Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 31)

1.3. Phát triển thanh toán quốc tế của Ngân hàng thương mại

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính

(1) Sự hài lòng của khách hàng:

mở rộng các hoạt động dịch vụ. Chính những hoạt động dịch vụ đem lại nguồn thu lớn cho NH. Các NHTM cạnh tranh nhau bằng cách đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, NH nào cung cấp được nhiều dịch vụ với chất lượng tốt hơn sẽ là NH giành được nhiều thị phần hơn. Như đã biết TTQT là hoạt động dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho NH nên các NHTM luôn hoàn thiện sản phẩm dịch vụ này để đáp ứng đầy đủ nhu cầu ngày càng đa dạng của KH. Khoa học công nghệ phát triển cũng là điều kiện tốt giúp NH nâng cao khả năng hiện đại hoá TTQT. Nếu như trước đây việc truyền một bức điện từ hệ thống NHTM trong nước ra nước ngoài phải bằng con đường thư tín (thời gian tính bằng ngày) thì ngày nay mạng SWIFT cho phép chuyển điện từ quốc gia này sang quốc gia khác với tốc độ rất nhanh chóng (tính bằng phút). Khi có sự trợ giúp của CNTT rõ ràng là độ an toàn, chính xác sẽ cao hơn và bên cạnh đó sẽ tiết kiệm thời gian hơn. Tiết kiệm thời gian chính là tiết kiệm chi phí, sức lực con người. Và đó cũng chính là những yếu tố tạo nên doanh số TTQT gia tăng.

(2) Thời gian thanh toán:

Yếu tố thời gian thực hiện quy trình TTQT rất quan trọng vì nó đảm bảo tiến độ thực hiện hợp đồng đã ký kết giữa các bên. Nếu ách tắc ở khâu thanh toán có thể dẫn đến việc KH bị phạt chậm trả (trong thanh toán L/C nhập khẩu, trả chậm) hoặc chậm giao hàng (trong chuyển tiền đặt cọc mua hàng nhập khẩu) v.v. Thời gian thanh toán không đúng như đã thoả thuận giữa các bên sẽ gây thiệt hại về mặt tài chính và lâu dần sẽ làm giảm uy tín đối với KH và trên thị trường NH quốc tế.

(3) Phí dịch vụ:

Đây cũng là một tiêu chí để các DN xuất nhập khẩu quyết lựa chọn NHTM nào khi tham gia thực hiện TTQT. Mức phí phù hợp phải nằm trong giới hạn chi trả của khách hàng và phải mang lại lợi nhuận cao cho NH (lợi nhuận trên qui mô chứ không xét lợi nhuận trên một giao dịch, hợp đồng). Biểu phí của mỗi NHTM phụ thuộc vào quy định của NHNN quyết định, do vậy ở mỗi NH có sự khác nhau. Tuy nhiên, ngày nay do sự cạnh tranh nhằm chiếm lĩnh thị trường giữa các NHTM nên hầu hết mức phí của các NH đều không khác nhau nhiều.

(4) Hạn chế mức độ rủi ro trong TTQT:

Trong lĩnh vực kinh doanh luôn tiềm ẩn yếu tố rủi ro. TTQT càng không thể tránh khỏi vì đặc thù riêng với yếu tố địa lý, văn hoá và luật pháp của các bên tham gia khác biệt nhau. Chia rủi ro TTQT thành hai loại: rủi ro đối với hàng nhập khẩu và rủi ro đối với hàng xuất khẩu. Trong TTQT hàng nhập khẩu, rủi ro thường xảy ra là việc bên bán giao hàng không đúng về số lượng và chất lượng như thoả thuận hoặc khi bên mua đã thanh toán tiền rồi mà bên bán không giao hàng (vì bộ chứng từ xuất trình cho NH hoàn hảo nên đến hạn quy định buộc phải thanh toán trong khi đó bên bán không giao hàng). Ngược lại, TTQT hàng xuất khẩu, rủi ro thường gặp là NHPH bị phá sản, bắt lỗi bộ chứng từ hoặc tìm cách dây dưa, trì hoãn việc thanh toán trong khi hàng đã gửi đi rồi... Dù ở vai trò nào thì NH cũng là người cùng với DN XNK gánh vác tổn thất do rủi ro gây ra. Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho KH luôn được các NH chú ý vì lợi ích của NH và KH luôn gắn với nhau.

(5) Uy tín, thƣơng hiệu của NHTM:

Khi các giao dịch TTQT của ngân hàng an toàn, hiệu quả, các điện đi qua mạng SWIFT đúng tiêu chuẩn, không bị sửa chữa hay trả lại, thanh toán tiền đúng thời hạn v.v. Thương hiệu của ngân hàng sẽ ngày càng được nhiều người biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định, qui mô hoạt động tăng lên làm cho hoạt động TTQT của NHTM càng phát triển.

1.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động TTQT

Nói đến sự ảnh hưởng của một nhân tố nghĩa là xem xét nhân tố đó có tác động tích cực hay tiêu cực đến chủ thể cần nghiên cứu. TTQT chịu tác động bởi hai nhóm nhân tố là từ bản thân NH (nhân tố chủ quan) và nhóm nhân tố từ bên ngoài tác động vào (nhân tố khách quan).

1.3.3.1. Nhân tố chủ quan

TTQT là lĩnh vực đem lại lợi nhuận chủ yếu cho các NHTM và cũng là hoạt động đem lại rủi ro lớn. Các nhà quản lý phải đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Trong thực tế, có thể khẳng định rằng: nhân tố tác động đến TTQT xuất phát chủ yếu từ phía bản thân mỗi NH.

(1) Năng lực tài chính

Năng lực tài chính thường được biểu hiện thông qua tiềm lực về vốn của ngân hàng. Nếu ngân hàng có vốn lớn, thì ngân hàng sẽ có điều kiện mở rộng hoạt động của mình, có điều kiện để trang bị những máy móc, công nghệ hiện đại nhất phục vụ cho quá trình thanh toán, có điều kiện để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao…

(2) Năng lực quản trị điều hành

Năng lực quản trị điều hành của NHTM được thể hiện qua tư duy kinh doanh mới nhằm mục tiêu giảm thiểu chi phí hoạt động, sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được kết quả tối ưu. Mặt khác, hoạt động TTQT của NHTM luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính, uy tín cũng như thương hiệu của NH. Do vậy, năng lực quản trị điều hành tốt sẽ đảm bảo cho hoạt động TTQT của NHTM an toàn, hiệu quả hơn và đây là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và có ý nghĩa sống còn đối với các NHTM.

(3) Nguồn nhân lực

Trình độ chuyên môn, năng lực và phẩm chất của cán bộ là một trong những yếu tố quyết định đến số lượng, chất lượng sản phẩm dịch vụ và sự thành công của hoạt động NH. Cán bộ NH phải là người tư vấn cho KH nhằm tránh xảy ra những điều bất lợi cho họ.

Cán bộ có trình độ giỏi là yếu tố rất quan trọng vì TTQT có tính rủi ro cao, nếu không tinh thông nghiệp vụ rất dễ dẫn đến tổn thất cho NH. Nếu không giỏi ngoại ngữ, không thể hiểu đúng những giao dịch được gửi từ nước ngoài đến và hậu quả là hai bên không hiểu nhau, gây tranh chấp.

(4) Nền tảng công nghệ thông tin

Cùng với nhân tố con người thì CNTT là một trong những nhân tố thiết yếu, hàng đầu quyết định sự thành công của TTQT. CNTT giúp các NH thực hiện giao dịch an toàn, chính xác và nhanh chóng hơn. Với TTQT sự ra đời của mạng SWIFT kết nối toàn cầu cho phép tiết kiệm thời gian chuyển một bức điện nhanh hơn trước rất nhiều. Hay sự ra đời của hệ thống thẻ Visa card, Master card cho phép con người rút tiền, thanh toán tiền vượt ra khỏi biên giới một quốc gia...

công của mỗi NHTM. Bởi CNTT giúp cho con người giải phóng sức lao động, cho phép kết nối trong hệ thống để thực hiện việc gửi rút nhiều nơi của KH và đặc biệt nhờ có CNTT với những máy móc thiết bị hiện đại thì việc giao dịch của con người với nhau trên toàn cầu sẽ không mất thời gian, công sức. Điều đó sẽ giúp NHTM giảm thiểu chi phí và tối đa hoá lợi nhuận kinh doanh của mình.

(5) Uy tín và mạng lƣới đại lý của NHTM

Bất cứ ngân hàng nào muốn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm dịch vụ của mình đều cần phải có một mạng lưới đại lý ở những nơi mà ngân hàng của họ không có chi nhánh. Quan hệ đại lý giữa hai ngân hàng là quan hệ dịch vụ. Trong mối quan hệ này, có thể hai bên cùng cung cấp cho nhau các dịch vụ cần thiết mang tính chất địa phương, hoặc chỉ đơn thuần là ngân hàng này làm đại lý cho ngân hàng kia trong việc xử lý hộ một giao dịch nào đó. Bên cạnh đó, uy tín tốt trên thị trường sẽ là điều kiện đầu tiên để khách hàng lựa chọn mua các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

(6) Sự thành công của hoạt động Marketing ngân hàng

Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng đã buộc các ngân hàng phải chú ý nhiều hơn đến công tác marketing trong hoạt động của mình. Marketing trong hoạt động NH với chức năng nghiên cứu thị trường và phát triển các loại sản phẩm dịch vụ mới sẽ là chiếc cầu nối giữa NH với thị trường. Nó giúp thu hút khách hàng và tạo điều kiện để kích thích khách hàng gia tăng sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

1.3.3.2. Nhân tố khách quan

(1) Môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong nƣớc và trên thế giới

Sự ổn định về mặt chính trị sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế nước đó phát triển, kéo theo hoạt động thương mại quốc tế phát triển theo. Cơ hội mở rộng các hoạt động TTQT tăng kéo theo các hoạt động thanh toán qua NH tăng, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT của các NH phát triển. Mặt khác, các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách thuế, chính sách kinh tế đối ngoại… ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các công ty XNK. Mỗi một sự thay đổi trong điều hành chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến môi trường kinh doanh của ngân hàng, của

doanh nghiệp, đến cơ hội kinh doanh của các nhà đầu tư.

(2) Môi trƣờng pháp lý

Trong kinh doanh các yếu tố pháp lý có tác động đến hoạt động kinh doanh bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp bảo đảm cho pháp luật được thực thi và sự chấp hành pháp luật.

Đối với TTQT ở đây liên quan đến các đạo luật và tập quán quốc tế, những hạn chế và kẽ hở của chúng cũng như các mâu thuẫn giữa luật quốc gia và luật pháp, tập quán quốc tế. Khi áp dụng các quy tắc, tập quán trong TTQT như URC 522, UCP 600... thì cần chú ý tính chất tuỳ ý của chúng; nghĩa là nếu muốn áp dụng thì phải dẫn chiếu cụ thể. Các quy tắc, tập quán trên nếu có mâu thuẫn với luật quốc gia thì phải áp dụng theo luật quốc gia đó. Do đó, khi tham gia vào hoạt động ngoại thương không chỉ KH mà các NH cần tìm hiểu luật pháp của đối tác nhằm tránh tổn thất, rủi ro. Đây cũng là điều giải thích tại sao các NHTM Việt Nam phải thiết lập quan hệ đại lý với các NH trên hầu khắp thế giới. Các NH đại lý sẽ hiểu rõ hơn về luật pháp tại nước họ hoạt động và sẽ giúp NHTM Việt Nam tránh được những rủi ro không đáng có.

(3) Năng lực kinh doanh của khách hàng

Các công ty XNK là một trong những chủ thể chính tham gia vào quá trình hoạt động TTQT. Do đó, năng lực kinh doanh, mức độ tin cậy của các công ty XNK ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động này của các NHTM.

(4) Sự ổn định của đồng tiền

Sự ổn định của đồng tiền ngoại tệ được chọn làm đồng tiền thanh toán có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp XNK. Nếu đồng tiền thanh toán bị giảm giá sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác XK. Ngược lại, nếu đồng tiền thanh toán tăng giá thì ảnh hưởng đến các hoạt động NK của doanh nghiệp. Các đồng tiền thường được sử dụng trong TTQT là USD, EUR v.v.

1.4. Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của một số NHTM 1.4.1. Ngân hàng HSBC 1.4.1. Ngân hàng HSBC

Thành lập tại Hồng Kông vào tháng 3 năm 1865 và tại Thượng Hải một tháng sau đó, Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải là sáng lập viên và là thành viên chủ

chốt của Tập đoàn HSBC, là ngọn cờ đầu của Tập đoàn tại khu vực châu Á Thái Bình Dương và là tổ chức ngân hàng lớn nhất tại Hồng Kông. Với trụ sở chính tại Luân Đôn, tính đến nay HSBC có mạng lưới trên 6.300 văn phòng tại 75 quốc gia và vùng lãnh thổ ở châu Âu, Hong Kong, các nước còn lại trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và khu vực Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi. Với tài sản trị giá 2.671 tỷ đô la Mỹ tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013, Tập đoàn HSBC là một trong những tổ chức dịch vụ tài chính ngân hàng lớn nhất trên thế giới. HSBC hiện là Ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới hoạt động, sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng.

Kinh nghiệm phát triển hoạt động TTQT của HSBC

- Phát triển mạng lƣới: Hiện nay, HSBC là một trong những ngân hàng có chi nhánh nhiều nhất trên thế giới. Với mạng lưới rộng khắp, HSBC luôn mang đến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất.Theo đó, HSBC chuyển từ lượng sang chất với chiến thuật tập trung nâng cao chất lượng và quy mô cho từng điểm giao dịch hiện hữu nhằm củng cố thế mạnh tạo hiệu quả vững bền. Chiến lược “tập trung hóa” sẽ được triển khai tại các địa bàn trọng điểm lớn; song song đó tiếp tục chiến lược phát triển mạng lưới đến các địa bàn có tiềm năng kinh tế trong tương lai để mở rộng thị trường và chiếm lĩnh thị phần. Năm 1870, HSBC mở văn phòng đầu tiên tại Sài Gòn (nay là TP. Hồ Chí Minh). Tháng 8 năm 1995, chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh được cấp phép hoạt động và cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính ngân hàng. HSBC khai trương chi nhánh thứ hai tại Hà Nội và thành lập Văn phòng Đại diện tại Cần Thơ vào năm 2005. Ngày 01 tháng 01 năm 2009, HSBC khai trương ngân hàng 100% vốn nước ngoài và trở thành ngân hàng nước ngoài đầu tiên đưa ngân hàng con đi vào hoạt động tại Việt Nam. Hiện tại, mạng lưới hoạt động của ngân hàng bao gồm một hội sở, một chi nhánh và năm phòng giao dịch tại Tp. Hồ Chí Minh, một chi nhánh, ba phòng giao dịch và một quỹ tiết kiệm tại Hà Nội, bốn chi nhánh tại Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Đồng Nai và hai văn phòng đại diện tại Hải Phòng và Vũng Tàu.

- Phát triển sản phẩm, dịch vụ: Tại Việt Nam, HSBC là ngân hàng hàng đầu trong lĩnh vực giao dịch quyền chọn, hoán đổi lãi suất, sản phẩm phái sinh tín dụng. Trung tâm thanh toán và tài trợ thương mại của HSBC tại Việt Nam cung cấp gói giải pháp toàn diện từ các dịch vụ chứng từ truyền thống đến các giải pháp được thiết kế chuyên biệt cho từng doanh nghiệp với quy mô hoạt động khác nhau như: thư tín dụng, nhờ thu xuất nhập khẩu, tài trợ thương mại, các giải pháp tài trợ thương mại phức hợp, các giải pháp tài trợ cho nhà cung cấp trong chuỗi cung ứng. Đặc biệt, các giải pháp điện tử cho các hoạt động thương mại được thiết kế nhằm hỗ trợ khách hàng quản lý trực tuyến các giao dịch thương mại toàn cầu mọi lúc mọi nơi:

- Dịch vụ thanh toán điện tử (HSBCnet-ITS): là nền tảng dịch vụ ngân hàng điện tử toàn cầu, cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu như mở và tu chỉnh thư tín dụng, thanh toán chứng từ nhập khẩu, chuyển nhượng thư tín dụng xuất khẩu, đồng thời tiếp cận mọi thông tin tức thời về tài khoản xuất nhập khẩu mọi lúc, mọi nơi. - Instant@dvice: HSBC là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp

miễn phí tiện ích này. Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo qua thư điện tử ngay sau khi các giao dịch thanh toán quốc tế được thực hiện tại HSBC.

- Dịch vụ dò tìm bộ chứng từ chuyển phát toàn cầu (Document Tracker): HSBC là ngân hàng duy nhất tại Việt Nam cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng TMCP công thương việt nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)