Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 21

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật (Trang 34 - 36)

1.1.1 .Khái niệm và vai trò của động lực

1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng tới động lực làm việc 15

1.2.4. Các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài 21

- Chính sách của chính phủ, pháp luật của nhà nước và các bộ quy

tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Mọi chính sách của chính phủ, pháp luật của nhà nƣớc có liên quan đến lao động đều có thể ảnh hƣởng đến động lực lao động của ngƣời lao động. Những chính sách về lao động dôi dƣ, chính sách tiền lƣơng, chính sách khuyến khích sử dụng một loại lao động đặc thù nào đó, chính sách tiền lƣơng tối thiểu … sẽ tác động đến động lực lao động của ngƣời lao động. Nếu các quy định này càng có lợi cho ngƣời lao động thì động lực lao động của họ càng cao.

Bên cạnh đó, các bộ quy tắc ứng xử về trách nhiệm xã hội nhƣ SA 8000, ISO 14000… cũng có tác động đáng kể đến vấn đề tạo động lực lao

Formatted: Font: Italic, No underline, Font color: Auto

động. Ví dụ, để xuất khẩu hàng hóa ra nƣớc ngoài, các doanh nghiệp buộc phải tuân theo những bộ quy tắc ứng xử nhƣ: không sử dụng lao động ép buộc, đảm bảo an toàn sức khỏe, tiền lƣơng, thu nhập… cho ngƣời lao động.

- Điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội của cả nước và của địa phương

Các yếu tố về kinh tế nhƣ chu kỳ kinh tế, mức sống, lạm phát, mức sống ở địa phƣơng, tỷ lệ thất nghiệp… hay các yếu tố về ổn định chính trị, xã hội đều có thể ảnh hƣởng tới công tác tạo động lực lao động cho ngƣời lao động trong các tổ chức. Ví dụ, khi nền kinh tế đang lâm vào khủng hoảng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, phần lớn ngƣời lao động sẽ phải cố gắng làm việc với động cơ giữ đƣợc việc làm, còn tổ chức cũng phải có những chính sách đảm bảo sự ổn định công việc và thu nhập cho ngƣời lao động nếu nhƣ muốn khắc phục tâm trạng bi quan của ngƣời lao động trong bối cảnh kinh tế suy thoái.

- Đặc điểm, cơ cấu của thị trường lao động

Đặc điểm, cơ cấu của thị trƣờng lao động có ảnh hƣởng gián tiếp đến việc tạo động lực lao động trong tổ chức. Nếu thị trƣờng lao động ở tình trạng dƣ thừa một loại lao động nào đó, những ngƣời lao động làm công việc này ở tổ chức sẽ cảm thấy thiếu “an toàn” bởi họ cảm nhận đƣợc nguy cơ mất việc làm. Cá nhân họ sẽ có động lực lao động cao hơn với mục đích giữ đƣợc việc làm. Ngƣợc lại, khi một loại lao động nào đó khan hiếm trên thị trƣờng, những lao động thuộc nhóm đó sẽ có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm với mức thu nhập cao hơn và điều kiện tốt hơn. Vì vậy, tổ chức buộc phải điều chỉnh chính sách tạo động lực lao động cho phù hợp để thu hút và giữ chân nhân viên.

- Vị thế của ngành

Vị thế của ngành có tác động rất quan trọng đến động lực lao động của ngƣời lao động. Khi một ngành nào đó có vị thế cao, sức hút của ngành đó đối với nhân lực cũng sẽ cao, ngƣời lao động đang làm việc trong ngành đó sẽ phải cố gắng làm việc để tránh bị sa thải. Mặt khác, khi đƣợc làm việc trong

ngành có vị thế cao, tự thân ngƣời lao động sẽ có sự hài lòng với công việc bởi công việc họ đang làm là mong muốn của nhiều ngƣời.

- Chính sách tạo động lực lao động của các tổ chức khác

Trong điều kiện hế thống thông tin thị trƣờng lao động năng động hiện nay, những tổ chức có chính sách tạo động lực lao động tốt thƣờng chiếm bị thế cao hơn. Để cạnh tranh với các đối thủ, các tổ chức khác cần điều chỉnh các chính sách của mình, trong đó có các chính sách tạo động lực lao động trên cơ sở kế thừa các ƣu điểm trong chính sách tạo động lực lao động của tổ chức mình và tổ chức khác, đồng thời đƣa ra các chính sách mới có tính sáng tạo cao hơn. Điều này nghĩa là những chính sách tạo động lực lao động hiệu quả sẽ đƣợc nhân rộng dƣới hình thức địa phƣơng hóa, quốc gia hóa…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tạo động lực làm việc tại công ty TNHH phát triển công nghệ và thiết bị kỹ thuật (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)