CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank trong những
năm gần đây:
Hiện nay Sacombank đƣợc phân chia thành 8 khu vực: Miền Bắc, Hà Nội, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Tây thành phố Hồ Chí Minh, Đông thành phố Hồ Chí Minh. Do sự khác biệt về vùng miền nên dẫn đến hoạt động TTQT của từng khu vực cũng khác nhau. Doanh số TTQT và việc sử dụng đa dạng các phƣơng thức TTQT chủ yếu tập trung tại khu vực Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Đông Nam Bộ, đối với các khu vực khác không đáng kể. Đi sâu hơn nữa vào phân tích thực trạng hoạt động TTQT của Sacombank qua những năm gần đây sẽ giúp chúng ta thấy đƣợc bức tranh toàn cảnh nhƣng cũng vô cùng chi tiết, sinh động về mảng hoạt động này.
3.2.1. Quy mô hoạt động TTQT của Sacombank:
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
7 tháng năm 2017 Tổng Doanh số TTQT (triệu USD) 7.867,70 8.885,29 8.899,54 5.219,25 Lƣợng hồ sơ TTQT 145.193 169.279 196.872 118.252
Bảng 3.1: Doanh số TTQT toàn Sacombank, 2014 – 7 tháng năm 2017
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank các năm 2014, 2015, 2016 và 7 tháng năm 2017)
Từ bảng 3.1 có thể thấy, tổng doanh số của hoạt động TTQT và lƣợng hồ sơ TTQT của NH tăng lên qua từng năm. Năm 2015, tổng doanh số tăng 13% và lƣợng hồ sơ tăng 17% so với năm 2014, sang năm 2016 tốc độ tăng chậm lại, nhƣng tổng doanh số vẫn tăng 0,16% và lƣợng hồ sơ vẫn tăng 16% so với năm 2015; Sau 7 tháng năm 2017, mặc dù có nhiều khó khăn nhƣng tổng doanh số và số lƣợng hồ sơ vẫn gia tăng đáng kể so với cùng kỳ năm 2016.
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
7 tháng năm 2017 Thu phí TTQT
(tỷ VNĐ) 288 321 352 207,9
Bảng 3.2: Thu phí TTQT toàn Sacombank, 2014 – 7 tháng năm 2017
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank các năm 2014, 2015, 2016 và 7 tháng năm 2017)
Từ bảng 3.2 ta cũng thấy rằng thu phí TTQT của Sacombank cũng liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2015 thu phí TTQT tăng 33 tỷ VNĐ tƣơng đƣơng 11,6% so với năm 2014, năm 2016 tăng ít hơn nhƣng vẫn ở mức cao 31 tỷ VNĐ tƣơng đƣơng 9,7% so với năm 2015. Sau 7 tháng năm 2017, tình hình thu phí TTQT của Sacombank vẫn rất khả quan, dự đoán đến hết năm 2017 sẽ lại tiếp tục tăng so với năm 2016.
3.2.2. Các phương thức TTQT áp dụng tại Sacombank:
Dịch vụ thanh toán quốc tế của Sacombank bao gồm rất nhiều hình thức thanh toán với nhiều tiện ích, nhiều loại ngoại tệ, dịch vụ nhanh chóng, chính xác giúp các khách hàng nâng cao uy tín với đối tác đồng thời tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian. Hiện nay Sacombank đang cung cấp các phƣơng thức TTQT sau đây:
- Tín dụng chứng từ: Đây là một trong những dịch vụ thế mạnh của Sacombank với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, đƣợc đào tạo bài bản. Phƣơng thức này gồm có: Tín dụng chứng từ nhập khẩu, Tín dụng chứng từ xuất khẩu và UPAS. Tính đến hết tháng 7 năm 2017 số hồ sơ thanh toán L/C nhập khẩu là 8.254 hồ sơ với doanh số 1.231,94 triệu USD, số hồ sơ thanh toán L/C xuất khẩu là 3.265 hồ sơ với doanh số 203,15 triệu USD.
- Nhờ thu: Với mạng lƣới ngân hàng đại lý rộng khắp trên toàn thế giới, Sacombank cung cấp dịch vụ thanh toán theo phƣơng thức nhờ thu (nhập khẩu, xuất khẩu) hiệu quả, nhanh chóng và an toàn với chi phí và thời gian tiết kiệm nhất. Tính đến hết tháng 7 năm 2017 số hồ sơ thanh toán nhờ thu nhập khẩu là 2.869 hồ sơ với doanh số 308,71 triệu USD, số hồ sơ thanh toán nhờ thu xuất khẩu là 761 hồ sơ với doanh số 68,77 triệu USD.
- Chuyển tiền: Sacombank cung cấp dịch vụ chuyển tiền bằng điện trả trƣớc hay trả sau để thanh toán tiền hàng, cƣớc phí hay dịch vụ cho các đối tác nƣớc ngoài, chuyển tiền đầu tƣ sang Lào và Campuchia. Tính đến hết
tháng 7 năm 2017 số hồ sơ chuyển tiền đi là 74.736 hồ sơ với doanh số 2.223,35 triệu USD, số hồ sơ chuyển tiền đến là 60.092 hồ sơ với doanh số 1.942,26 triệu USD.
- Ngoài các phƣơng thức trên đây Sacombank còn cung cấp các dịch vụ thanh toán biên mậu (với Trung Quốc và Campuchia), phát hành và thanh toán Bankdraft (là một dạng hối phiếu ngân hàng, đƣợc phát hành và giao cho khách hàng chuyển cho ngƣời thụ hƣởng ở nƣớc ngoài để thanh toán học phí, chi phí tham gia hội chợ, triển lãm hoặc các mục đích khác).
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016
L/C NK 26% 26% 20%
Nhờ thu NK 5% 5% 4%
Chuyển tiền đi 32% 39% 36%
L/C XK 3% 3% 3%
Nhờ thu XK 1% 1% 1%
Báo có chuyển tiền đến 33% 29% 36%
Bảng 3.3: Doanh số TTQT theo phƣơng thức thanh toán tại Sacombank, 2014 - 2016
(Nguồn: Báo cáo hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank các năm 2014, 2015, 2016 và 7 tháng năm 2017)
Từ bảng 3.3 ta thấy doanh số TTQT tại Sacombank đến chủ yếu từ các phƣơng thức thanh toán L/C NK, Chuyển tiền đi và Báo có chuyển tiền đến còn tỷ trọng đóng góp của các phƣơng thức thanh toán khác là không đáng kể. Để đẩy mạnh và phát triển hoạt động TTQT, Sacombank phải không ngừng đa dạng hóa và cải thiện chất lƣợng các phƣơng thức TTQT để thu hút khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.