Vai trò của ODA đối với sự phát triển kinh tế-xã hội của các nước

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 25 - 28)

nƣớc đang phát triển

1.3.1. Bổ sung nguồn vốn

Hầu hết các nước đang phát triển là các nước nghèo làn lạc hậu, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, để phát triển kinh tế xã hội của mình các nước đó cần rất nhiều vốn. Nguồn vốn trong nước không đủ để giải quyết các nhu cầu cần thiết cho sự phát triển kinh tế, các nước đó phải nhờ vào các nguồn vốn bên ngoài. ODA đóng vai trò là một nguồn vốn quan trọng tài trợ cho các chương trình phát triển của các nước này. Đối với các nước thu nhập thấp, ODA chiếm khoảng 82% tổng nguồn vốn ròng, khoảng 7% ~ 8%GNP [67, tr9].

Khoa học công nghệ của các nước đang phát triển phần lớn là lạc hậu. Cùng với xu thế toàn cầu hóa kinh tế, các nước phát triển càng thấy rõ trách nhiệm và quyền lợi của mình đối với các nước đang phát triển. Do vậy, họ tích cực cung cấp ODA cho các nước đang phát triển dưới dạng các chương trình, dự án. Họ không chỉ hỗ trợ về phần cứng mà còn hỗ trợ về phần mềm. Thông qua các dự án ODA vào lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhà tài trợ chuyển giao những công nghệ tiên tiến cho các nước đang phát triển, đồng thời các nước đang phát triển cũng tiếp thu được những kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ các nhà tài trợ. Các nghiên cứu về hiệu quả hỗ trợ gần đây nhất có xu hướng đánh giá cao những tác động phần mềm của hỗ trợ hơn là những đóng góp vật chất. Các quan niệm mới, những ý tưởng mới về con đường phát triển (chẳng hạn như phát triển bền vững); tầm nhìn về phát triển của một đất nước trong bối cảnh hội nhập; nhận thức về tầm quan trọng của môi trường chính sách tốt và cơ hội để một nước đang phát triển có thể đi trước đón đầu,…tất cả những nội dung này được đánh giá là giá trị phần mềm nếu thiếu nó ODA sẽ mất đi hiệu quả thực sự. Do vậy, ODA có vai trò to lớn đối với các nước đang phát triển trong việc chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến, hiện đại.

1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực

Với cách phân tích như trên, song song với các dự án, chương trình ODA, ngoài việc chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật, các nhà tài trợ còn giúp các nước đang phát triển đào tạo cán bộ, giúp đổi mới kỹ năng và thói quen làm việc thông qua việc cọ sát với các chuyên gia nước ngoài. Những nước thành công trong việc sử dụng ODA chính là những nước học được nhiều nhất qua các hoạt động quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA.

Mục tiêu của ODA là hỗ trợ phát triển kinh tế cho các nước đang phát triển, điểm nổi bật trong sự hỗ trợ đó là phát triển hạ tầng cơ sở. Tùy theo điều kiện và đặc thù kinh tế của từng nước, các nhà tài trợ hướng ưu tiên sử dụng vốn ODA vào những lĩnh vực phù hợp với từng nước, từ đó góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế của các quốc gia này.

1.3.5. Thúc đẩy FDI và mở rộng đầu tƣ

Bản thân nguồn vốn đầu tư công cộng là không lớn, song thông qua các dự án phát triển hạ tầng, cải cách hành chính, đào tào nguồn nhân lực,…làm cho môi trường đầu tư thuận lợi hơn, nguồn vốn đầu tư công cộng sẽ kích thích đầu tư tư nhân, thúc đẩy FDI. Ở những nước có cơ chế quản lý kinh tế tốt thì hỗ trợ nước ngoài không thay thế cho sáng kiến tư nhân, nó đóng vai trò như nam châm hút đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên một USD hỗ trợ [37, tr3]. Đối với những nước cam kết cải cách thì ODA góp phần củng cố niềm tin cho khu vực tư nhân và hỗ trợ các dịch vụ công cộng quan trọng. Nhưng tại những môi trường không tốt thì ODA lại loại trừ đầu tư tư nhân, điều này giải thích tại sao trong những trường hợp như vậy tác động của ODA là rất nhỏ.

Từ những vai trò to lớn trên, ODA góp phần tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển.

Tuy nhiên, nguồn vốn ODA không phải bao giờ cũng có tác động như là nguồn vốn hỗ trợ phát triển. Nhiều nghiên cứu so sánh tác động của ODA ở các nước chỉ ra rằng ODA chỉ thực sự có tác động tích cực đối với phát triển kinh tế ở những nước có môi trường chính sách tốt. Với cơ chế quản lý tốt thì 1% GDP hỗ trợ sẽ làm giảm 1% nghèo khổ và 1% tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh [37, tr3]. Nhưng ở môi trường chính sách kém hơn thì ODA lại có tác dụng kém hơn.

lực đóng góp tích cực cho sự phát triển của đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo điều kiện thúc đẩy đầu tư trong nước và xây dựng một thể chế tốt hơn. Nhưng mặt khác, ODA chứa nguy cơ làm tăng sự phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài và phát triển không bền vững do phải đáp ứng những mục tiêu không xuất phát từ nhu cầu nội tại của đất nước, đặc biệt là quốc gia tiếp nhận ODA có một thể chế yếu kém. Vấn đề ODA không tách rời quá trình toàn cầu hóa và những mâu thuẫn về lợi ích giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển. Các nước phát triển vừa cung cấp ODA để xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển, nhưng lại đóng cửa thị trường đối với rất nhiều sản phẩm của các nước nghèo, qua đó làm tăng thêm nghèo đói và thất nghiệp ở các nước đang phát triển. Vai trò của ODA trong từng trường hợp cụ thể rất khác nhau và tính chất hai mặt của nó đòi hỏi Chính phủ nước nhận ODA phải thường xuyên đánh giá một cách nghiêm túc những tác động tích cực và tác động tiêu cực đối với nền kinh tế của quốc gia mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)