Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 61)

2.3.1. Một số nghiên cứu

Năm 2002, nhóm Roland Holst đã nghiên cứu và đưa ra các kịch bản khác nhau cho Việt Nam sau khi gia nhập WTO trong giai đoạn 2000-2020:

- Kịch bản WTO: Việt Nam gia nhập WTO và tuân thủ các cam kết của mình nhưng không cải cách trong nước.

- Kịch bản WTO + cải cách: Việt Nam gia nhập WTO, tuân thủ các cam kết đồng thời thực hiện các cải cách trong nước.

- Kịch bản Việt Nam – Hiệp định tự do thương mại Việt - Mỹ: Việt Nam đồng thời tích cực thực hiện Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ.

- Kịch bản FDI: bổ sung thêm điều kiện tự do hoá thị trường vốn, cải thiện môi trường đầu tư và luồng vốn FDI có nhịp độ tăng gấp hai lần mức tăng trưởng GDP.

Các tác động theo các giả định trên được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.5: Xu hướng tăng trưởng sản lượng và xuất khẩu theo ngành

Đơn vị tính: %

Kịch bản/mặt hàng

WTO + cải cách Việt Nam-USA BTA Tự do hoá thị trường

vốn+FDI

2000 2010 2020 2000 2010 2020 2000 2010 2020

Sản lượng gạo 3,4 4,8 7,1 3,4 5,5 9,2 3,4 5,7 11,5

Sản lượng các

nông sản khác 2,4 3,7 6,3 2,5 4,4 9,1 2,5 4,9 12,8

Xuất khẩu gạo 0,3 0,4 0,4 0,3 0,4 0,4 0,3 0,3 0,3

Xuất khẩu

nông sản khác 0,8 0,7 0,8 0,8 0,7 0,7 0,8 0,6 0,7

Nghiên cứu chỉ rõ, những ngành có lợi thế so sánh sẽ phát triển rất mạnh và đạt tốc độ tăng trưởng mạnh nhất trong kịch bản tự do hoá thị trường vốn+FDI. Tuy nhiên, xu hướng mở rộng xuất khẩu gạo và các nông sản khác tăng không đáng kể, thậm chí có xu hướng suy giảm.

Một nghiên cứu khác do Vanzetti thực hiện năm 2006 dựa trên kịch bản mô phỏng từ mô hình cân bằng toàn phần đã dự đoán rằng tác động lên xuất khẩu nông sản là hoàn toàn tối thiểu do các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam đã không phải đối đầu với hàng rào thuế đáng kể trước khi gia nhập WTO. Việc gia nhập WTO cũng không dẫn tới việc tiếp cận thị trường tốt hơn cho hàng nông sản. Tuy nhiên, Vanzetti cũng dự đoán xuất khẩu có thể gia tăng đối với một số mặt hàng như thịt lợn, đường, hoa quả… nhưng việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng này đòi hỏi phải được quan tâm nhiều hơn nữa về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Một số nghiên cứu, dự báo của các nhà khoa học trong nước chỉ ra rằng, một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống như gạo, chè, hạt tiêu, điều, cà phê… đang có lợi thế cạnh tranh nên có khả năng mở rộng thị trường. Gia nhập WTO sẽ cải thiện môi trường cạnh tranh, kích thích sự phát triển của các doanh nghiệp nông nghiệp tư nhân kinh doanh các dịch vụ này. Tuy nhiên, do năng lực sản xuất và cung cấp còn nhỏ lẻ, chưa chuyên nghiệp thì việc tăng nhanh sản lượng xuất khẩu cũng gặp nhiều khó khăn.

2.3.2. Thực trạng xuất khẩu nông sản khi gia nhập WTO

Nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm qua đã đạt được mức tăng trưởng đáng kể về giá trị. Năm 2007, giá trị nông nghiệp tăng gấp 3 lần so với năm 1995. Tuy nhiên, đóng góp của nông nghiệp trong GDP lại có xu hướng giảm dần. Năm 1995, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP là 27%, năm 2007 còn 20% và đến năm 2008 là 21,99%. Động thái này phù hợp với kết quả của quá

trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Cùng với sự phát triển của sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu nông sản cũng có sự phát triển vượt bậc. Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 6,27 tỷ USD, tăng 23,48% so với năm 2006. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 8,42 tỷ USD, tăng 34,2 %. Riêng 6 tháng đầu năm 2009 mặc dù lượng xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng nông sản đều tăng mạnh như cà phê tăng 22,3%, chè tăng 11%, gạo tăng 56,2%, hạt tiêu tăng 11% nhưng do giá của các mặt hàng nông sản đều giảm như giá điều giảm 17%; cà phê giảm 28%; hạt tiêu giảm 17%; gạo giảm 21%; cao su giảm 44% nên kim ngạch xuất khẩu nông sản đạt 4,34 tỷ USD, giảm 0,4%so với cùng kỳ năm 2008.

Hình 2.1: Diễn biến xuất khẩu nông sản năm 2007 và năm 2008. Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch tháng 12 và năm 2008 ngành nông

Bảng 2.6: Giá trị và tốc độ tăng trưởng nông sản xuất khẩu.

Năm 1995 2000 2005 2006 2007 2008 6 tháng

2009 Tổng kim ngạch

xuất khẩu (tỷ USD) 5,03 14,47 32,44 39,8 48,56 62,9 27,6

Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK (%) - 25,17 28,56 22,76 21,5 29,5 -10 Giá trị XK nông sản (tỷ USD) 2,3 2,894 4,190 5,081 6,274 8,42 4,34 Tốc độ tăng trưởng XK nông sản (%) - 5,99 26,48 21,26 23,48 34,20 -0,4 Tỷ trọng nông sản/tổng kim ngạch xuất khẩu (%) 45,73 20,00 12,92 12,77 12,92 13,39 15,72 Nguồn: Bộ NN&PTNT

Về cơ cấu nông sản xuất khẩu: trong những năm gần đây, nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực duy trì được đà phát triển và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nông sản xuất khẩu như gạo, cà phê, cao su, gỗ và các sản phẩm gỗ… Năm 2007, cả nước có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 1 tỷ USD thì nông sản chiếm 5 mặt hàng. Trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản, kim ngạch xuất khẩu cà phê chiếm 29,65%, gạo chiếm 23,27%, cao su chiếm 22,31%, hạt điều chiếm 10,34%. Kim ngạch các mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ yếu của nước ta năm 2007 đều tăng so với năm 2006. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu gạo tăng 15,24%, cà phê tăng 56,37%, cao su tăng 9,82%, hạt điều tăng 32,61%, rau quả tăng 15,44%...

Kim ngạch xuất khẩu một số nông sản chủ yếu năm 2006/07/08 2890 2110 1597 908 396 310 146 1460 1860 1400 649 299 282 131 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500

Gạo Cà phê Cao su Hạt điều Rau quả Hạt tiêu Chè

Mặt hàng Tr iệ u U SD 0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 160,00 180,00 200,00 % 2008 2007 2006 Tăng trưởng 07/06 (%) Tăng trưởng 08/07 (%)

Hình 2.2: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản năm 2006, 2007, 2008 Nguồn: Bộ NN&PTNT

Năm 2008, các mặt hàng cà phê, gạo, cao su…vẫn là những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực của nước ta, đóng góp một phần rất lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Hình 2.3: Cơ cấu nông, lâm, thuỷ sản xuất khẩu năm 2008

Nguồn: Báo cáo thực hiện kế hoạch tháng 12 và năm 2008 ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ NN&PTNT, tr. 14.

Hầu hết các mặt hàng đều có sự tăng trưởng về giá trị xuất khẩu, dưới đây là tình hình xuất khẩu một số mặt hàng nông sản chủ yếu:

Xuất khẩu gạo

Giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu gạo đạt trung bình 16,78%. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm, năm 2003 và năm 2006 bị giảm so với các năm trước đó. Năm 2006, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 10% so với năm 2005 (1,4 tỷ USD). Năm 2007, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 1,46 tỷ USD và năm 2008, đạt 2,89 tỷ USD, tăng 97,9% so với năm 2007.

Năm 2007, giá gạo Việt Nam đạt 295 USD/tấn, lần đầu tiên, giá gạo nước ta ngang bằng với gạo Thái Lan cùng cấp các loại. Do vậy, đến năm 2008 mặc dù khối lượng xuất khẩu của nước ta cao hơn năm 2007 không nhiều nhưng kim ngạch xuất khẩu đạt giá trị cao nhất từ trước tới nay.

Ba tháng đầu năm 2009, nước ta đã xuất khẩu được 1,78 triệu tấn, đạt kim ngạch 812 triệu USD, tăng 2,29 lần về giá trị và 2,51 lần về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2008. Sáu tháng đầu năm 2009, nước ta xuất khẩu ước đạt 3,8 triệu tấn gạo, kim ngạch 1,8 tỷ USD, tăng 56,2% về lượng và 24,1% về giá trị so với cùng kỳ năm 2008.

Bảng 2.7: Xuất khẩu gạo một số năm

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 6 tháng đầu năm 2009 Khối lượng (1000 tấn) 3729 3240 3813 4059 5250 4615 4500 4740 3800 Tốc độ tăng trưởng (%) - -13,1 17,59 6,56 29,31 -12,19 -2,39 5,33 56,2 Giá trị kim ngạch (Triệu USD) 624,7 725,5 720,5 950,4 1407,2 1266,9 1460 2890 1810 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch(%) - 16,14 -0,69 31,91 48,06 -9,97 15,24 97,95 24,1

Xuất khẩu gạo một số năm 3729 3240 3813 4059 5250 4615 4500 4740 624,7 725,5 720,5 950,4 1407,2 1266,9 1460 2890 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm G tr ị ( 10 00 .tấ n/ tr .U SD ) -20 0 20 40 60 80 100 120 % Khối lượng (1000 tấn) Giá trị kim ngạch (Triệu USD) Tốc độ tăng trưởng khối lượng (%) Tốc độ tăng trưởng kim ngạch(%)

Hình 2.4: Khối lượng, kim ngạch và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu gạo Nguồn:Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT

Về thị trường: thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của nước ta là Philippin. Năm 2007, nước này nhập khẩu của nước ta 1,46 triệu tấn, đạt kim ngạch 468 triệu USD. Xuất khẩu sang Indonesia cũng tăng khá mạnh, năm 2007 tăng 344% về lượng và 362% về giá trị so với năm 2006. Nhìn chung, thị trường xuất khẩu gạo chính của nước ta là các nước châu Á, đặc biệt là các nước ASEAN, Trung Quốc. Tuy nhiên, trong năm 2007, cả giá trị và sản lượng xuất khẩu gạo sang các thị trường châu Á, châu Âu, châu Mỹ đều giảm so với năm 2006. Kim ngạch và sản lượng xuất khẩu sang các nước khác có xu hướng tăng.

Sáu tháng đầu năm 2009, lượng gạo xuất khẩu sang hầu hết các châu lục của nước ta đều tăng so với cùng kỳ năm 2008, trừ châu Mỹ. Lượng gạo xuất khẩu sang châu Á đạt gần 2,43 triệu tấn, tăng 55,2% chiếm 65% tổng lượng hàng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước. Xuất khẩu sang châu Phi đạt 750 nghìn tấn, tăng 81,5%, sang châu Mỹ đạt 276 nghìn tấn, giảm 18%, sang

châu Âu 138 nghìn tấn, tăng 97,2%, sang châu Đại Dương 142 nghìn tấn, tăng 188%.

Cơ cấu sản lượng xuất khẩu gạo theo thị trường (%)

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0

Châu Mỹ Châu Âu Châu Á Châu Phi Châu Úc Các nước khác

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Hình 2.5: Cơ cấu sản lượng xuất khẩu gạo theo thị trường Nguồn:Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gạo theo thị trường (%)

0,0 10,0 20,0 30,0 40,0 50,0 60,0 70,0 80,0 90,0

Châu Mỹ Châu Âu Châu Á Châu Phi Châu Úc Các nước khác

2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Hình 2.6: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu gạo theo thị trường Nguồn:Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan

Sau khi gia nhập WTO, xuất khẩu gạo của nước ta có nhiều chuyển biến khá tích cực. Giá gạo xuất khẩu tăng cao hơn, có thêm nhiều bạn hàng mới, giảm sự phụ thuộc vào một số thị trường truyền thống. Chín tháng đầu năm 2009, xuất khẩu gạo nước ta sang châu Phi và các nước Trung Đông tăng mạnh. Số lượng gạo xuất khẩu sang châu Phi đạt 1,4 triệu tấn, chiếm 27% tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước, tăng 98% so với cùng kỳ, xuất khẩu

nhưng tăng 65% so với cùng kỳ năm 2008. Trong điều kiện khủng hoảng kinh tế, nhu cầu tiêu dùng thế giới giảm sút nhưng xuất khẩu gạo nước ta vẫn đạt tốc độ tăng trưởng tốt và tiếp tục củng cố vị thế trên thị trường quốc tế.

Xuất khẩu hạt điều

Giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng trung bình của kim ngạch xuất khẩu hạt điều là 28,72%/năm và luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Riêng năm 2006, kim ngạch xuất khẩu giảm 2,4% so với năm 2005. Năm 2007, xuất khẩu hạt điều nước ta đạt 649 triệu USD, cao gấp 4,28 lần so với năm 2001. Năm 2008, nước ta xuất khẩu 165 ngàn tấn, trị giá 908 triệu USD, tăng 7,84% về lượng và 39,9% về giá trị. Từ năm 2007, xuất khẩu hạt điều nước ta đã đạt vị trí số một thế giới. Năng suất bình quân cao hơn hai lần so với mức trung bình của thế giới, cao hơn cả Brazil và Ấn Độ. Giá thành rẻ, sản lượng chiếm hơn 50% sản lượng của thế giới, nhiều doanh nghiệp chế biến đạt công suất 10.000 tấn hạt/năm và tạo được chữ tín với khách hàng.

Quý I năm 2009, do sức mua trên thị trường thế giới giảm 50% nên Việt Nam chỉ xuất khẩu được 29 nghìn tấn, đạt kim ngạch 130 triệu USD, giảm 3% về lượng và 10,3% về giá trị. Sáu tháng đầu năm 2009, nước ta xuất khẩu được 74 nghìn tấn, đạt kim ngạch 328 triệu USD, tăng 1% về lượng và giảm 16,4% về giá trị.

Theo quy hoạch ngành điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 mà Chính phủ đã phê duyệt, diện tích cây điều sẽ giữ mức ổn định như hiện nay, tăng năng suất cây điều lên 3-4 tấn/ha. Tuy nhiên, theo quy hoạch này, các địa phương không nên mở rộng thêm cơ sở chế biến cũng như công suất hiện có. Quyết định 39/2007/QĐ-BNN về phê duyệt quy hoạch phát triển điều đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 cũng nêu rõ là cần mở rộng diện tích ở những vùng có điều kiện, đồng thời sắp xếp lại các cơ sở theo hướng không mở rộng thêm công suất, giảm dần các doanh nghiệp chế biến

nhỏ bằng cách thiết lập các cơ sở chế biến đầu mối lớn, có thiết bị, công nghệ hiện đại. Bộ khuyến khích các doanh nghiệp chế biến, liên kết, liên doanh hình thành các công ty, tập đoàn có tiềm lực tài chính mạnh, trình độ công nghệ cao, thương hiệu mạnh để tham gia thị trường thế giới. Ngoài ra, căn cứ vào nhu cầu thị trường, các nhà máy nên đầu tư chế biến sâu, đa dạng hoá các sản phẩm, tạo nên sự phát triển bền vững. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 20% nhân điều chế biến ra các sản phẩm ăn trực tiếp, sản xuất các sản phẩm chế biến từ quả điều, dầu điều cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay là chất lượng, vệ sinh cho hạt điều. Gia nhập WTO, cạnh tranh không chỉ dựa vào giá mà cả về an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện nay 95% hạt điều dành cho xuất khẩu, chỉ có 5% được tiêu thụ trong nước, Vì vậy, Việt Nam phụ thuộc vào thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường các bạn hàng lớn như Hoa Kỳ, châu Âu…

Bảng 2.8: Xuất khẩu hạt điều một số năm

Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 6 tháng năm 2009 Khối lượng (1000 tấn) 43,7 62,2 84 105 108,8 123,8 153 165 74 Giá trị kim ngạch (Triệu USD) 151,7 209 284,9 436 501,5 489,4 649 908 328 Tốc độ tăng trưởng khối lượng (%) - 42,33 35,05 25,00 3,62 13,79 23,59 7,84 1 Tốc độ tăng trưởng kim ngạch(%) - 37,77 36,32 53,04 15,02 -2,41 32,61 39,91 -16,4

Xuất khẩu hạt điều một số năm 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm 10 00 .tấ n/ tri ệu U SD -10 0 10 20 30 40 50 60 % Khối lượng (1000 tấn) Giá trị kim ngạch (Triệu USD) Tốc độ tăng trưởng khối lượng (%) Tốc độ tăng trưởng kim ngạch(%)

Hình 2.7: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu hạt điều Nguồn: Tổng cục Thống kê, Bộ NN&PTNT

Về thị trường: Năm 2007, nước ta xuất khẩu sang 78 nước trên thế giới, tăng 10 quốc gia so với năm 2006 trong đó thị trường châu Mỹ, Trung Quốc, châu Âu vẫn là chủ lực. Thị trường xuất khẩu hạt điều của nước ta khá đồng đều. Năm 2007, châu Mỹ chiếm 38,8% giá trị kim ngạch xuất khẩu hạt điều của nước ta, châu Âu là 30,8%, châu Á chiếm 20,3%, châu Úc 8%. Kim

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tác động của việc gia nhập WTO tới xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)