Triển vọng thu hút, sử dụng ODAcủa Nhật Bản

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 74 - 75)

2.1 .Thực trạng ODAcủa Nhật Bản ở Việt Nam

2.1.2 .Tình hình thực hiện giải ngân ODA

3.1. Định hướng và dự báo thu hút ODA Nhật Bản

3.1.3. Triển vọng thu hút, sử dụng ODAcủa Nhật Bản

Trên cơ sở phân tích và đánh giá về những cơ hội thu hút ODA Nhật Bản, thêm vào đó Chính phủ Việt Nam đặc biệt coi trọng việc chống thất thoát, chống tham nhũng trong quá trình sử dụng ODA, trong đó có ODA của Nhật Bản, có thể dự báo rằng ODA của Nhật Bản cho Việt Nam sẽ còn nhiều triển vọng. Một số chuyên gia Nhật Bản dự báo lượng ODA cho Việt Nam còn tăng hơn nữa khi một số nước và khu vực không còn được coi là trọng tâm ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản và Việt Nam đang nổi lên là ứng cử viên hàng đầu để tiếp nhận sự chuyển hướng này. Do vậy, có thể khẳng định triển vọng thu hút và sử dụng ODA Nhật Bản của Việt Nam trong thời gian tới rất khả quan. Nhìn lại kết quả thu hút và sử dụng ODA thời kỳ 1993-2005, kết hợp với kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ, có thể dự báo tổng ODA dành cho Việt Nam đến 2010 sẽ đạt mức cam kết khoảng 19-21 tỷ USD, bình quân 4 tỷ USD/năm, tăng trung bình 8% so với mức cam kết ODA năm 2005, vốn ODA ký kết mới trong thời kỳ 2006 - 2010 dự báo sẽ đạt khoảng từ 12 - 15 tỷ USD [9], trong đó ODA của Nhật Bản chiếm khoảng 34%, tương đương khoảng 4 - 5 tỷ USD, bình quân gần 1 tỷ USD/năm. Cụ thể, năm 2006 khối lượng ODA Nhật Bản cam kết cho Việt Nam đạt khoảng 945 triệu USD (tương đương 103,9 tỷ Yên), triển vọng năm 2007 ODA cam kết của Nhật Bản có khả nămg đạt hơn 945 triệu USD.

Với nhiều cơ hội tốt đang mở ra cho đất nước như phân tích trên, kết hợp với sự nỗ lực của Chính phủ về sự phân cấp trong thẩm quyền phê duyệt vốn ODA là nhằm tạo ra động lực thi đua giữa các địa phương, theo hướng tinh giản thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cán bộ và trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA, càng khẳng định thêm cho triển vọng sử dụng ODA của Nhật Bản ở Việt Nam có hiệu quả hơn nữa.

Căn cứ vào thực tế giải ngân giai đoạn 2001-2005, dự báo tổng vốn ODA sẽ giải ngân thời kỳ 2006-2010 đạt khoảng từ 11,46 - 12,41 tỷ USD. Theo kết quả thăm dò ý kiến các nhà tài trợ, tổng vốn ODA giải ngân 5 năm tới sẽ đạt khoảng từ 10,9 - 12,3 tỷ USD [9], có thể dự báo vốn giải ngân ODA của Nhật Bản đạt khoảng hơn 3 tỷ USD, tươmg đương 30% ODA của cộng đồng tài trợ quốc tế.

Những kết quả dự báo nói trên là cơ sở để nhận định rằng khả năng thực hiện 11,9 tỷ USD vốn ODA như đã được dự kiến trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là hiện thực, trong đó phần lớn là ODA của Nhật Bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam (Trang 74 - 75)