N G HÀG TMCP VIỆT AM THỊH V ỢG
3.2.2 Hạn chế đang tồn tại
Hoạt động quản lý RRTD của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã được chú trọng nhiều. Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đã xây dựng được các công cụ quản lý rủi ro cơ bản như, chương trình xếp hạng khách hàng, phân giới hạn cấp tín dụng theo đối tượng khách hầng và theo từng sản phẩm cụ thể, phân nhóm nợ và tỷ lệ trích lập dự phòng theo quy định và hướng dẫn của NHNN.
Kết quả, tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng giảm có giảm nhưng vẫn ở mức cao từ 2.81% trong năm 2013 xuống 2.70% trong năm. Cơ cấu nợ khó đòi trong tổng dư nợ trong ban năm nghiên cứu vẫn ở mức cao lần lượt là 35%, 39%, 37%, vẫn đang ở mức cao xong đây cũng là cố gắng hết mình của toàn bộ cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro tại ngân hàng. Cùng với doanh số tín dụng tăng trưởng thì bên cạnh đó nợ xấu cũng tăng cao, đặc biệt nợ có khả năng mất vồn năm 2013 là 0.77%, năm 2014 là 0.66% nhưng đến năm 2015 con số này tăng vọt ở mức 1.16% trên tổng dư nợ, điều này đang báo động và cần phải đưa ra biện pháp cải thiện.
o Hoạt động giám sát tín dụng từ xa còn hạn chế:
- Việc không tuân thủ đúng các quy định về hạn mức tín dụng, mức phê duyệt tín dụng cho từng cấp
- Những sai sót trong việc cập nhật các thông tin về khoản vay, về tài sản bảo đảm trên phân hệ, như: thông tin lãi suất, ngày giải ngân, thu nợ, sản phẩm vay vốn, đình kỳ hạn trả nợ trên phân hệ, không liên kết khoản vay với tài sản bảo đảm, xác định tỷ lệ cho vay trên giá trị tài sản bảo đảm thiếu chính xác,...
- Hình 3.8: Hoạt động giám sát t n dụng từ xa
Nguồn: Eoffice.vpbank.com.vn của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng - Việc không tuân thủ các điều kiện phê duyệt tín dụng
- Phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường liên quan đến khoản vay, báo cáo và đề xuất với cấp có thẩm quyền phương án xử lý và phối hợp, giám sát các
chi nhánh thực hiện theo phương án xử lý đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Rà soát, nắm bắt được thực trạng hoạt động cấp tín dụng; tình hình nhân sự của
o Hoạt động giám sát tín dụng tại chỗ nhiều bất cập
- Phòng tín dụng tại các chi nhánh từ đó báo cáo, tham mưu cho Ban điều hành về chính sách tín dụng cụ thể đối với từng danh mục tín dụng.
- Nắm bắt được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn trong toàn hệ thống, những thuận lợi, khó khăn của từng khách hàng trong giai đoạn biến động tài chính năm 2013, từ đó đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng đối với Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và đề xuất với Ban điều hành, Hội đồng tín dụng về việc cơ cấu, xử lý đối với một số các khoản nợ cụ thể:
+ Đánh giá chất lượng tín dụng và dự báo rủi ro đối với các khoản vay đầu tư, kinh doanh tại một số ngành nghề cho vay chủ yếu của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng như: chế biến và sản xuất, đầu tư bất động sản, sản xuất kinh doanh thép, khai thác, vận chuyển, viễn thông…
+ Nắm bắt thực trạng việc quản lý tài sản bảo đảm tại các chi nhánh, đặc biệt với tài sản bảo đảm là hàng hóa tồn kho, từ đó đề xuất, kiến nghị các biện pháp quản lý hữu hiệu (thuê đơn vị bảo vệ chuyên nghiệp do Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng chỉ định)
+ Rà soát, phối hợp cùng với chi nhánh hoàn thiện một số hồ sơ tài sản bảo đảm nhằm hạn chế các rủi ro có thể xảy ra
- Hình 3.9: Quy trình giám sát t n dụng
Nguồn: Eoffice.vpbank.com.vn của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng
Căn cứ vào quy trình giám sát tín dụng được TGĐ thông qua ký duyệt, tuy quy trình đưa ra thích hợp tại một thời điểm nào đó, đối với các khoảng vay nhất định, nhưng áp dụng rộng rãi tới toàn hàng lại có nhiều bất cập: không linh hoạt cho
từng món vay, khách hầng vay, thời điểm vay…; quản lý không phải lúc nào nhất thiết theo quy trình, thời điểm vay…
Hiện tại chất lượng thẩm định, đặc biệt là đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền phán quyết lớn nội dung thường rất sơ sài không có đầy đủ các thông tin tài chính của doanh nghiệp hoặc thông tin cá nhân, không phân tích và đánh giá tình hình biến động và dự báo khả năng phát triển của ngành, không tuân thủ đúng các nội dung đã được Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng quy định trong mẫu tờ trình tín dụng.
Các khoản vay sau khi giải ngân phải được cán bộ tín dụng thực hiện hàng tháng, tối đa hàng quý, tuy nhiên cán bộ tín dụng thường chỉ kiểm tra qua quýt bằng cách gọi điện hỏi khách hàng mà không đến trực tiếp kiểm tra tình hình khách hàng cũng như TSBĐ, hoặc có kiểm tra cũng chỉ làm hình thức không lập biên bản cho khách hàng ký dẫn đến trường hợp cán bộ tín dụng cũng như chi nhánh không phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường có liên quan đến khoản vay.
Phương thức quản lý TSBĐ, đặc biệt là hàng hóa còn lỏng lẻo dẫn đến trường hợp khách hàng tự động bán tài sản bảo đảm không thông báo cho Ngân hàng mà cán bộ tín dụng phụ trách khách hàng cũng không theo dõi, kiểm soát được. Đây một phần cũng do nguyên nhân cán bộ tín dụng không chú trọng nhiều đến khâu quản lý sau khi giải ngân.
Việc hoàn thiện thủ tục đảm bảo tiền vay thường chậm so với phê duyệt của cán bộ có thẩm quyền hoặc không đầy đủ theo quy định pháp luật như việc đăng ký giao dịch bảo đảm, việc mua bảo hiểm và chuyển nhượng quyền thụ hưởng bảo hiểm cho Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng đối với tài sản bảo đảm
Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng áp dụng cơ chế lãi suất điều chỉnh thả nổi theo sự biến động của thị trường, thông thường điều chỉnh 3 tháng/ lần hoặc 1 tháng/ lần hoặc tùy thuộc vào tình hình thực tế. Tuy nhiên, việc theo dõi thay đổi lãi suất vẫn phải làm thủ công, chưa có chương trình theo dõi trên máy tính nên hoạt động giám sát việc thực hiện điều chỉnh lãi suất đúng theo quy định của Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và của NHNN còn gặp nhiều khó khăn.