N G HÀG TMCP VIỆT AM THỊH V ỢG
3.1 Giới thiệu khái quát
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993. Sau gần 23 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 210 điểm giao dịch với đội ngũ trên 12.400 cán bộ nhân viên. Tính đến hết tháng 12 năm 2015, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 9.181 tỷ đồng.
Là thành viên của nhóm 12 ngân hàng hàng đầu Việt Nam (G12), VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng. Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường.
Theo định hướng “Tất cả vì khách hàng”, các điểm giao dịch đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ. Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng... Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng cơ sở khách hàng của VPBank với tốc độ nhanh chóng. VPBank đã tiến hành đồng bộ các giải pháp xây dựng hệ thống nền tảng. Ngân hàng luôn đi đầu thị trường trong việc ứng dụng công nghệ thông tin tiên tiến trong các sản phẩm, dịch vụ và hệ thống vận hành. Cùng với việc xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, hiệu quả, các hệ thống quản trị nhân sự cốt lõi đã được xây dựng và triển khai thành công tại VPBank.
Hoạt động tín dụng ở Hội sở bao gồm các phòng ban thuộc Khối Tín dụng tại hội sở và các Chinh nhánh, Sở giao dịch trên cả nước vì mô hình hoạt động tín dụng tập trung: bán hàng, giải quyết hồ sơ, thẩm định, giải ngân, quản lý tài sản bảo đảm, quản lý rủi ro tín dụng… Các hoạt động trên thuộc cấp Chi nhánh nếu vượt
cấp thuộc chi nhánh sẽ gửi lên Hội sở làm việc, nên tất cả con số tác giả nêu ra phân tích ở đây đều thuộc Hội sở Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Hình: 3.1: Sơ đồ tổ chức VPBank
Nguồn: Website Vpbank.com.vn
Đáp ứng nhu cầu kinh doanh VPBank đã thiết kế kiến trúc hệ thống, với việc triển khai gần 30 dự án trọng điểm toàn hàng và hơn 500 sáng kiến tối ưu hóa, cải tiến hệ thống, quy trình có mức độ ảnh hưởng sâu rộng trong 3 năm vừa qua.
Trong năm 2013, môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn song kết quả kinh doanh của VPBank khá khả quan. Kết thúc năm tài chính, lợi nhuận trước thuế
hợp nhất đạt 1.355 tỷđồng, tăng 406 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng 43%. Đây cũng là năm đầu tiên lợi nhuận sau thuế của VPBank vượt mốc 1.000 tỷ đồng, đạt 1.018 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2014 của VPBank đạt 1.609 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2013, hoàn thành 85% kế hoạch. Mặt bằng lãi suất thị trường liên tục giảm dẫn tới biên lợi nhuận (margin) thực tế thấp hơn kế hoạch. Bên cạnh đó, việc chú trọng tăng cường trích lập dự phòng cũng là lý do dẫn tới lợi nhuận thấp hơn kế hoạch. Năm 2015 của VPBank là lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 3.096 tỷ đồng, tăng trưởng 92% so với năm 2014, đạt 124% kế hoạch đề ra. Tổng thu nhập hoạt động thuần đạt 12.066 tỷ, tăng trưởng 92% so với với năm trước. Tổng doanh thu từ phí đạt 1.597 tỷ đồng và thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ đ ạt 885 tỷ đồng, tăng 46% so với năm 2014.
Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013- 2014- 2015 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh Năm 2013
(tỉ đồng) Năm 2014 (tỉ đồng) Năm 2015 (tỉ đồng) Tổng tài sản 121.264 136.241 193.876 Vốn chủ sở hữu 7.727 8.980 13.389 Huy động khách hàng 88.345 119.163 152.131 Dư nợ cấp tín dụng 66.263 95.675 131.463
Trong đó: cho vay khách hàng 52.474 78.379 116.804
Thu nhập hoạt động thuần 5.085 6.271 12.066
Lợi nhuận trước thuế 1.355 1.609 3.096
Nguồn: Báo cáo Tài chính hợp nhất VPBank (Đã kiểm toán)
Trong những năm gầy đây ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng đã có bước tăng trưởng đáng kể, thu nhập tăng từng năm, đi theo đó là lợi nhuận trước
thuế cũng tăng vọt trong năm gần đây nhất. Bên cạnh sự tăng trưởng vượt bậc đó thì rủi ro tín dụng luôn đi kèm, mức dư nợ tín dụng ở mức khá cao, dao động trong ba năm khoảng 2.6%-2.7%, tuy không phải là mức đáng báo động nhưng điều này cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận và uy tín của ngân hàng Việt nam Thịnh Vượng.
Nhờ sự tăng trưởng mạnh trong các hoạt động cốt lõi của ngân hàng, thu lãi kinh doanh chứng khoán thành công, đồng thời duy trì được bảng cân đối hiệu quả nên tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2014 đạt 6.269, năm 2015 là 12.066 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2014 và tăng 237% so với năm 2015. Đóng góp lớn nhất vào sự tăng trưởng này đến từ thu nhập lãi thuần, tăng chủ yếu nhờ tăng trưởng cho vay, huy động vượt bậc, cải thiện cơ cấu nguồn và sử dụng nguồn hiệu quả.
Về tình hình cho vay khách hàng, trong năm 2012 VPBank đạt 36.903 tỷ đồng, năm 2013 là 52.474 tỷ đồng, tăng hơn 40%. Mức tăng trưởng ngày càng cao ổn định ở mức là gần 50% trong năm 2014, năm 2015 cũng tăng hơn 50% so với năm trước đó. Trong tình hình kinh tế khó khăn và tính thanh khoản thấp nên việc cho vay khách hàng tăng ở mức tương đối cao, điều này không tránh khỏi rủi ro tín dụng tiềm ẩn trong đó.
Không chỉ tiếp tục theo sát các phân khúc để đảm bảo đáp ứng đầy đủ và tốt nhất nhu cầu của khách hàng, VPBank đã thực hiện nhiều thay đổi lớn về sản phẩm và kênh phân phối, qua đó mang lại những kết quả tăng trưởng vượt bậc về số lượng khách hàng và tổng số dư huy động, cho vay.Trọng tâm chính của mảng cho vay khách hàng cá nhân là các sản phẩm cho vay có tài sản đảm bảo, qua đó giúp tăng trưởng dư nợ khách hàng cá nhân đạt 40% trong năm 2014. Kết quả này có được là nhờ các sáng kiến sản phẩm hướng tới khách hàng và đa dạng hóa các kênh phân phối. Ngân hàng cũng đã ký thỏa thuận với nhiều dự án bất động sản lớn nhất tại Việt Nam nhằm cung cấp dịch vụ cho vay mua nhà. Việc liên kết với các đại lý bán ô tô lớn đã kích thích tăng trưởng dư nợ cho vay mua ô tô. Trong khi đó, việc thiết lập các kênh bán hàng thay thế đã có tác động không nhỏ tới việc tăng doanh số bán các sản phẩm vay tín chấp, đạt mức 140%. Ngoài ra, Ngân hàng còn tích cực, chủ động tham gia thị trường thẻ tín dụng và tăng số lượng thẻ tín dụng phát hành lên gấp năm lần. Không chỉ cung cấp danh mục sản phẩm cạnh tranh, VPBank
còn mang lại cho khách hàng cá nhân nhiều kênh phân phối đa dạng và tiện lợi. Các kênh thay thế như kênh Phát triển đối tác cho vay có Tài sản đảm bảo (Asset Partnership), Cho vay tiêu dùng (Consumer Lending), Ngân hàng công sở (Work- site Banking) và Phát triển đối tác (Partnership Development) đảm bảo khách hàng được phục vụ cho dù họ ở bất kỳ nơi đâu. Trải nghiệm của KHCN còn được mở rộng thông qua tính sẵn sàng và cải tiến của các kênh điện tử, bao gồm dịch vụ internet banking, mobile banking, ATM, v.v. Những kênh này chiếm 50% tổng số giao dịch tài chính của VPBank trong (năm 2014 và 2015).
Năm 2015 được đánh dấu với việc hoàn thành các bộ sản phẩm, cải thiện năng suất lao động và tăng khả năng sinh lời. Các gói sản phẩm được hoàn thành nhằm đáp ứng các nhu cầu cụ thể của khách hàng trong từng phân khúc và khu vực khác nhau. Đồng thời, VPBank sẽ tập trung vào việc đơn giản hóa quy trình và hồ sơ chứng từ. Hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng (CRM) do VPBank tự phát triển được thiết kế đặc biệt phù hợp với VPBank với mục tiêu thúc đẩy năng suất lao động. VPBank cũng thực hiện các phân tích nhằm hỗ trợ theo dõi và quản lý kết quả hoạt động bán hàng. Khả năng sinh lời được gia tăng thông qua việc quản lý và kiểm soát chi phí có hiệu quả cũng như duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp với sự hỗ trợ của chiến lược thu hồi nợ chuẩn hóa dành cho khách hàng cá nhân là một năm thành công vượt trội của mảng hoạt động tín dụng tiêu dùng của VPBank với kết quả kinh doanh rất tích cực và việc chuyển đổi mô hình hoạt động từ Khối Tín dụng Tiêu dùng sang một công ty con của Ngân hàng là Công tài chính VPBank (gọi tắt là VPB FC). Động thái này giúp VPB FC (với thương hiệu FE Credit) có thể tập trung hoàn toàn vào việc cung cấp các sản phẩm và dịch vụ nổi trội cho thị trường tài chính tiêu dùng đại chúng tại Việt Nam, qua đó vươn lên tầm cao mới và đạt những mục tiêu đầy tham vọng trong những năm tiếp theo Năm 2014 đánh dấu năm thứ hai trên chặng đường chuyển đổi của VPBank đối với mảng kinh doanh phân khúc khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Đây cũng là năm đầy ắp những dự án và sáng kiến được triển khai mạnh mẽ nhằm thực hiện sứ mệnh của VPBank: trở thành một trong năm ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam và là ngân hàng được các doanh nghiệp SME ưu tiên lựa chọn. Tận dụng nền tảng đã tạo dựng từ năm
2013 dựa trên 3 trụ cột chính trong mô hình kinh doanh: Con người, Sản phẩm và Quy trình, mảng khách hàng SME đã tiếp tục đem lại những kết quả kinh doanh ấn tượng trong năm 2014 vừa qua. Cụ thể, mức cho vay tăng 25% và huy động tăng 58% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi số lượng khách hàng tăng thêm 14%.
VPBank tập trung thúc đẩy tăng trưởng tín dụng, huy động và cơ sở khách hàng của hai phân khúc khách hàng chủ chốt là Khách hàng Cá nhân và SME (khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ) thông qua việc nâng cao năng suất bán và chất lượng của đội ngũ bán hàng đã được đầu tư mạnh hơn phát triển các sản phẩm dịch vụ đa dạng, dễ tiếp cận và phù hợp với từng đối tượng khách hàng, hoàn thiện các quy trình phát triển sản phẩm, hệ thống bán hàng chuyên nghiệp và chuyên biệt tương ứng. Vì thế trong biểu đồ ta thấy năm 2013 Vpbank đạt 52.474 tỉ đồng, năm 2014 đạt 60.382 tỉ đồng, năm 2015 cho vay khách hàng đạt 116.804 tỷ đồng, tăng 38.425 tỷ so với cùng kỳ năm 2014, trong đó cho vay khách hàng cá nhân tăng 25.927 tỷ đồng, cho vay khách hàng doanh nghiệp tăng 12.498 tỷ đồng.
Về huy động khách hang, VPBank luôn đặt trọng tâm mục tiêu huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn thị trường, nâng cao dự trữ thanh khoản và đi theo đúng định hướng chiến lược tăng trưởng hữu cơ về quy mô phát triển lĩnh vực huy động tiền và giấy tờ có giá. Thu hút tiền từ các tổ chức kinh tế và các cá nhân có tiền nhàn rỗi ở mức ngắn hạn và dài hạn nhằm đa dạng hóa sự lựa chọn của khách hàng. Khách hàng thấy được sự phù hợp ở mỗi giá trị và lợi nhuận khác nhau. Bên cạnh chiến lược trọng tâm là bán lẻ, VPBank còn tập trung khai thác triệt để cơ hội ở các khối khách hàng doanh nghiệp để tăng trưởng và đa dạng hóa thêm nguồn vốn huy động, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn huy động giá rẻ khác.
Thiết kế đa dạng nhiều kênh và sản phẩm huy động với các tính chất đặc thù, và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng như: Tiết kiệm gửi góp linh hoạt Easy Savings phù hợp với khách hàng có nhu cầu vốn đột xuất, tiết kiệm trực tuyến giúp khách hàng gửi tiền mọi lúc mọi nơi mà không phải đến ngân hàng; Linh hoạt trong chính sách điều chuyển vốn nội bộ nhằm khuyến khích và tạo động lực tăng trưởng
huy động; Triển khai đồng loạt các dự án, chương trình nhằm tăng trưởng số dư tiền gửi thanh toán, đa dạng hóa nguồn huy động và giảm chi phí vốn huy động.
Tổng huy động vốn (gồm tiền gửi của khách hàng, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá) tại thời điểm 31/12/2015 đạt 169.895 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ 2014, trong đó tiền gửi của khách hàng và phát hành giấy tờ có giá (GTCG) đạt 152.131 tỷ đồng, tăng hơn 31.300 tỷ đồng (tương ứng tăng 26%) so với cùng kỳ năm trước. Ghi nhận tăng trưởng kép của huy động khách hàng và phát hành GTCG trong 5 năm giai đoạn 2011-2015 đạt 48%. Tiền gửi của khách hàng năm 2013 đạt 83.854 tỉ đồng, năm 2014 tăng lên 108.354 tỉ, tương đương tăng 29%. Năm 2015 tiền gửi khách hàng đạt 130.271 tỷ đồng, tăng ròng gần 22.000 tỷ đồng (tương đương tăng 20%) so với 2014, cao hơn mức tăng trưởng bình quân của toàn ngành ngân hàng và giúp VPBank tiếp tục nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có tăng trưởng. Cụ thể minh họa biểu đồ bên dưới.
Hình 3.2: Tiền gửi của Khách hàng năm 2013- 2014- 2015
Sự tăng trưởng này đánh giá khả năng định hướng chiến lược huy động vốn của VPBank trong việc nâng cao uy tín và nhận diện thương hiệu. Tiếp tục quá trình chuyển đổi ngân hàng, mở rộng mạng lưới, thay đổi mô hình tổ chức, hoàn thiện hệ thống nền tảng về công nghệ thông tin, quản lý rủi ro...; cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về quy mô hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động của. Chi phí hoạt động được kiểm soát ở mức hợp lý, phù hợp với tăng thu nhập, do đó tỷ lệ chi phí hoạt động cũng giảm đáng kể, hoàn toàn phù hợp với quan điểm và định hướng của Ban lãnh đạo VPBank: luôn coi nhân sự là một trong những nền tảng quan trọng để đạt được tham vọng trong chiến lược tăng trưởng của mình.
3.2 Phân t ch hoạt động quản lý rủi ro t n dụng 3.2.1 Hoạt động xếp hạng tài sản bảo đảm (TSBĐ)
Mục đích phân loại, xếp lại TSBĐ để ban hành cấp tỉ lệ tín dụng tối đa trên TSBĐ nhằm từng bước nâng cao chất lượng TSBĐ tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, hạn chế rủi ro trong việc quản lý TSBĐ. Trong việc phân cấp TSBĐ của khác hàng nhằm đưa ra mức cấp tín dụng tối đa và tối thiểu trên tài sản thế chấp đó. Với những tài sản như sổ tiết kiệm, tiền gửi, giấy tờ có giá do ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng phát hành được cấp tín dụng 100%. Mức cấp tín dụng cũng tùy thuộc vào thời điểm cấp vì chính sách và cơ chế của từng giai đoạn khác nhau nên áp dụng khác nhau. Trong tình hình kinh tế mở cửa, có nhiều giao dịch, nhiều giấy tờ, nhiều tài sản của khách hàng được mang ra thế chấp thành TSBĐ, nhưng tình hình kinh tế kém ổn định hiện nay nên việc nhận TSBĐ để cấp tín dụng cũng vô cùng rủi ro. Căn cứ vào bảng bên dưới ngân hàng Viêt Nam Thịnh Vượng đã phần nào hạn chế được rủi ro tín dụng:
Bảng 3.2: Danh mục xếp hạng tài sản bảo đảm (Chi tiết ở phục lục)
STT Tên tài sản Bảo
hiểm
Xếp hạng Cấp t n dụng(%)
1 Tiền gửi, sổ tiết kiệm, GTCG
1.1
Số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm, tiền gửi theo hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền
gửi hoặc GTCG do VPBank phát hành 0 A1 100%
1.2
Số dư tiền gửi, sổ tiết kiệm, tiền gửi theo hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi hoặc GTCG do TCTD khác phát
hành 0 A2 89%
2 Cổ phiếu
2.1
Cổ phiếu niêm yết trên thị trường tập
trung (HSX, HNX) 0 D1 60%
2.2
Cổ phiếu chưa niêm yết hoặc niêm yết
trên thị trường phi tập trung (upcom) 0 E1 50%