Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 91 - 93)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triểnhoạt động TTQT của Vietinbank đến năm 2020

4.2.2. Nhóm giải pháp về sản phẩm dịch vụ TTQT

Đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ TTQT là một trong những yếu tố tiên quyết để phát triển hơn nữa hoạt động TTQT, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế có sự tham gia cạnh tranh của nhiều ngân hàng cả trong và ngoài nước. Do đó trong thời gian tới, Vietinbank cần :

- Xây dựng cho mình một chiến lược đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, thành lập các tổ nhóm gồm các chuyên gia giỏi trong hệ thống để nghiên cứu, thiết kế các gói sản

phẩm, dịch vụ trong TTQT, kinh doanh ngoại tệ phù hợp tình hình thực tế, mang lại hiệu quả kinh doanh.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị dịch vụ xử lý hộ nghiệp vụ TTQT&TTTM cho các ngân hàng khác (Insourcing) đến các NHTM trong nước thông qua quảng bá lợi thế xử lý tập trung của Vietinbank. Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua tư vấn trọn gói từ khi giao dịch phát sinh tại khách hàng của ĐCTC sử dụng dịch vụ. Tính đến nay đã có trên 10 ngân hàng đã và đang sử dụng dịch vụ Insourcing của Vietinbank bao gồm: VPBank, LienVietPost Bank, OceanBank, PG Bank, SCB, Nam Á Bank, SHB, GP Bank, Bac A Bank, IndoVina Bank, Trust Bank, Nam Viet Bank.Ngân hàng đã tiến hành ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ TTQT với 2 ngân hàng: VPBank và OceanBank. Đồng thời, ngân hàng tiếp tục thảo luận về cơ hội hợp tác trong dịch vụ TTQT&TTTM, ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ Insourcing với các NHTM có uy tín tại Việt Nam như: PG Bank, SCB, Nam Viet Bank, SHB..

- Ngoài sản phẩmbao thanh toán xuất khẩu song phương, trong những năm tới Vietinbank cần triển khai thêmcác hình thức bao thanh toán xuất khẩu đơn phương và bao thanh toán nội địa đơn phương. Đây là sản phẩm mới, bắt đầu triển khai từ cuối năm 2012 nên còn thiếu cán bộ có kinh nghiệm để tư vấn và chăm sóc khách hàng tốt hơn. Cán bộ cần được nâng cao kiến thức về nghiệp vụ này bằng cách cử đi tham dự những khóa đào tạo và học hỏi kinh nghiệm của những tổ chức Bao thanh toán có kinh nghiệm và uy tín trên thế giới.

- Tiếp tục tăng cường quan hệ với các định chế tài chính nước ngoài nhằm duy trì số dư huy động nguồn vốn ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của NH TMCP Công thương VN.

- Đẩy mạnh quảng bá, triển khai chương trình hỗ trợ xuất khẩu nông sản Mỹ (GSM- 102) tới chi nhánh và khách hàng nhập khẩu nông sản từ Mỹ, các sản phẩm chia sẻ rủi

ro, cung ứng vốn ngoại tệ cho khách hàng XNK thông qua các cấu trúc giao dịch với các tập đoàn thương mại lớn như Bunge, Cargill.

- Phối hợp chặt chẽ với phòng KH&HT ALCO và các phòng khách hàng cũng như các chi nhánh nhằm tìm kiếm nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tư trong nước trên cơ sở khai thác các chương trình tín dụng xuất khẩu của các nước (ECA).

- Triển khai việc thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ theo chương trình thử nghiệm thanh toán CNY của Chính phủ Trung Quốc, phục vụ nhu cầu của khách hàng XNK với Trung Quốc, giảm áp lực thanh toán đồng USD.

- Nghiên cứu xây dựng các chương trình hỗ trợ TTQT&TTTM theo thị trường (ví dụ thị trường Lào, Campuchia, Myanma, Châu Phi…) và mặt hàng (gạo, cà phê…) cung cấp cho khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)