái tâm lí coi thƣờng nghề kinh doanh trong lịch sử dân tộc. Với trạng thái đó họ chƣa thực sự tự tin và mạnh dạn dồn hết sức lực và trí tuệ của mình, và chƣa động viên ngƣời khác cùng hợp sức đầu tƣ phát triển quy mô lớn và dài hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Văn hóa doanh nghiệp tại Công ty cổ phần tập đoàn Mai Linh Thực trạng và giải pháp (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)