Thực trạng di động nhân lực KH&CN tại các quốc gia ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý di động xã hội về nhân lực khoa học và công nghệ trong các quốc gia asean (Trang 50 - 60)

2.3.5 .Những yếu tố cá nhân

2.4. Thực trạng di động nhân lực KH&CN tại các quốc gia ASEAN

Theo khảo sát GlobSci trong tháng 12 năm 2012, các nƣớc phát triển cũng là các nƣớc có tỷ lệ nhà khoa học làm việc ở nƣớc ngoài cao nhất và những nhà khoa học này cũng trở thành các nguồn lực chính của cộng đồng khoa học các nƣớc tiếp nhận.

Biểu đồ 1: Chỉ số xếp hạng năng lực toàn cầu kết hợp với phân tích dữ liệu của 60 nƣớc, số liệu dự đoán năm 2015

So với bảng xếp hạng Tài năng toàn cầu năm 2011 của Heidrick&Struggles thì năm 2015, Singapore tụt xuống 1 bậc, Malaysia tụt

xuống 3 bậc, Thái Lan tăng 1 bậc, Phillippines giữ nguyên vị trí, Việt Nam giảm 1 bậc và Indonesia tăng 2 bậc. (Heidrick&Struggles 2015).

Tuy nhiên, các xếp hạng năm 2015 của các nƣớc ASEAN cho thấy sự phân chia rõ rệt thành 3 hạng khác nhau. Trong khi Singapore năm trong nhóm 10 nƣớc đứng đầu thì Việt Nam và Indonesia đứng trong nhóm 10 nƣớc có chỉ số thấp nhất. Còn Malaysia, Phillipins và Thái Lan là các nƣớc xếp hạng trung bình.

Nguồn nhân lực KH&CN là chìa khóa quan trọng trong việc phát triển bền vững một quốc gia. Trong nửa thế kỷ qua, tận dụng những thành tựu vĩ đại của làn sóng đổi mới công nghệ nảy sinh trong cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đang diễn ra hiện nay, nhiều nƣớc trên thế giới trong khu vực Asean đã có những bƣớc tiến nhẩy vọt về số lƣợng và chất lƣợng nhân lực KH&CN. Các nhà khoa học thuộc các nƣớc trong Asean ngày càng đáp ứng đƣợc yêu cầu khi di chuyển đến các quốc gia khác trên thế giới và họ có thể năm bắt kịp thời những cơ hội làm việc tốt hơn tại khu vực này. Biểu đồ 7 cho thấy sự tƣơng quan giữa năng lực cạnh tranh toàn cầu (liên quan đến việc đào tạo giáo dục đại học, hiệu quả thị trƣờng lao động và đổi mới, chất lƣợng hệ thống giáo dục, hiệu suất sử dụng chất xám và nguồn nhân lực sẵn có các nhà khoa học, kỹ sƣ). Mức độ tƣơng tác các yếu tố này liên quan đến năng lực cạnh tranh của mỗi quốc gia, đặc biệt chỉ số “chảy chất xám” và chất lƣợng hệ thống giáo dục.

50

Biểu đồ 2: Sự tƣơng quan giữa khả năng cạnh tranh và tiếp nhận nhân lực KH&CN của một số nƣớc

Biểu đồ 3: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Singapore, Việt Nam và Campuchia

Trong khi Malaysia đƣợc đánh giá cao ngang tầm với Hàn Quốc và chỉ có chỉ số cạnh tranh cũng nhƣ tiếp nhận nhân lực KH&CN thuộc nhóm nƣớc trung bình thì Indonesia có chỉ số thấp nhất trong 3 nƣớc. Nếu so sánh 2 chỉ số của Thái Lan thì so với các nƣớc trên thế giới chỉ số cạnh tranh của Thái Lan thuộc nhóm nƣớc trung bình nhƣng khả năng tiếp nhận nhân lực KH&CN lại khá thấp. Trên tất cả các bảng xếp hạng và các chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh, chỉ số đánh giá về năng lực đổi mới, sự sẵn có về nhân lực KH&CN thì các quốc gia trong khu vực ASEAN đều có sự phân chia rõ rệt thành 3 nhóm. Nhóm đứng đầu gồm có Singapore, Malaysia và Thái Lan; nhóm cuối có Lào, Campuchia và Myanmar. Trong khu vực ASEAN, Singapore đã củng cố đƣợc vị trí đứng đầu

52

về kinh tế cũng nhƣ đổi mới mình để chứng tỏ đây là quốc gia có nền kinh tế cạnh trạnh nhất trong khu vực.

Biểu đồ 4: Chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu của Campuchia, Việt Nam và Singapore

So với Malaysia, Indonesia cũng nhƣ mặt bằng chung các nƣớc trong khu vực ASEAN thì Singapore là nƣớc có sự chú trọng vào đầu tƣ và phát triển R&D cao nhất là một trong những nƣớc đứng đầu trên thế giới.

Qua thống kê trên, có thể thấy ngoài tỷ lệ chi cho R&D trên GDP của Singapore so với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới trong năm 2013 thì số lƣợng nhà khoa học và kỹ sƣ trên một triệu dân thì Singapore cũng thuộc nhóm dẫn đầu.

Biểu đồ 5: Tỷ lệ chi cho R&D của các nƣớc năm 2013

Nếu so sánh về năng suất cũng nhƣ hiệu quả hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học thông qua số lƣợng bài viết đăng trên tạp chí quốc tế thì có thể thấy số lƣợng bài viết đồng tác giả tăng đều theo thời gian và riêng bài viết tác giả của ASEAN/EU nhiều hơn hẳn so với các nƣớc, khu vực khác.

Biểu đồ 6 và 7 thể hiện số lƣợng bài viết dồng tác giả của các nhà nghiên cứu đến từ các nƣớc ASEAN hợp tác cùng các nƣớc khác trong giai đoạn 2000-2010 Xét về từng nƣớc thì sự hợp tác nghiên cứu với các nhà khoa học đến từ các nƣớc EU chiếm đa phần, tiếp đến là Hoa Kỳ. Điều này phản ánh sự liên kết và

54

hợp tác nghiên cứu giữa các nhà khoa học càng ngày càng mở rộng và phát triển, rào cản về ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh) đang dần khắc phục.

Biểu đồ 6: Số lƣợng bài viết đồng tác giả từ các nƣớc ASEAN/EU và ASEAN cùng các nƣớc khác năm 2000-2010

Biểu đồ 7: Số lƣợng các tác phẩm đồng tác giả của các nƣớc ASEAN năm 2005 -2010

Bên cạnh đó, dân số ASEAN vào khoảng 600 triệu ngƣời, chiếm 8,6% tổng số dân số thế giới. Con số này tƣơng đƣơng với tổng dân số châu Mỹ Latinh và vùng Ca-ri-bê cộng lại (606 triệu) đồng thời lớn hơn đáng kể dân số EU (506 triệu) và gấp đôi dân số Hoa Kỳ (312 triệu). Kể từ năm 1990, dân số ASEAN đã tăng gần gấp đôi và dự đoán đến năm 2025 sẽ đạt 694 triệu ngƣời. Việc di động thông qua hoạt động nghiên cứu và hợp tác giữa các tổ chức đang ngày càng tăng. Trong khu vực ASEAN chia thành 2 luồng rõ rệt: Nhóm các nƣớc tiếp nhận nhân lực KH&CN nhiều nhất gồm Singapore (52,9%), Malaysia (61,2%) di động và ít nhân lực KH&CN đến thì có Campuchia, Lào, Myanmar, Indonesia, Việt Nam và Phillipines.

56

Biều đồ 9: Tỷ lệ nhập cƣ trong nội bộ khối ASEAN giai đoạn 1990 - 2013 Bảng A: Tỷ lệ lao động nƣớc ngoài từ

các nƣớc thành viên ASEAN trên tổng số ngƣời lao động ở nƣớc ngoài

Bảng B: Tỷ lệ lao động di chuyển trong ASEAN của các nƣớc thành viên ASEAN

Tại khu vực ASEAN, số lƣợng lớn nhân lực KH&CN chọn ba nƣớc gồm có Malaysia, Singapore và Thái Lan là điểm đến. Xét về tổng thể, ba nƣớc này tiếp nhận gần 90% tổng số nhân lực di động của khu vực. Ở cả ba quốc gia này, nguồn di động lại chịu chi phối bởi nhân lực đến một nƣớc duy nhất: ờ Singapore thì 45% nhân lực đến từ Malaysia; ở Malaysia có tới 42,6% lao động nhập cƣ từ Indonesia và ở Thái Lan có 50,8% nhân lực đến từ Myanmar.

Biều đồ 10: Nơi sản xuất dòng nhập cƣ nhân lực quốc tế vào 3 nƣớc Singapore, Malaysia và Thái Lan năm 2013

Thực tế, các bằng chứng cho thấy sự tập trung phần lớn nhân lực KH&CN của các quốc gia đang phát triển đều hƣớng đến khu vực OECD, Hoa Kỳ hay ngay trong nội bộ khối ASEAN thì Singapore là điểm thu hút nhiều nhân lực KH&CN ở các lĩnh vực nhƣ công nghệ thông tin, y tế, nghiên cứu khoa học và đào tạo nâng cao trình độ. Tuy nhiên, sự di động của nguồn nhân lực này không hẳn là sự mất mát hoàn toàn. Dòng nhân lực di cƣ này có thể có tác động tích cực nhƣ lƣợng kiều hối quay trở lại tài trợ cho nƣớc nguồn. Theo Ngân hang Thế giới, trong 12 nƣớc có số lƣợng kiều hối từ 10 tỉ USD trở lên vào năm 2013, thì Philippines đứng thứ ba với 25 tỉ, Việt Nam đứng hạng 10 với 11 tỉ USD, tƣơng đƣơng khoảng 7,1% của tổng sản phẩm nội địa, bằng 1/3 số lƣợng ngoại hối dự trữ của Việt Nam vào năm 2013 (33 tỉ USD), lớn hơn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc giải ngân (10,5 tỉ USD) và cá khoản viện trợ chính thức ODA (4,1 tỉ USD cho năm 2012). Mặt khác, trong trƣờng hợp trở về, những nhân lực này có thể mang về quê nhà những công nghệ và kĩ thuật quản lý mới, những mối quan hệ, hợp tác và những ý tƣởng mới mà có thể sẽ hữu ích cho sự phát triển quốc gia.

Nhƣ vậy có thể thấy, sau quá trình hình thành và phát triển đến nay, cộng đồng ASEAN đã có nhiều chính sách nhằm thúc đẩy quá trình thu hút nhân lực KH&CN. Với sự tham gia của các quốc gia ASEAN cũng đang phát triển các luồng di động của nhân lực KH&CN. Tuy nhiên, do trình độ năng lực chƣa đồng đều và trong bối cảnh sự thiếu hụt chính sách quản lý di động xã hội, phát triển KH&CN tại hầu hết các quốc gia thành viên, số lƣợng các luồng di cƣ của lao động KH&CN của cộng đồng ASEAN chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu năng lực KH&CN tại các quốc gia phát triển, xu hƣớng “hồi hƣơng” của các nhân lực KH&CN trình độ cao còn chƣa phổ biến, sự đóng góp “trở lại” của các cá nhân này chƣa nhiều đối vỡi các quốc gia họ rời đi.

58

CHƢƠNG 3 - GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY DI ĐỘNG XÃ HỘI CỦA NHÂN LỰC KH&CN TRONG CÁC QUỐC GIA ASEAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách quản lý di động xã hội về nhân lực khoa học và công nghệ trong các quốc gia asean (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)