2.1 .Thực trạng ODAcủa Nhật Bản ở Việt Nam
2.1.2 .Tình hình thực hiện giải ngân ODA
2.2.7. Góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói giảm nghèo
Xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này, được hình thành ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển. Nó không những đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đông đảo các tầng lớp nhân dân Việt Nam mà còn phù hợp với xu hướng chung của thời đại, phù hợp với các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ mà Liên Hợp Quốc đề ra. Mặc dù nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn do nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi, nhưng ngân sách Trung Ương đầu tư cho xóa đói giảm nghèo thông qua các chương trình quốc gia bình quân hàng năm vẫn tăng. Các chương trình, các dự án phát triển kinh tế xã hội được xây dựng nhằm tạo việc làm cho người nghèo, cũng như tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội. Cùng với nỗ lực của Chính phủ và nhân dân ta, Chính phủ Nhật Bản đã đóng góp quan trọng trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Ngoài việc hỗ trợ cho các công trình hệ thống điện, thông tin liên lạc, nước sạch, trường học và vệ sinh môi trường cho các trường học, y tế ở nông thôn như đã đề cập ở phần trên, Nhật Bản còn trợ giúp về kinh nghiệm, đào tạo nhân lực, đặc biệt là cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo để đẩy nhanh tiến trình thực hiện các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo. Chính nhờ sự hỗ trợ như vậy, đời sống dân cư nhiều vùng được cải thiện rõ rệt. Nghèo đói giảm ở cả nông thôn và thành thị, cả ở người Kinh và người Dân tộc ít người, nhất là vùng nông thôn ngoại vi các thành phố, thị xã và những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai phì nhiêu. Việt Nam đã thành công trong nỗ lực giảm
tỷ lệ nghèo từ hơn 60% vào năm 1990 xuống còn 18,1% vào năm 2004, dưới 7% năm 2005 (theo tiêu chuẩn cũ), phần lớn nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế cao với mức tăng bình quân 7.5% mỗi năm, trong đó ODA của Nhật đã đóng góp rất lớn vào sự thành công này.
Việc xây dựng chuẩn nghèo qua từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế - xã hội đã được nâng lên. Chuẩn nghèo ở Việt Nam dự kiến sẽ nâng lên mức: 180.000-200.000đ/người/tháng đối với vùng nông thôn; khoảng 250.000- 260.000đ/người/tháng đối với vùng thành thị Nếu theo chuẩn này, Việt Nam sẽ có khoảng 4,6 triệu hộ nghèo, chiếm 26% tổng số hộ toàn quốc. Tỷ lệ nghèo giữa các vùng, miền có sự chênh lệch đáng kể... Để đạt mục tiêu đến năm 2010 sẽ giảm tỷ lệ nghèo từ 26% xuống còn 15% (theo chuẩn mới) [6], ngoài sự nỗ lực của Chính phủ và người dân, chúng ta còn nhờ vào sự hỗ trợ rất lớn của cộng đồng tài trợ quốc tế, trong đó phần lớn là sự hỗ trợ của Chính phủ Nhật Bản.