Hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 109 - 110)

3.3. Giải pháp

3.3.3. Hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại

Ở cấp vĩ mô, cần sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ và các hiệp hội ngành hàng để thực hiện một cách hữu hiệu việc hỗ trợ thông tin, xúc tiến thương mại. Thực tế, các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn còn thiếu kinh nghiệm, năng lực tài chính để thu thập thông tin và thực hiện xúc tiến xuất khẩu ở quy mô lớn, đặc biệt tại thị trường nước ngoài. Những hỗ trợ như vậy của Chính phủ và các hiệp hội sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí và rủi ro trong hoạt động xuất khẩu. Việc hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp sẽ bao gồm: phân tích thị trường giá cả, sản phẩm, đối thủ cạnh tranh, chính sách của những nước bạn hàng, phân tích xu hướng thị trường, xu hướng kinh tế toàn cầu theo góc độ của các nhà xuất khẩu Việt Nam, tổng hợp các thông tin về

luật, các quy chế thương mại của các tổ chức quốc tế, các hiệp định song phương sẽ tác động đến nông sản xuất khẩu của Việt Nam, những quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm…

Chính phủ cần xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thị trường trong nước và quốc tế. Cải tiến chức năng và vai trò cung cấp thông tin, hỗ trợ xúc tiến thương mại của các đại diện thương mại, tham tán thương mại ở nước ngoài và các hiệp hội, tổ chức ngành hàng.

Chính phủ có thể xây dựng một kế hoạch quốc gia dài hạn về xúc tiến thương mại hàng nông sản. Trong đó, phân loại các mặt hàng nông sản theo chất lượng và khả năng cung ứng để có chính sách xúc tiến riêng cho từng mặt hàng. Đối với những mặt hàng có chất lượng cao, ổn định, khối lượng cung lớn và lâu dài sẽ được hỗ trợ thương mại mạnh để mở rộng thị trường, thâm nhập thị trường mới. Đối với những nông sản có chất lượng cao nhưng khối lượng cung ứng không lớn hoặc những mặt hàng mới có khả năng mở rộng quy mô cần được ưu tiên giới thiệu mặt hàng. Những mặt hàng chất lượng thấp, không ổn định thì không nên đưa vào kế hoạch xúc tiến thương mại.

Chính phủ cũng nên có một chương trình quốc gia xây dựng thương hiệu nông sản và có kế hoạch quảng bá cho những thương hiệu đó. Đồng thời Nhà nước cần có biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các hiệp hội, doanh nghiệp xây dựng thương hiệu các sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 109 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)