Giải pháp từ phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp điện tử của thái lan và hàm ý cho việt nam (Trang 94 - 100)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số gợi ý giải pháp phát triển ngành công nghiệp điện tử của Việt

4.3.1. Giải pháp từ phía Nhà nước

Xu hƣớng hội tụ công nghệ thông tin viễn thông diễn ra mạnh mẽ và rõ nét trong giai đoạn vừa qua cho thấy, giá trị sản phẩm điện tử sẽ ngày càng tập trung vào tính thông minh, nhỏ gọn, tiết kiệm năng lƣợng và kết nối đƣợc với nhau. Để hội nhập hiệu quả vào nền kinh tế toàn cầu và đuổi kịp các quốc gia tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần chuyển từ việc cạnh tranh về chi phí nhân công thấp và khai thác tài nguyên thiên sang cạnh tranh về lợi thế so sánh trong các hàng hóa dịch vụ dựa trên tri thức và có giá trị gia tăng cao hơn. Khả năng cạnh tranh phải dựa trên sự đổi mới không chỉ ở khía cạnh công nghệ mà còn bao gồm những cải tiến đối với quy trình sản xuất và sản phẩm, tinh thần doanh nghiệp, hệ thống giáo dục, các thể chế thân thiện với thị trƣờng và khả năng quản lý đúng đắn nền kinh tế vĩ mô.

Muốn vậy, Nhà nƣớc cần có sự đột phá trong điều hành thực hiện các giải pháp, chính sách đầu tƣ xây dựng lực lƣợng nhân lực chất lƣợng cao, các phƣơng tiện phục vụ cho hoạt động nghiên cứu phát triển các sản phẩm điện tử trọng điểm có tính chiến lƣợc quốc gia, đẩy mạnh thực hiện mua và chuyển giao công nghệ ... phục vụ chiến lƣợc công nghiệp hóa nói chung và phát triển ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam nói riêng. Trƣớc mắt, tích cực thực hiện triển khai quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24/02/2011 của Thủ tƣớng chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ, rà soát và bổ sung các chính sách ƣu đãi để khuyến khích thu hút đầu tƣ vào sản xuất

các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ƣu tiên phát triển thuộc ngành Công nghiệp điện tử. Rà soát bổ sung và hoàn chỉnh các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật này trong việc sản xuất nhằm nâng cao chất lƣợng và đảm bảo uy tín của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành Công nghiệp điện tử Việt Nam.

Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu về số lƣợng và chất lƣợng cho linh vực công nghiệp điện tử. Khuyến khích áp dụng mô hình đào tạo liên kết 3 bên (doanh nghiệp – viện, trƣờng – cơ quan quản lý nhà nƣớc) để đào tạo nguồn nhân lực tay nghề cao theo yêu cầu của doanh nghiệp. Xây dựng các chƣơng trình liên kết, kênh thông tin giữa các doanh nghiệp quốc tế với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nƣớc nhằm góp phần tích cực đẩy mạnh đầu tƣ và chuyển giao công nghệ, mô hình quản lý, nghiên cứu – phát triển sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành Công nghiệp điện tử.

Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ vào ngành Công nghiệp điện tử với các quy mô, loại hình khác nhau, từ lắp ráp thành phẩm đến sản xuất linh kiện, phụ tùng và các sản phẩm phụ trợ, trong đó đặc biệt chú trọng thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài từ các tập đoàn đa quốc gia. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất phát triển điện tử chuyên dùng, bao gồm sản xuất sản phẩm, linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ cho các lĩnh vực tin học, viễn thông, điện tử y tế, điện tử công nghiệp, cơ điện tử, đo lƣờng, tự động hóa.

Đồng thời, phát triển mở rộng thị trƣờng trong nƣớc và xuất khẩu cho ngành Công nghiệp điện tử. Đối với thị trƣờng trong nƣớc: Tăng cƣờng công tác khảo sát, đánh giá nhu cầu về sử dụng sản phẩm ngành Công nghiệp điện tử trong cơ quan Nhà nƣớc, doanh nghiệp và xã hội. Xây dựng cơ chế khuyến khích các tổ chức, cơ quan Nhà nƣớc sử dụng các sản phẩm điện tử sản xuất trong nƣớc; Đối với thị trƣờng xuất khẩu: Xây dựng chƣơng trình quảng bá hình ảnh sản phẩm điện tử “an toàn, chất lƣợng cao” có xuất xứ tại Việt Nam tại các thị trƣờng nƣớc ngoài.

Tăng cƣờng các hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến thƣơng mại, tiếp cận thị trƣờng độc lập hoặc trong khuôn khổ Chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại quốc gia. Hỗ trợ các doanh nghiệp thành lập các chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp hoặc các trung tâm thƣơng mại ở nƣớc ngoài để tìm hiểu về nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng, quảng bá sản phẩm, thƣơng hiệu và ký kết hợp đồng, tổ chức tiêu thụ sản phẩm.

Bên cạnh đó, nỗ lực thu hút đầu tƣ các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ để thu hút các doanh nghiệp điện tử hàng đầu trên thế giới và doanh nghiệp vệ tinh liên quan đầu tƣ tại Việt Nam. Hỗ trợ thu hút và triển khai các dự án đầu tƣ FDI lớn trong ngành Công nghiệp điện tử.

Ngoài ra, tập trung phát triển các sản phẩm trọng điểm trong ngành Công nghiệp điện tử. Xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất các sản phẩm điện tử ƣu tiên phát triển quy định tại Quyết định số 49/2010/QĐ- TTg ngày 19/7/2010 của Thủ tƣớng Chính phủ. Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển giao công nghệ, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ cao ngành Công nghệ điện tử trên cơ sở liên kết giữa Nhà nƣớc – doanh nghiệp – cơ sở đào tạo khuyến khích thông qua hình thức hợp tác công – tƣ. Đặc biệt, hình thành các cụm công nghiệp điện tử, thúc đẩy sự quy tụ, đầu tƣ của các doanh nghiệp nhằm tạo ra sự liên kết, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp điện tử…

Với việc hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, thuế quan giảm xuống 0%, sản xuất trong nƣớc sẽ đứng trƣớc sức ép cạnh tranh với hàng nhập khẩu nguyên chiếc, bởi ngƣời tiêu dùng khi đó đƣợc tiếp cận với sản phẩm nhập ngoại có mức giá rẻ hơn so với sản xuất trong nƣớc. Do đó, thời gian tới đòi hỏi Nhà nƣớc cần sớm triển khai những nội dung trên một cách mạnh mẽ và kịp thời; các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có sự chuẩn bị về năng lực

cạnh tranh và công nghệ để có thể tham gia vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu và góp phần thực chất đƣa Việt Nam thành một nƣớc sản xuất lớn về thiết bị điện tử vào năm 2030.

Chính sách quản lý ngành công nghiệp điện tử

- Chính phủ cần xác định công nghiệp điện tử là ngành công nghiệp trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân để có kế hoạch dài hạn phát triển ngành hàng, có sự quan tâm đầu tƣ thích đáng.

– Cần nhanh chóng đƣa ra đối sách cho vấn đề phát triển công nghiệp điện tử ở Việt Nam, đó là phải khẩn trƣơng thống nhất quan điểm về các sản phẩm điện tử cần phát triển và đƣa ra các biện pháp để thúc đẩy phát triển có tính nhảy vọt nếu không sẽ không có cơ hội thu hẹp khoảng cánh với các nƣớc. Cụ thể là cần ƣu tiên sử dụng phần lớn trong 17 tỷ yên ODA cam kết lần thứ 3 của Nhật bản để tạo ra cơ chế bảo đảm ngân sách nhất định cho phát triển CNHT ngành điện tử.

– Cần xây dựng và ban hành Nghị định về phát triển công nghiệp điện tử, trong đó đƣa ra các biện pháp tổng hợp nhƣ phát triển kỹ thuật, đào tạo nhân lực, hỗ trợ tài chính, bảo đảm vị trí, khai thác thị trƣờng…

– Tiếp tục cải thiện môi trƣờng kinh doanh, hoàn thiện pháp luật để thu hút đƣợc nhiều vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và lựa chọn các sản phẩm, các công đoạn sản xuất trọng điểm tập trung đầu tƣ, chỉ đạo phƣơng hƣớng phát triển phù hợp với hệ thống sản xuất khu vực và thế giới.

– Minh bạch hoá cơ chế chính sách và thực hiện nghiêm túc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngành công nghiệp điện tử.

Chính sách đầu tƣ

– Nhà nƣớc chỉ thực hiện vai trò là nhà đầu tƣ đối với một số lĩnh vực quan trọng nhƣ: bƣu chính – viễn thông, mạng trục thông tin quốc gia, còn

các lĩnh vực khác khuyến khích đầu tƣ từ khu vực dân doanh đặt biệt là thu hút nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia và các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Khu vực dân doanh chủ động phát triển sản xuất các sản phẩm, cung cấp các dịch vụ điện tử tin học, sản xuất các sản phẩm điện tử công nghiệp, linh kiện, phụ kiện, phụ tùng lắp ráp các thiết bị công nghệ thông tin.

– Việc phát triển ngành công nghiệp điện tử sẽ tập trung ở một số trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc nhƣ Hà Nội, Hải phòng, tp. Hồ chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng; Đà Nẵng, Huế…

– Tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện các công trình hạ tầng phát triển ngành nhƣ các trung tâm đào tạo, nghiên cứu ứng dụng, khu công nghệ cao, công viên phần mềm…

– Ƣu tiên đầu tƣ vốn ngân sách nhà nƣớc cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu phát triển, xúc tiến thƣơng mại công nghiệp điện tử. Ƣu tiên sử dụng vốn ODA vay lại của Chính phủ đối với các dự án phát triển công nghiệp điện tử.

Chính sách sản phẩm trọng điểm

– Tập trung phát triển sản xuất một số linh kiện, phụ tùng lắp ráp các thiết bị công nghệ thông tin và tăng nhanh việc ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm trong đời sống xã hội, sản xuất một số sản phẩm điện tử – tin học chất lƣợng cao (không nhất thiết là sản phẩm hoàn chỉnh cuối cùng) để tham gia vào thị trƣờng quốc tế.

– Trong từng thời kỳ, tuỳ thuộc vào nhu cầu phát triển của nền kinh tế, Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chƣơng trình phát triển sản phẩm trọng điểm đồng bộ với các cơ chế khuyến khích đƣa kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh, quy định về tỷ lệ chi phí nghiên cứu phát triển tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm tạo điều kiện hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới.

– Doanh nghiệp đủ điều kiện tham gia phát triển sản phẩm trọng điểm đƣợc hƣởng các hỗ trợ ƣu đãi đầu tƣ thông qua việc xem xét ƣu đãi hỗ trợ đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc cho công đoạn nghiên cứu – phát triển, sản xuất thử nghiệm sản phẩm và các chƣơng trình xúc tiến thƣơng mại, các hỗ trợ đầu tƣ sản xuất tại các khu công nghiệp tập trung.

Chính sách công nghệ

– Ngành cần ứng dụng công nghệ cao thông qua đầu tƣ nƣớc ngoài giai đoạn đầu, đặc biệt là đầu tƣ từ các tập đoàn đa quốc gia vào thị trƣờng thế giới, đón nhận chuyển giao công nghệ từ các nƣớc phát triển.

– Xây dựng chính sách thích hợp nhằm thu hút các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ và chuyển giao công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, hàm lƣợng trí tuệ cao.

– Đầu tƣ có trọng điểm cho các công nghệ chiến lƣợc, sản phẩm trọng điểm trên cơ sở tăng ngân sách cho nghiên cứu khoa học công nghệ; cung cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho việc ứng dụng công nghệ mới.

– Xây dựng cơ chế thích hợp để thƣơng mại hoá các kết quả nghiên cứu khoa học.

– Nghiên cứu xây dựng và cho ban hành các chuẩn quốc gia tƣơng thích với các chuẩn quốc tế trong lĩnh vực điện tử, tạo điều kiện cho việc tiếp thu, phát triển và tƣơng thích hoá các công nghệ và hệ thống thiết bị điện tử trong điều kiện Việt Nam.

– Xây dựng hệ thống các phòng đo kiểm chất lƣợng sản phẩm điện tử theo tiêu chuẩn quốc tế. Tƣ vấn, hƣớng dẫn, hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia chƣơng trình xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng, đăng ký sở hữu công nghiệp và đăng ký nhãn hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển ngành công nghiệp điện tử của thái lan và hàm ý cho việt nam (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)