4.2. Giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty
4.2.2. Quản lý hàng tồn kho hợp lý
Hàng tồn kho là cần thiết đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để xác định đƣợc lƣợng hàng tồn kho phù hợp với năng lực kinh doanh lại là việc không dễ dàng. Hàng tồn kho quá ít, không đủ cung sẽ dẫn tới việc mất khách hàng, giảm doanh thu do doanh nghiệp không thể cung cấp hàng hóa kịp thời cho khách hàng. Ngƣợc lại hàng tồn kho quá cao lại làm phát sinh các loại chi phí thuê kho bãi, chi phí giám sát hàng hóa, hao hụt hàng hóa…; gây ứ đọng và làm giảm tốc độ lƣu thông của vốn.
Qua việc phân tích tại Công ty CP XNK và XD Bình Ngân có thể thấy tỷ trọng hàng tồn kho năm 2015 đã tăng nhanh đáng kể so với năm trƣớc, lƣợng hàng tồn kho của công ty khá cao, chiếm gần 50% tổng tài sản của doanh nghiệp. Hơn nữa, do đầu tƣ mạnh vào hàng tồn kho nên tài sản có tính thanh khoản cao của công ty thấp, khiến cho hệ số thanh toán nhanh suy giảm, nhỏ hơn 1 công ty không đảm bảo đƣợc khả năng thanh toán nhanh. Đây thực sự là vấn đề công ty cần phải lƣu tâm, đặc biệt là trong bối cảnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trƣờng cạnh tranh trực tiếp với công ty, việc tiêu thụ hàng hóa sẽ khó khăn hơn trƣớc. Vì vậy, công ty cần có kế hoạch dự trữ và quản lý hàng tồn kho hợp lý hơn để tránh các chi phí phát sinh không cần thiết. Để thúc đẩy số lƣợng tiêu thụ, giảm hàng tồn kho, công ty có thể áp dụng các biện pháp cụ thể sau:
- Xác định mức dữ trự sản phẩm hàng hóa vừa đủ hợp lý bằng việc lên kế hoạch nhập hàng dựa trên nhu cầu thực tế của thị trƣờng trong từng giai đoạn cụ thể, rút ngắn thời gian đặt hàng và thời gian giao hàng để giảm bớt lƣợng hàng tồn kho, đẩy nhanh tốc độ luân chuyển của vốn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh. Trong nhiều trƣờng hợp việc đặt hàng với số lƣợng lớn cùng một lúc sẽ không đem lại hiệu quả do khoản tiền công ty tiết kiệm đƣợc từ các khoản giảm giá, chiết khấu có thể không bù đắp đƣợc các chi phí
phát sinh thêm nhƣ chi phí kho bãi, chi phí cơ hội, chi phí tài chính… Công ty cần xem xét mặt lợi và mặt hại để xác định nhu cầu phù hợp cho mình.
- Thƣờng xuyên kiểm kê hàng hóa, nắm bắt đƣợc những mặt hàng đang bán chạy, đƣợc khách hàng ƣa chuộng để đẩy nhanh số lƣợng bán ra, gia tăng doanh số tiêu thụ còn những mặt hàng tiêu thụ kém cần tìm giải pháp kịp thời để giảm lƣợng tồn kho, khơi thông dòng vốn.
- Đối với những mặt hàng tiêu thụ chậm, tồn kho lâu công ty cần tìm biện pháp giải quyết để nhanh chóng giảm hàng tồn kho và thu hồi lại vốn. Giảm giá hàng bán là một trong những biện pháp hiệu quả mà công ty có thể áp dụng. Mặc dù thu đƣợc ít lợi nhuận hơn, song đây là việc cần thiết để giúp công ty giảm nhanh lƣợng hàng tồn kho, tránh việc để quá lâu làm giảm giá trị hàng hóa, làm tăng các chi phí liên quan. Do đó, công ty có thể linh hoạt áp dụng chiết khấu, giảm giá bán cho những khách hàng truyền thống, quen thuộc, có mối quan hệ làm ăn lâu dài; hoặc khách hàng mua với số lƣợng lớn để kích thích tiêu thụ, giải phóng nhanh hàng tồn kho.
- Xem xét mở rộng thị trƣờng để bán sản phẩm vào các thị trƣờng mới, còn thiếu hoặc yếu. Hiện tại công ty có thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu ở khu vực miền Bắc và miền Trung, trong khi đó thị trƣờng miền Nam - một thị trƣờng tiêu thụ tiềm năng bậc nhất thì mức độ thâm nhập vào thị trƣờng của công ty lại chƣa sâu. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần tập trung nguồn lực hơn nữa để phát triển mạnh vào thị trƣờng này. Công ty cần tích cực thực hiện thƣờng xuyên các chiến lƣợc tuyên truyền và quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình. Bên cạnh các hình thức quảng cáo truyền thống qua tivi, báo, đài, webiste; công ty cần tham gia nhiều hơn các hội trợ, triển lãm, hội thảo chuyên đề về công nghiệp- nông nghiệp đƣợc tổ chức thƣờng niên tại các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ… nhằm giới thiệu sản phẩm của công ty đến với ngƣời tiêu dùng. Điều này sẽ giúp công ty
gia tăng cơ hội ký kết hợp đồng với nhiều khách hàng hơn, mở rộng quan hệ hợp tác đầu tƣ liên kết. Ngoài ra, công ty có thể tham gia vào các Hội chợ xúc tiến thƣơng mại tại các nƣớc lân cận nhƣ Lào và Campuchia để tìm kiếm cơ hội, mở rộng thị phần ra nƣớc ngoài trong bối cảnh sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nội ngày càng gia tăng.