1.4. Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp
1.4.4. Phân tích rủi ro tài chính
Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn tiềm ẩn những rủi ro, có thể xảy ra bất cứ lúc nào, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của doanh nghiệp, đó chính là rủi ro kinh doanh. Rủi ro kinh doanh là rủi ro của các hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp chƣa xem xét ảnh hƣởng của các khoản nợ vay. Còn rủi ro tài chính là phần rủi ro mà các chủ sở hữu phải gánh chịu thêm do doanh nghiệp sử dụng các khoản nợ. Đây là phần rủi ro của các chủ sở hữu phải gánh chịu ngoài phần rủi ro kinh doanh cơ bản, xuất phát từ việc doanh nghiệp sử dụng vốn từ các khoản nợ vay. Rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính có mối quan hệ với nhau. Thƣờng với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro kinh doanh thấp thì sẽ dễ dàng chấp nhận vay nhiều vốn để kinh doanh, tất yếu sẽ phải chịu rủi ro tài chính cao. Ngƣợc lại, với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có rủi ro kinh doanh cao thì nhìn chung sẽ gánh chịu rủi ro tài chính thấp hơn, do doanh nghiệp không sẵn sàng vay nhiều vốn hơn. Việc xem xét, phân tích hai loại rủi ro này sẽ giúp cho doanh nghiệp đƣa ra các quyết định đầu tƣ và huy động vốn hợp lý. Rủi ro tài chính gắn liền với cấu trúc nguồn vốn và là rủi ro mà các chủ sở hữu phải chịu do việc sử dụng nợ mang lại. Việc xem xét rủi ro tài chính thƣờng đƣợc thực hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
- Hệ số thanh toán lãi vay
Hệ số thanh toán
lãi vay =
Lợi nhuận trước thuế + Lãi vay Lãi vay
Chỉ tiêu này phản ánh độ an toàn, khả năng thanh toán tiền lãi vay của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng cao thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt, doanh nghiệp nên sử dụng vốn vay để đầu tƣ vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm góp phần bảo đảm và phát triển nguồn vốn kinh doanh. Nó cũng là tiền đề để thu hút các tổ chức tín dụng tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngƣợc lại, trị số của chỉ tiêu này càng thấp, thể hiện khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp thấp, lợi nhuận làm ra không đủ chi trả lãi vay. Nhìn chung hệ số này phải lớn hơn 1 thì công ty mới có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để trang trải lãi vay.
- Độ lớn của đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là khái niệm dùng để chỉ sự kết hợp giữa nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong việc điều hành chính sách tài chính của doanh nghiệp. Đòn bẩy tài chính sẽ rất lớn trong các doanh nghiệp có hệ số nợ cao và ngƣợc lại, đòn bẩy tài chính sẽ thấp khi hệ số nợ của doanh nghiệp thấp. Còn những doanh nghiệp không sử dụng nợ thì sẽ không có đòn bẩy tài chính. Đòn bẩy tài chính vừa là một công cụ thúc đẩy lợi nhuận sau thuế trên một đồng VCSH, vừa là một công cụ kìm hãm sự gia tăng đó. Sự thành công hay thất bại này tùy thuộc vào việc lựa chọn cơ cấu tài chính của nhà quản lý doanh nghiệp. Để đánh giá ảnh hƣởng của đòn bẩy tài chính đến lợi nhuận sau thuế hay lợi nhuận ròng sẵn có để chia cho các chủ sở hữu, ngƣời ta sử dụng thƣớc đo độ lớn đòn bẩy tài chính.
Độ lớn của đòn bẩy tài chính đƣợc định nghĩa là tỷ lệ % thay đổi của lợi nhuận sau thuế (EAT) hoặc lợi nhuận trên cổ phiếu (EPS) khi có một tỷ lệ
% thay đổi của lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay (EBIT). Độ lớn đòn bẩy tài chính (DFL) đƣợc tính nhƣ sau:
DFL = %∆ EAT
= %∆ EPS
= EBIT
%∆ EBIT %∆ EBIT EBIT-I
Trong đó: I là chi phí lãi vay
Ý nghĩa chỉ tiêu: khi EBIT tăng hay giảm x% thì EAT và EPS cũng sẽ tăng hay giảm x%*DFL. Khi doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nợ vay thì độ lớn đòn bẩy tài chính càng cao và có nghĩa là mức độ rủi ro tài chính càng lớn. Chỉ cần một sự thay đổi nhỏ của EBIT cũng làm thay đổi lớn đến EAT và EPS. Trƣờng hợp tích cực EBIT tăng sẽ kéo EAT và EPS tăng lên. Ngƣợc lại trong trƣờng hợp EBIT giảm thì doanh nghiệp có độ lớn đòn bẩy tài chính cao thì sẽ gánh chịu rủi ro càng lớn do EAT và EPS của công ty sẽ giảm càng nhiều.