.Hoàn cảnh kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý di động xã hội về nhân lực khoa học và công nghệ trong các quốc gia asean (Trang 43 - 45)

Di động xã hội của cá nhân hay nhóm xã hội diễn ra chậm chạp hay nhanh chóng, cứng nhắc hay linh hoạt là do sự ảnh hƣởng của các loại hình kinh tế - xã hội “đóng” hay “mở”. Trong các xã hội có cơ cấu đẳng cấp, địa vị xã hội của mỗi cá nhân đƣợc di chuyền” từ thế hệ này sang thế hệ khác. Mỗi con ngƣời ngay từ khi sinh ra đƣợc “gán” cho những vị thế nhất định nào đó. Địa vị cũng đƣợc gán sẵn dựa trên những yếu tố kế thừa nhƣ gia thế, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nơi sinh. Một ngƣời đƣợc thừa kế một gia tài lớn thì đã đƣợc gán cho một địa vị nào đó, “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa thì lại quét lá đa”. Trong xã hội “đóng này, thiết chế xã hội áp đặt duy trì dƣờng nhƣ bất di bất dịch theo một trật tự đã có sẵn. Nhiều ngƣời khó có thể thay đổi đƣợc thân phận mình, di động xã hội hầu nhƣ ngƣng đọng, cơ cấu xã hội không có tính năng động xã hội.

42

Di động xã hội của CĐKH cũng chịu ảnh hƣởng của hoàn cảnh kinh tế xã hội chung. Trong hệ thống kinh tế chỉ huy, tập trung, Paradigma với triết lý là nhà nƣớc điều tiết mọi hoạt động của xã hội, do vậy, chuẩn mực nền kinh tế này đối với cán bộ khoa học là phải làm việc trong nhiều lĩnh vực của nhà nƣớc, phải có biên chế, phải làm việc đúng với ngành nghề đƣợc đào tạo...và chính chuẩn mực này cũng hạn chế khả năng di động ngang sang các lĩnh vực khác của CĐKH. Hệ thống kinh tế thị trƣờng đã mở ra hàng loạt cơ hội di động xã hội cho CĐKH. Triết lý của nền kinh tế này không phải là nhà nƣớc điều tiết các hoạt động kinh tế nữa mà chuyển sang thị trƣờng điều tiết kèm theo triết lý đó là sự thay đổi trong các chuẩn mực đối với CBKH. Làm nhà nƣớc, biên chế nhà nƣớc, làm việc đúng ngành nghề đào tạo không còn là chuẩn mực quyết định trong hệ thống chính trị trƣờng nữa. Chuẩn mực lao động của hệ thống kinh tế này là lao động đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng. Do vậy, CBKH không nhất thiết phải làm việc theo đúng lĩnh vực hay ngành nghề mình đƣợc đào tạo mà có thể di động sang các lĩnh vực khác, thậm chí trái với ngành nghề đƣợc đào tạo của mình miễn là tạo ra thu nhập một cách chính đáng.

Bên cạnh đó, hoàn cảnh kinh tế xã hội cũng ảnh hƣởng khá rõ nét tới các nguồn lực đầu tƣ cho khoa học, phẩn thƣởng trong cả khoa học và tinh thần và những đóng góp có ý nghĩa cho khoa học và cá nhân các nhà khoa học. Từ đó mà có những tác động nhất định đến khả năng di động dọc của CĐKH – xu hƣớng phát triển về chiều sâu của khoa học.

Trong những điều kiện xã hội nhất định, với một thiết chế xã hội áp đặt và duy trì trật tự đã có sẵn, nhiều kết quả khoa học không đƣợc công bố, thậm chí bản thân khoa học cũng bị gây khó khăn nếu nguyên lý khoa học đƣa ra trái với tƣ tƣởng, quyền lợi của tầng lớp thống trị. Trong điều kiện xã hội mở, nền tự do, dân chủ thực sự đƣợc xác lập thì kết quả khoa học mới đƣợc tự do công bố và dân chủ trong khoa học mới đƣợc thực thi; sự phán xét, tranh luận, đánh giá trong khoa học đƣợc mở rộng và mang tính khách quan. Từ đó hình thành đƣợc các trƣờng phái khoa học, các lý thuyết, các bộ môn và phƣơng pháp khoa học

mới. Điều này liên quan trực tiếp đến di động xã hội cấu trúc trong khoa học và cả di động dọc và di động ngang.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý di động xã hội về nhân lực khoa học và công nghệ trong các quốc gia asean (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)