Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bình ngân (Trang 53 - 57)

2.2.1. Phƣơng pháp so sánh

So sánh là một phƣơng pháp nhằm nghiên cứu sự biến động và xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để áp dụng phƣơng pháp này, các chỉ tiêu đem so sánh cần đảm bảo đồng thời: phản ánh cùng nội dung kinh tế, thống nhất về phƣơng pháp tính toán, đơn vị tính. Ngoài các điều kiện trên, khi thực hiện so sánh với các công ty khác cần phải đảm bảo các điều kiện khác nhƣ cùng phƣơng hƣớng kinh doanh, điều kiện kinh doanh tƣơng tự nhau.

Để tiến hành so sánh, cần giải quyết những vấn đề cơ bản nhƣ xác định gốc so sánh, xác định mục tiêu so sánh.

- Xác định gốc so sánh.

Việc xác định gốc so sánh tùy thuộc vào mục đích cụ thể của việc phân tích. Gốc so sánh đƣợc chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích đƣợc chọn là kỳ thực hiện hoặc kỳ kế hoạch hoặc kỳ kinh doanh trƣớc.

- Xác định mục tiêu so sánh

Mục tiêu so sánh trong phân tích nhằm xác định mức độ biến động tuyệt đối và mức độ biến động tƣơng đối cùng xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tích.

+ Mức biến động tuyệt đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với kỳ gốc.

+ Mức biến động tƣơng đối là kết quả so sánh trị số của chỉ tiêu ở kỳ phân tích với trị số của chỉ tiêu ở kỳ gốc, nhƣng đã đƣợc điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan mà chỉ tiêu liên quan này quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích.

Trong luận văn của mình, tác giả áp dụng phƣơng pháp so sánh các số liệu liên quan giữa năm sau với năm trƣớc trong giai đoạn 2013-2015 của

Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân. Cụ thể, trên Bảng cân đối kế toán tác giả so sánh các khoản mục nhƣ: tổng tài sản, tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn; tổng nguồn vốn, nợ phải trả, vốn chủ sở hữu… Trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh, thực hiện so sánh các khoản mục: doanh thu, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp năm sau với năm trƣớc. So sánh biến động tuyệt đối giúp tác giả đánh giá mức độ biến động tăng hoặc giảm về quy mô tài sản, nguồn vốn, doanh thu, chi phí và lợi nhuận của Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân trong giai đoạn 2013-2015.

Ngoài ra, tác giả còn so sánh mức biến động tƣơng đối thông qua việc tính toán và so sánh tỷ trọng tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho trong tổng tài sản; tỷ trọng vốn chủ sở hữu, nợ vay phải trả, vay ngắn hạn trong tổng nguồn vốn; tỷ lệ lợi nhuận với doanh thu, chi phí với giá vốn…, trong đó gốc so sánh là chỉ tiêu đó ở năm liền trƣớc để đánh giá sự phù hợp về cơ cấu tài sản và nguồn vốn, hiệu quả sinh lời của Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân theo thời gian.

2.2.2. Phƣơng pháp tỷ lệ

Phƣơng pháp này dựa trên các ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lƣợng tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp này yêu cầu phải xác định đƣợc các ngƣỡng, các định mức để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trƣng, phản ánh nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ từng bộ phận của tình hình tài chính. Tùy từng trƣờng hợp khác nhau, tùy theo giác độ phân tích, ngƣời phân

tích sẽ lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu của mình. Đây là phƣơng pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện đƣợc áp dụng ngày càng đƣợc bổ sung và hoàn thiện hơn. Vì:

- Nguồn thông tin kế toán và tài chính đƣợc cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn là cơ sở để hình thành những tham chiếu tin cậy nhằm đánh giá một tỷ lệ của một doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp.

- Việc áp dụng tin học cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ.

- Phƣơng pháp này giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách hệ thống hàng loạt tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn.

Cụ thể trong luận văn, tác giả tập trung vào phân tích các nhóm hệ số: hệ số khả năng thanh toán, hệ số về đòn bẩy tài chính, hệ số về hiệu quả kinh doanh của công ty trong các năm 2013, 2014, 2015. Trên cơ sở số liệu tính toán cụ thể để đánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ, mức độ tự chủ về tài chính, hiệu quả sử dụng nguồn lực và mức sinh lời của công ty. Bên cạnh đó việc so sánh trị số của các hệ số trên theo thời gian sẽ cho ta thấy xu hƣớng biến động tăng hay giảm, nguyên nhân, từ đó tìm ra các giải pháp cải thiện tình hình tài chính.

2.2.3. Phƣơng pháp phân tích Dupont

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích thƣờng vận dụng mô hình tài chính Dupont để phân tích liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Mô hình tài chính Dupont đƣợc sử dụng để phân tích hiệu quả kinh doanh trong mối liên hệ giữa các yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra của doanh nghiệp.

Mô hình Dupont thƣờng đƣợc vận dụng trong phân tích tài chính, có dạng:

- Chỉ tiêu sức sinh lời của tài sản ( ROA)

Sức sinh lời của tài sản (R A) =

Lợi nhuận sau thuế

= Lợi nhuận sau thuế

x Doanh thu ( Tài sản BQ Doanh thu Tài sản BQ

- Chỉ tiêu sức sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

Sức sinh lời của vốn chủ sở hữu =

Sức sinh lời của doanh thu x

Số vòng quay của tài sản bình quân x

Hệ số tài sản so với VCSH

Trên cơ sở nhận biết ba nhân tố trên, doanh nghiệp có thể áp dụng một số biện pháp làm tăng ROE nhƣ sau:

- Tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu cho phù hợp với năng lực hoạt động. - Tăng hiệu suất sử dụng tài sản. Nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản.

- Tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao chất lƣợng của sản phẩm. Từ đó tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

Phân tích tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn, giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Đồng thời, đánh giá đầy đủ và khách quan những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, đề ra các giải pháp cụ thể nhằm tăng cƣờng công tác quản lý doanh nghiệp, cải thiện kinh doanh của doanh nghiệp ở các kỳ kinh doanh tiếp theo.

Trong luận văn, tác giả áp dụng phƣơng pháp Dupont để xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến ROE. Tác giả so sánh chỉ tiêu ROE đƣợc xác định thông qua các nhân tố là: ROS, vòng quay tổng tài sản và mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của Công ty CP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Bình Ngân qua các năm 2014, 2015 để thấy đƣợc sự tăng trƣởng hoặc sụt giảm của ROE

bắt nguồn từ nhân tố nào trong 3 nhân tố trên, từ đó đƣa ra nhận định và tìm đƣợc các biện pháp thích hợp để tăng ROE.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng bình ngân (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)