Sự cấn thiết của ODA Nhật Bản đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 28 - 32)

Lịch sử đã chứng tỏ rằng không có quốc gia nào có thể phát triển và tồn tại nếu đi ngược với xu thế phát triển của thời đại, đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế. Do vậy, để cùng tồn tại và phát triển yêu cầu đề đặt ra đối với mỗi quốc gia và thế giới là phải cải cách kinh tế. Đặc biệt ngày nay xu hướng toàn cầu hóa kinh tế phát triển mạnh mẽ, mỗi nước phải tranh thủ nắm bắt cơ hội, tự nguyện hội nhập và góp sức mình thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu. Hơn nữa, dưới sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vượt ra ngoài biên giới quốc gia, các nước không thể phát triển kinh tế của mình nếu không tham gia vào phân công lao động quốc tế. Xu hướng hợp tác kinh tế quốc tế tăng mạnh, thúc đẩy quá trình liên kết khu vực và thế giới diễn ra nhanh chóng.

1986, đã và đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, Việt Nam trải qua một thời gian dài chiến tranh, cơ sở hạ tầng bị phá hủy nghiêm trọng, khoa học kỹ thuật lạc hậu, trình độ thấp kém,... Để khôi phục kinh tế, chúng ta cần một lượng vốn rất lớn, nguồn vốn trong nước còn hạn chế, do vậy, chúng ta phải thu hút nguồn vốn từ bên ngoài, trong đó có vốn ODA của Nhật Bản. Hơn nữa, để có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thế giới, chúng ta phải có chiến lược phát triển tốt. Cơ sở hạ tầng là nền tảng cho phát triển, nhưng công nghệ, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ cao cũng không kém phần quan trọng quyết định sự thành công. Nhật Bản là nước có tiềm năng về vốn và công nghệ và nguồn nhân lực ở trình độ cao, trên cơ sở quan hệ ngoại giao ngày càng tốt đẹp giữa 2 Chính phủ Việt Nam – Nhật Bản, chúng ta cần tận dụng những nền tảng sẵn có này. Nguồn vốn ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua. Nhờ có sự hỗ trợ ODA của Nhật Bản, cơ sở hạ tầng kinh tế đã được cải thiện, đạt tốc độ phát triển kinh tế cao trong những năm qua, ... Thế nhưng nước ta vẫn là nước đang phát triển, đang thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, do vậy ODA của Nhật Bản vẫn tiếp tục cần thiết cho phát triển đất nước trong thời gian tới.

Kết luận Chƣơng 1:

Về bản chất, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) là tất cả các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 25% trong tổng viện trợ cho các nước đang phát.

ODA gồm 2 hình thức: ODA hoàn lại và ODA không hoàn lại (grant) hay còn gọi là viện trợ không hoàn lại và vốn hỗ trợ kỹ thuật (technical cooperation),… Đối tác cung cấp ODA là Nhà nước hoặc Chính phủ các nước tài trợ hoặc các tổ chức quốc tế.

mục tiêu hoạt động ODA là xuất phát từ lợi ích kinh tế, nó được cung cấp phù hợp với hiến chương của Liên Hợp Quốc, hiện nay đang có một xu hướng thu hẹp về dòng vốn tín dụng chảy ra ngoài qua kênh ODA. Ngoài ra, ODA Nhật Bản còn có đặc điểm riêng ít mang tính điều kiện ngặt nghèo về áp lực chính trị so với các nước khác, thường thiên về hỗ trợ theo công trình. Trong cơ cấu ODA với tỷ lệ cao là ODA vốn vay (tín dụng đồng Yên) và một mức thấp dành cho ODA không hoàn lại, trong đó chú trọng tới hỗ trợ theo dạng trợ giúp kỹ thuật.

Nhật Bản nối lại cung cấp ODA cho Việt Nam năm 1992, từ đó đến nay chính sách ODA của Nhật Bản cho Việt Nam đã có thay đổi rất lớn, chuyển từ quan điểm sử dụng ODA để hỗ trợ phần cứng sang hỗ trợ phát triển phần mềm, tập trung ưu tiên vào 5 lĩnh vực: Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực; hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải và điện lực; hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn; ưu tiên cho giáo dục, sức khỏe và dịch vụ y tế; và cải thiện môi trường. Năm 2002, Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC) công bố “Chính sách trung hạn của JBIC trong việc cung cấp tín dụng ODA” với mục tiêu trọng tâm: (1) Phát triển cơ sở hạ tầng (nhất là điện, giao thông, thông tin liên lạc); (2) Xoá đói giảm nghèo; (3) Phát triển nguồn nhân lực và (4) Hỗ trợ xây dựng chính sách cải tổ cơ cấu. Năm 2006, Nhật Bản tiếp tục công bố chính sách ODA mới nhất cho Việt Nam ưu tiên hàng đầu vào 3 lĩnh vực: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; cải thiện đời sống và các lĩnh vực xã hội; hoàn thiện thể chế pháp luật. Nhìn chung chính sách ODA của Nhật Bản trong thời gian qua về cơ bản phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội Việt Nam và đáp ứng được sự mong muốn của Chính phủ và nhân dân Việt Nam - Nhật Bản.

Trước yêu cầu cải cách kinh tế quốc tế, xu thế toàn cầu hóa và hợp tác kinh tế quốc tế, Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế

giới. Vốn cần thiết cho thời kỳ đầu phát triển kinh tế, phần lớn là nhờ vốn ODA nhận từ Chính phủ Nhật Bản trên nền tảng quan hệ ngoại giao hai nước đựợc thiết lập từ năm 1973. Do vậy, ODA của Nhật Bản có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội và nguồn vốn ODA này còn tiếp tục cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta trong thời gian tới.

Nhìn chung ODA có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển trong việc bổ sung nguồn vốn cho phát triển đất nước, chuyển giao thành tựu khoa học kỹ thuật, phát triển nguồn nhân lực, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, thúc đẩy FDI và mở rộng đầu tư. Tuy nhiên, ODA cũng có những hạn chế nhật định, ODA hàm chứa nguy cơ làm tăng sự phụ thuộc vào hỗ trợ bên ngoài và phát triển không bền vững, đặc biệt là quốc gia tiếp nhận ODA có một thể chế yếu kém. Đúng như đánh giá của WB, ODA phát huy tác dụng trong môi trường chính sách tốt.

CHƢƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ODA NHẬT BẢN ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 28 - 32)