Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp điện tử của thái lan và hàm ý cho việt nam (Trang 44 - 55)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Tổng quan về ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan

3.1.1. Lịch sử phát triển của ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan

Thái Lan bắt đầu phát triển ngành điện tử từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc, khởi đầu bằng việc lắp ráp các sản phẩm từ các bộ linh kiện nhập khẩu theo chính sách thay thế hàng nhập khẩu. Đến cuối thập kỷ 60, ngành công nghiệp chế tạo Thái Lan đã cung cấp đƣợc một số chi tiết phục vụ cho việc lắp ráp sản phẩm điện tử. Đó là các loại linh phụ kiện nhựa, kim loại, các phụ kiện đột dập từ thép, chế tạo khuôn mẫu, đúc… đánh dấu sự khởi đầu của ngành CNHT.

Trong suốt thập niên 70, Thái Lan đã thực hiện chính sách thúc đẩy xuất khẩu thông qua những ƣu đãi về thuế cho xuất khẩu đồng thời thực hiện những cải cách luật pháp, trong đó quan trọng hơn hết là luật liên quan đến tỷ lệ góp vốn nhằm đảm bảo môi trƣờng sản xuất kinh doanh tự do cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Kết quả của sự cải cách này là một lƣợng lớn các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản và một số nƣớc đầu tƣ sản xuất điện tử vào Thái Lan, tạo nên sự tăng trƣởng nhảy vọt về số lƣợng trong các ngành CNHT điện tử phục vụ cho công nghiệp lắp ráp.

Đến những năm 80 Thái Lan đã xuất khẩu đƣợc nhiều loại sản phẩm điện tử với giá trị lớn. Xuất khẩu các sản phẩm điện, điện tử của Thái Lan tăng dần trong thập niên 90, sản phẩm chính là thiết bị nghe nhìn (radio, TV và dàn âm thanh), linh phụ kiện cho các thiết bị điện tử, máy tính, lò vi sóng. Trong đó máy tính và linh kiện máy tính chiếm giá trị xuất khẩu cao nhất.

Tuy nhiên, cuối những năm 90 đầu những năm 2000, ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan đã tụt hậu so với một số nƣớc nhƣ Malaysia,

Indonesia và Trung Quốc. Có nhiều nguyên nhân, song 2 nguyên nhân cơ bản đƣợc các chuyên gia nhận định là do sức ì của các doanh nghiệp và sai lầm trong chính sách của Chính phủ Thái Lan. Ở Malaysia ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh mẽ và gặt hái nhiều thành công nhờ vào các chính sách khuyến khích liên kết hợp tác dƣới nhiều hình thức; liên kết dọc, liên kết ngang, liên kết thƣợng nguồn – hạ nguồn… giữa các doanh nghiệp trong nƣớc, nƣớc ngoài với nhau, giữa các nhà sản xuất linh kiện và các nhà lắp ráp các sản phẩm điện tử của Nhật Bản. Ngƣợc lại, hầu nhƣ các công ty đang hoạt động ở Thái Lan không phụ thuộc nhiều vào nhau. Trong nƣớc, có nhiều công ty nƣớc ngoài sản xuất đồ điện gia dụng nhƣ tủ lạnh, điều hòa, tivi, máy quay phim và các thiết bị thông tin đồng thời cũng có nhiều nhà sản xuất linh kiện cho các sản phẩm điện tử nghe nhìn và các sản phẩm cho ngành CNTT viễn thông. Tuy nhiên, các doanh nghiệp này hoạt động một cách tƣơng đối độc lập với nhau.

Ngành sản xuất phần cứng (Hardware)

Sự phát triển trong giai đoạn 1960-1995 , kéo dài hơn 4 thập kỷ, đƣợc chia làm 5 giai đoạn. Giai đoạn đầu là sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử trong các chính sách thay thế nhập khẩu (1960-1970). Trong thời kỳ này, có rất nhiều nhà đầu tƣ Nhật Bản và ngành công nghiệp chủ yếu là 5 công ty liên doanh Nhật Bản: Sanyo, Matsushita, Mitsubishi, Toshiba và Hitachi. Giai đoạn thứ 2 có sự thay đổi từ thay thế nhập khẩu sang chiến lƣợc định hƣớng xuất khẩu (1971-1980). Chính phủ chuyển sang chính sách định hƣớng xuất khẩu và cung cấp nhiều ƣu đãi, chẳng hạn nhƣ mức thuế bằng 0 đối với nguyên liệu đầu vào, máy móc và thiết bị. Ngoài chi phí nhân công rẻ, những ƣu đãi này đã thu hút một số TNCs của Mỹ đầu tƣ vào Thái Lan. Việc sản xuất và xuất khẩu rất lớn IC là động lực chính cho sự phát triển của ngành công nghiệp này. Giai đoạn ba của chƣơng trình xúc tiến xuất khẩu diễn ra

trong thời gian 1981-1985. Ban đầu ngành công nghiệp này đang sản xuất các sản phẩm điện tử tại địa phƣơng, không chỉ đơn thuần là lắp ráp, và bị chi phối bởi các nhà đầu tƣ Nhật Bản. Giá trị đầu tƣ trong ngành của giai đoạn này cao hơn so với hai giai đoạn đầu cộng lại. Năm 1985, máy tính và linh kiện máy tính đã lần đầu tiên trở thành ngành xuất khẩu hàng đầu của Thái Lan. Giai đoạn thứ tƣ là ngành công nghiệp điện tử trong thời kỳ bùng nổ kinh tế 1986-1990. Trong giai đoạn này, đã có sự tăng trƣởng mạnh mẽ từ đầu tƣ của Nhật Bản, Đài Loan và các nƣớc công nghiệp mới khác của Châu Á. Kết qủa là số lƣợng các công ty mới hoạt động trong thời kỳ này đã trở thành 368. Có rất nhiều sản phẩm mới đƣợc sản xuất chủ yếu để xuất khẩu ; chẳng hạn nhƣ ổ đĩa mềm, máy in, linh kiện máy tính và các thành phần bao gồm các sản phẩm giá trị gia tăng cao hơn nhƣ máy fax, máy thu vệ tinh, đĩa cứng, modem và máy tính. Giai đoạn cuối cùng là ngành công nghiệp phụ trợ (1991-1995): Có 295 công ty mới, trong đó có đến 283 công ty cung cấp phụ tùng linh kiện cho các nhà sản xuất điện tử thế giới ở Thái Lan [Errighi,2017]. Mặc dù vẫn chiếm ƣu thế, tuy nhiên nguồn FDI đã trở nên ít quan trọng hơn so với giai đoạn trƣớc do nhiều doanh nghiệp mới thành lập là doanh nghiệp trong nƣớc.

Ngành công nghiệp phần mềm (Software industry)

Không giống nhƣ ngành công nghiệp phần cứng, vốn đã có thời gian phát triển lâu dài, ngành công nghiệp phần mềm ở Thái Lan có giai đoạn phát triển mới mẻ hơn, ƣớc tính có khoảng 70% thị trƣờng phần mềm là nhập khẩu. Năm 1997, Công viên phần mềm Thái Lan đƣợc thành lập theo Cơ quan Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia (NSTDA) là một nơi hỗ trợ phát triển cho các ngành công nghiệp phần mềm của đất nƣớc này. Bốn vai trò chính của tổ chức là chuyển giao công nghệ cho các công ty phần mềm; quảng bá phần mềm Thái Lan đến thị trƣờng nội địa và toàn cầu; hỗ trợ các

công ty phần mềm trẻ trong giai đoạn khởi nghiệp; cung cấp không gian hoạt động và hạ tầng kỹ thuật cho các công ty phần mềm. Ngành công nghiệp phần mềm đƣợc coi là yếu tố mở ra một viễn cảnh tăng trƣởng nhanh ở Thái Lan bởi đây là đất nƣớc có lợi thế về chi phí lao động.

Sự phát triển và thành công của ngành CNTT của Thái Lan giai đoạn đầu của ngành công nghiệp phần mềm

Việc xuất khẩu các sản phầm chế tạo ngày càng trở nên quan trọng đối với xuất khẩu nói chung của Thái Lan; tỷ lệ xuất khẩu sản xuất đã chuyển từ hơn 2/5 vào năm 1985 lên khoảng 3/4 năm 1995. Ngoài ra trong số các sản phầm chế tạo, ngành công nghiệp điện tử đã là ngành hàng đầu trong sự phát triển kinh tế và công nghiệp hóa của đất nƣớc Thái Lan. Xuất khẩu các sản phẩm điện tử đã tăng từ dƣới 600 triệu USD vào năm 1985 lên 14.700 triệu USD vào năm 1998, trong đó có khoảng 50 % lƣợng xuất khẩu là bao gồm các sản phẩm máy tính và các bộ phận linh kiện [Errighi,2017]. Thành công của ngành công nghiệp CNTT của Thái Lan, dẫn đầu là sự thành công của ngành công nghiệp phần cứng, đƣợc mô tả dựa trên các tiêu chí đƣợc các nhà nghiên cứu đƣa ra trong các nghiên cứu trƣớc đây về sự thành công của ngành công nghiệp CNTT ở các nƣớc phát triển nhỏ.

Doanh thu từ ngành công nghiệp CNTT thể hiện qua tổng chi tiêu CNTT trong nƣớc kết hợp với xuất khẩu CNTT. Năm 1998, doanh thu công nghiệp CNTT là 9.200 triệu USD, chiếm 11% GDP , trong đó thị trƣờng trong nƣớc và nƣớc ngoài chiếm khoảng 90% và 10%. Theo Bộ Thƣơng mại Thái Lan, vào năm 2001, đã có 1390 công ty tham gia vào sản xuất thiết bị điện tử, máy tính và thiết bị viễn thông, 890 công ty dịch vụ viễn thông và 1296 công ty phát triển phần mềm, dịch vụ nhập dữ liệu và xử lý dữ liệu bằng các dịch vụ máy móc. Theo ƣớc tính có khoàng 3000 công ty CNTT tại Thái Lan trong giai đoạn này, chia thành các công ty lớn, vừa và nhỏ. Có khoảng 100 đến 200

công ty cỡ lớn với mỗi công ty có hơn 100 nhân viên, khoảng 400 công ty cỡ vừa với khoảng 50-100 nhân viên, khoảng 2500 công ty nhỏ với mỗi công ty sử dụng ít hơn 50 nhân viên. Do vậy lƣợng lao động trong ngành công nghiệp CNTT ƣớc tính trên 146.000 ngƣời Theo số liệu của Ủy ban đầu tƣ Thái Lan BOI năm 2002, việc làm trong ngành máy tính và thiết bị ngoại vi chiếm khoáng 26% trong tổng số lao động ngành công nghiệp điện tử với khoảng 78.000 ngƣời [Errighi,2017].

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu thành công về ngành CNTT của Thái Lan trong giai đoạn 1998 - 2002

Thành công của ngành công nghiệp CNTT Thái Lan

Sự phát triển của công nghiệp CNTT

Doanh thu bán của ngành CNTT (triệu đô la) (năm 1998) 9200

Tỷ trọng GDP (%) (năm 1998) 11

Số lƣợng công ty trong ngành CNTT (năm 2002) 3000 Tỷ lệ công ty CNTT trong số các công ty lớn nhất (năm 2002) 13/200 Lực lƣợng LĐ ngành CNTT (năm 2002) 146.000

Thành công ngành công nghiệp CNTT

Sản xuất:

Phần cứng (triệu đô la) (năm 1998) 8,369 Phần mềm (triệu đô la) (năm 2000) 199,5

Xuất khẩu:

Phần cứng (triệu đô la) (năm 1998) 8,263 Phần mềm (triệu đô la) (năm 2002) ít hơn 12 Xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao (triệu đô la) (năm 1999) 13,999 Tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm công nghệ cao/ sản lƣợng hàng sản xuất

để xuất khẩu (%) (năm 1999) 32

Danh sách doanh nghiệp tham gia thị trường chứng khoán

Số lƣợng công ty CNTT trong nƣớc 31

Thành công của ngành Công nghiệp CNTT đƣợc đo bằng khả năng sản xuất và xuất khẩu cả sản phầm CNTT và sản phẩm công nghệ cao. Mức xuất khẩu CNTT phản ánh mức độ thị trƣờng thế giới chấp nhận các sản phẩm CNTT địa phƣơng. Hơn nữa, số công ty địa phƣơng có thể đƣợc niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán cũng cho thấy sự trƣởng thành và thành công của ngành công nghiệp CNTT. Mức xuất khẩu của ngành công nghiệp CNTT của Thái Lan, đặc biệt là ngành công nghiệp phần cứng, rất ấn tƣợng khi so sánh với các nƣớc phát triển khác. Năm 1998, giá trị của xuất khẩu phần cứng đã đƣợc báo cáo là cao đến 8.263 triệu USD, trong đó máy tính và các bộ phận là 7.609 triệu USD, thiết bị viễn thông 531 triệu USD, thông tin liên lạc và radar là 123 triệu USD [Errighi,2017]. Thái Lan là nƣớc đứng thứ 7 trong số các nhà xuất khẩu máy tính và bộ phận máy tính trên thế giới (Theo Niên giám dữ liệu Điện tử thế giới năm 2000, tập 2)

Năm 2001, xuất khẩu công nghệ cao của Thái Lan trị giá 38.264 triệu USD, chiếm gần 70% tổng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo và gần 60% tổng xuất khẩu nói chung. Tỷ lệ đóng góp của xuất khẩu công nghệ cao ở Thái Lan là ấn tƣợng. Nó đã vƣợt qua nhiều nƣớc phát triển; ví dụ, Phần Lan và New Zealand có đóng góp của xuất khẩu công nghệ cao vào tổng xuất khẩu các sản phẩm chế tạo năm 1997 chỉ có 26% và 11% [Errighi,2017].

Thành công của ngành công nghiệp CNTT của Thái Lan phần lớn là kết quả của ngành công nghiệp phần cứng, trong khi ngành công nghiệp phần mềm vẫn đang ở giai đoạn đầu phát triển ban đầu. Sự thành công giữa 2 ngành công nghiệp phần mềm và phần cứng ở đây là không cân bằng, mặc dù vậy nhƣng đây là điều có thể thấy rõ tại những nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên cũng có một số nƣớc phát triển cũng phải đối mặt với một tình huống tƣơng tự, ví dụ ngành công nghiệp phần mềm New Zealand là có nhiều bƣớc tiến đáng kể nhƣng ngành công nghệ phần cứng lại rất khiêm tốn. Thái Lan là

một nƣớc đang phát triển có ngành công nghiệp CNTT nhiều thành công trong việc trở thành nƣớc xuất khẩu lớn các sản phẩm công nghệ cao và CNTT đƣợc thị trƣờng quốc tế chấp nhận.

Ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan ngày nay

Thái Lan hiện nay đang là một trong những nhà cung cấp thiết bị điện tử chính trên toàn thế giới. Ngành công nghiệp điện tử là một yếu tố cốt lõi dẫn đến sự thành công của ngành sản xuất Thái Lan. Trong năm 2014, tổng thƣơng mại của Thái Lan trong ngành công nghiệp điện tử đã trị giá khoảng 59,5 tỷ USD, trong đó doanh thu xuất khẩu là trên 32 tỷ USD [Thailand Board of Invesment, 2017].

Năm 2014, thiết bị điện tử xuất khẩu chính của Thái Lan là linh kiện máy tính và mạch tích hợp IC, chiếm khoảng 56% và 24% tổng xuất khẩu điện tử tƣơng ứng. Hai trong số nhà sản xuất thiết bị lƣu trữ dữ liệu lớn trên thế giới là Western Digital and Seagate đã đƣa Thái Lan trở thành nhà sản xuất và xuất khẩu sản phẩm lƣu trữ dữ liệu lớn thứ 2 trên thế giới [Thailand Board of Invesment, 2017]. Đồng thời, Thái Lan cũng nổi tiếng trong lĩnh vực IC và ngành công nghệ bán dẫn, là một trong những nơi sản xuất thiết bị nền tảng cho các sản phẩm trong khu vực ASEAN.

Năm 2016, ngành điện tử của Thái Lan đã xuất khẩu đƣợc trị giá trên 33 tỷ USD, chiếm 15% tổng giá trị xuất khẩu của Thái Lan [The Office of Industrial Economics, 2015]. Thái Lan cũng đƣợc công nhận về chất lƣợng cao trong các sản phẩm điện tử, đây là kết quả của các ngành CNHT mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực bao gồm quản lý động cơ trong lĩnh vực ô tô, động cơ và máy nén ở lĩnh vực thiết bị điện và máy móc, và Ổ đĩa cứng trong điện toán đám mây.

Thái Lan là một trong những nhà sản xuất ổ đĩa cứng lớn nhất thế giới (HDDs), cung cấp khoảng 30% thị trƣờng toàn cầu. Thái Lan sản xuất hơn

208 triệu ổ cứng trong năm 2016. Hầu hết tổng sản lƣợng đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc khác nhƣ Mỹ, Hồng Kông, Hà Lan và Trung Quốc. Giá trị xuất khẩu cho ổ cứng đã tăng lên với tỷ lệ 31,5% hàng năm kể từ năm 2013 do các xu hƣớng về điện toán đám mây và lƣu trữ. Sản xuất HDD cũng đang chuyển sang dung lƣợng HDD lớn hơn và ổ cứng doanh nghiệp để phục vụ các trung tâm dữ liệu và nhà cung cấp điện toán đám mây. Từ năm 2013, cả nƣớc đã tăng gấp đôi giá trị xuất khẩu HDD [The Office of Industrial Economics, 2015].

Hình 3.1 : Xuất khẩu ổ đĩa cứng của Thái Lan từ năm 2013 đến 2016

(Nguồn: Ủy ban Đầu tư Thái Lan – BOI)

Theo Viện Điện – điện tử Thái Lan, giá trị của hàng IC nhập khẩu vào Thái Lan năm 2014 đạt gần 10 tỷ USD và xuất khẩu đạt gần 8 tỷ USD. Các

thị trƣờng xuất khẩu chính của IC, xếp hạng theo tầm quan trọng trong năm 2014 là Hong Kong, Đài Loan, Singapore và Trung Quốc [The Office of Industrial Economics, 2015]. Việc cải tiến thu nhỏ các thiết bị điện tử từ điện thoại thông minh sang thiết bị có thể đeo đƣợc sẽ làm tăng nhu cầu về IC và là cơ hội đáng giá ở Thái Lan cho các nhà đầu tƣ.

Ngành công nghiệp điện tử của Thái Lan đã phát triển nhanh chóng trong những thập kỷ vừa qua, đƣợc xếp hạng trong số các nƣớc xuất khẩu sản phẩm điện – điện tử đứng đầu thế giới với những thiết bị linh kiện quan trọng. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất Thái Lan sẵn sàng bắt tay vào phát triển sản phẩm mới, nghiên cứu đổi mới và phát triển các công nghệ tƣơng lai và đẩy nhanh ngành công nghiệp điện tử thông minh theo chính sách 4.0 mà Thái Lan đang hƣớng tới.

3.1.2. Tiềm năng và lợi thế phát triển

Vì sao Thái Lan lại thu hút đầu tƣ phát triển công nghệ điện tử nhƣ vậy? Lợi thế của Thái Lan trong ngành này là nhƣ thế nào?

Lực lƣợng lao động cạnh tranh

Thái Lan luôn có những lợi thế khác nhau đối với những nhà sản xuất thiết bị điện điện tử. Hiện nay Thái Lan có hơn 730.000 ngƣời đang làm việc trong ngành điện và điện tử của Thái Lan, riêng trong năm 2016 đã có hơn 29.500 sinh viên đã tốt nghiệp với bằng kỹ sƣ [Thailand Board of Invesment,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp điện tử của thái lan và hàm ý cho việt nam (Trang 44 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)