3.2. Dự báo xu hướng tiêu dùng nông sản thế giới trong thời gian tới
3.2.2. Dự báo nhu cầu một số mặt hàng nông sản
Dự báo nhu cầu nhập khẩu nông sản sẽ tăng tại các nước đang phát triển. Trong khi đó, ở các nước phát triển với mức tiêu dùng cao và đã bão hoà cùng với mức độ tăng dân số thấp sẽ làm cho tốc độ tăng trưởng nhu cầu hàng nông sản giảm xuống. Tuy nhiên, sau cú sốc giá lương thực năm 2008, mặc dù giá sẽ giảm bớt nhưng việc tăng giá này như là một dấu hiệu tích cực cho nông dân mở rộng diện tích và gia tăng sản lượng nông nghiệp. Dự kiến sản lượng sẽ tăng khoảng 7% nhưng tỷ lệ này sẽ khác nhau giữa nước phát triển và nước đang phát triển. Tại các nước phát triển, tỷ lệ gia tăng khoảng 13%, trong khi ở các nước đang phát triển tỷ lệ gia tăng chỉ khoảng 2%.
Trong giai đoạn 2007-2018, tiêu dùng gạo của thế giới tăng do nhu cầu nhập khẩu ở các nước Ấn Độ, Bangladesh, Philippines, tiểu vùng Sahara của châu Phi sẽ tăng do nhu cầu tiêu dùng tăng và dân số tăng, gạo vẫn là lương thực chủ yếu cho cư dân nhiều khu vực trên thế giới. Trong khi đó, dự báo tỷ
lệ dự trữ gạo của toàn cầu giảm. Trung Quốc sẽ giảm từ 18,7% năm 2007/2008 xuống còn 16% vào năm 2016/2017. Lượng gạo tồn kho của Thái Lan giảm từ 4124 nghìn tấn niên vụ 2007/2008 xuống còn 1918 nghìn tấn vào niên vụ 2016/2017. Việt Nam gạo tồn kho năm 2017 dự kiến giảm 67,7% so với mức 2511 nghìn tấn của vụ 2007/2008. Lượng gạo dự trữ giảm ngày càng làm tăng rủi ro về giá gạo. Tuy nhiên, theo FAO, giá gạo sẽ bình ổn sau trong giai đoạn 2010-2018, dự kiến đến 2018, sản lượng gạo thế giới sẽ tăng khoảng 9%.
Về cà phê, theo ông Néstor Osorio, giám đốc điều hành Tổ chức cà phê thế giới, nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thế giới mỗi năm sẽ tăng khoảng 2 triệu bao. Dự kiến đến năm 2018, thế giới cần 140 triệu bao cà phê.
Về cao su, sản phẩm thay thế cho cao su thiên nhiên phụ thuộc nhiều vào sản phẩm tận thu từ dầu mỏ. Trong điều kiện dầu mỏ ngày một cạn kiệt, nhu cầu sử dụng sản phẩm từ cao su ngày càng tăng, không chỉ cho vận tải mà còn cho nhiều lĩnh vực khác nên nhu cầu cao su thiên nhiên của thị trường quốc tế sẽ ngày càng tăng. Các nước châu Á sẽ dẫn đầu về tiêu thụ cao su, đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản. Theo Businees News, nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu sẽ tăng 1,1 triệu tấn trong năm 2012 và từ năm 2015 trở đi sẽ tăng khoảng 3,4 triệu tấn mỗi năm.
Nhu cầu rau quả của thị trường quốc tế là rất lớn. Năm 2007, tổng kim ngạch trao đổi rau quả thế giới ước đạt 100 tỷ USD. Theo dự báo của Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO), nhu cầu tiêu thụ rau quả trên thế giới tăng bình quân 3,6%/năm, trong khi đó mức cung chỉ tăng khoảng 2,5%/năm. Nhu cầu nhập khẩu trái cây nhiệt đới rất cao. Đây là điều kiện thuận lợi để trái cây Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu.
thiếu trong thực phẩm của thế giới. Do vậy, nhu cầu tiêu thụ hạt tiêu thế giới trong thời gian tới sẽ không sụt giảm