2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
2.2.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính
2.2.1.1 Tình hình tài chính chung
Khi xem xét đánh giá hoạt động của một công ty thì không thể không quan tâm đến tình hình tài chính. Vì khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty có tốt hay không cũng phụ thuộc không nhỏ vào khả năng tài chính của công ty đó. Ngƣợc lại, kết quả kinh doanh tốt, lợi nhuận cao sẽ là cơ sở để tình hình tài chính đƣợc củng cố và phát triển. Để tìm hiểu về đặc điểm tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô, ta sẽ đi phân tích cấu trúc tài chính của công ty, cụ thể nhƣ sau:
2.2.1.1.1 Tình hình về tài sản của công ty
Bảng 2.1: Khái quát cơ cấu tài sản năm 2009 - 2011 của Kinh Đô
ĐVT: tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1.Tài sản ngắn hạn 2.465 1.597 1.785
2.Tài sản dài hạn 1.259 2.385 2.862
3.Tổng tài sản 3.724 3.982 4.648
4.Tỷ trọng TSNH/Tổng TS 66,19 40,10 38,42
5.Tỷ trọng TSDH/Tổng TS 33,81 59,90 61,58
(Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2009,2010,2011 – Kinh Đô)
0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 2009 2010 2011 Tỷ trọng TSNH/Tổng TS Tỷ trọng TSDH/Tổng TS
Hình 2: Cơ cấu tài sản giai đoạn năm 2009-2011 của Kinh Đô
(Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 2009,2010,2011 –Kinh Đô)
Qua bảng số liệu cho thấy, năm 2009 công ty tập trung đầu tƣ tài ngắn hạn hơn so với tài sản dài hạn, tỷ trọng tài sản ngắn hạn chiếm tới 66,19%. Tuy nhiên sang năm 2010, 2011, công ty đã thay đổi cơ cấu tài sản ngắn hạn và dài hạn theo xu hƣớng giảm dần tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng dần tài sản dài hạn (tỷ trọng tài sản dài hạn/ tổng tài sản tài ngày 31/12/2011 là 61,58% tăng 1,68% so với đầu năm 2011, tuy nhiên vẫn giữ đƣợc sự cân bằng tƣơng đối giữa
hai khoản mục này. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản đang tăng lên chứng tỏ doanh nghiệp đang mở rộng quy mô sản xuất. Điều này là tốt và phù hợp với tình trạng kinh doanh phát triển của doanh nghiệp. Đầu tƣ mở rộng quy mô sản xuất cũng là để đáp ứng tốt hơn nhu cầu ngày một tăng của thị trƣờng đối với các sản phẩm của công ty. Đó cũng là bƣớc cần phải làm để thực hiện đƣợc mục tiêu chiến lƣợc mà công ty đề ra - trở thành một tập đoàn đa ngành phát triển bền vững. Từ đó có thể kết luận: về cơ bản thì doanh nghiệp đang xây dựng một cơ cấu tài sản phù hợp, hợp lý.
Bảng số 2.2: Tình hình biến động tài sản năm 2009 - 2011 của Kinh Đô
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010 so với năm 2009 Năm 2011 so với năm 2010 Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng Chênh lệch số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng lệch số tiền Chênh (tỷ đồng) Tỷ trọng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 2.465 66,19 1.597 40,10 1.785 38,42 (868) (26,09) 188 (1,69)
I. Tiền và các khoản tƣơng
đƣơng tiền 949 25,49 564 14,18 817 17,57 (384) (11,30) 252 3,39 II. Các khoản đầu tƣ tài
chính ngắn hạn 514 13,82 87 2,18 333 7,18 (427) (11,64) 246 5,00 III. Các khoản phải thu ngắn
hạn 952 25,57 886 22,27 580 12,48 (65) (3,31) (306) (9,79) IV. Hàng tồn kho 31 0,85 48 1,21 37 0,81 16 0,36 (10) (0,40) V. Tài sản ngắn hạn khác 16 0,45 10 0,25 17 0,37 (6) (0,20) 7 0,12
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 1.259 33,81 2.385 59,90 2.862 61,58 1.126 26,09 477 1 ,69
I. Các khoản phải thu dài
hạn 0,415 0,01 0,345 0,01 345 0,01 (0,07) (0,00) - (0,00) II. Tài sản cố định 115 3,11 133 3,36 128 2,77 17 0,25 (5) (0,59) III. Các khoản đầu tƣ tài
chính dài hạn 1.125 30,21 2.219 55,74 2,686 57,79 1,094 25,53 466 2,05 IV. Tài sản dài hạn khác 17 0,48 31 0,80 47
1,02 13 0,31 15 0,23
TỔNG TÀI SẢN 3.724 3.982 4.648 257 106,92 666 116,74
Theo bảng phân tích số liệu trên cho thấy tổng tài sản qua 3 năm của Kinh Đô liên tục tăng, cụ thể năm 2009 là 3.724 tỷ đồng, sang năm 2010 là 3.982 tỷ đồng đ tăng 6,92% so với năm 2009, đến năm 2011 tổng tài sản đạt là 4.648 tỷ đồng tăng 16,74% so với năm 2010, trong đó tỷ trọng tài sản ngắn hạn so với tổng tài sản giảm dần từ 66,19% năm 2009 xuống còn 38,42% năm 2011, còn tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản tăng dần từ 33,81% năm 2009 lên tới 61,58% năm 2011. Để lý giải điều này, ta đi xem xét từng khoản mục:
*Về tài sản ngắn hạn:
- Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền
Khoản mục này có giá trị 949 tỷ đồng, chiếm 25,49%% tổng tài sản năm 2009, đến năm 2010 giảm xuống còn 564 tỷ đồng, chiếm 14,18 % tổng tài sản, khoản mục này đã giảm 384 tỷ đồng tƣơng ứng tỷ trọng trong tổng tài sản cũng giảm đi 11,3%, sang đến năm 2011 khoản mục này đƣợc tăng thêm đạt 817 tỷ đồng, chiếm 17,57% tổng tài sản, khoản mục này đã tăng 252 tỷ đồng đ tƣơng ứng tỷ trọng trong tổng tài sản tăng thêm là 3,39%.
Điều này có thể lý giải là tại thời điểm cuối năm 2009, khoản mục Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền có bao gồm số dƣ tiền gửi ngân hàng là 668 tỷ đồng đã đƣợc phong tỏa tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn theo thỏa thuận Phong tỏa ngày 26/10/2009 liên quan đến việc chuyển nhƣợng khoản đầu tƣ của Kinh Đô cho 2 cá nhân và vào ngày kết thúc kỳ kế toán Kinh Đô chƣa ghi nhận khoản lãi phát sinh từ việc chuyển nhƣợng này vì quyết định cuối cùng về việc chuyển nhƣợng vẫn chƣa đƣợc chấp thuận bởi các cơ quan có thẩm quyền. Sang đến năm 2010, khoản mục này chỉ bao gồm các tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển đƣợc công ty sử dụng nhằm chi trả cho các hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh nên khoản mục này bị giảm xuống 11,3% so với năm 2010. Đến năm 2011, trong khoản mục này có các khoản tƣơng đƣơng tiền là các khoản tiền gửi tại ngân hàng với kỳ hạn dƣới ba tháng và đƣợc hƣởng lãi suất theo lãi suất tiền gửi có thể áp dụng, khoản này, đến quý 1/2012 thì một số tiền trong khoản này đến hạn đƣợc Kinh Đô sử dụng với mục đích nhằm chi trả cho các
hoạt động phục vụ sản xuất kinh doanh và cùng với thời điểm đó, Kinh Đô sẽ tạm ứng cổ tức đợt 1 năm 2012 bằng tiền mặt.
- Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn:
Nhìn vào số liệu phân tích cho thấy các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn của Kinh Đô giảm mạnh trong năm 2010 và sau đó lại tăng năm 2011, khoản đầu tƣ này chỉ bao gồm đầu tƣ chứng khoán ngắn hạn và cho các công ty liên quan khác vay, điều này cho thấy ngoài việc tập trung nguồn lực phát triển các hoạt động chính trong ngành hàng bánh kẹo và thực phẩm hiện tại của mình, Kinh Đô cũng có các kế hoạch mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả kinh doanh trong tƣơng lai. Vì vậy trong những năm 2010 và 2011, công ty đã dần thu hẹp các khoản đầu tƣ ngắn hạn, trên thực tế công ty đã bán gần hết các chứng khoán đầu tƣ ngắn hạn thanh lý một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tƣ, cụ thể năm 2010 lãi từ thanh lý các khoản đầu tƣ lên tới 556 tỷ đồng.
- Các khoản phải thu:
Tỷ trọng các khoản phải thu trong tổng tài sản qua 3 năm của Kinh Đô có xu hƣớng giảm, khoản này bao gồm các khoản phải thu của khách hàng, trả trƣớc cho ngƣời bán, các khoản phải thu khác, trong khoản mục này chủ yếu là các khoản phải thu khác do từ thanh lý các khoản đầu tƣ vẫn chƣa thu đƣợc tiền. Nhƣ vậy khoản phải thu của đáng kể trong khoản mục các khoản phải thu, điều này cho thấy, công ty đã có những chính sánh chiến lƣợc khá hiệu quả trong việc bán hàng và quản lý công nợ.
- Hàng tồn kho:
Khoản mục hàng tồn kho chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng tài sản, cụ thể năm 2009 chiếm 0,85%, sang năm 2010 chiếm 1,21% tăng nhẹ 0,36% và đến năm 2011 lại giảm xuống còn 0,81% tƣơng ứng giảm 0,4%. Hàng tồn kho của Kinh Đô chủ yếu là nguyên vật liệu, còn thành phẩm và hàng hóa chiếm tỷ lệ nhỏ, bên cạnh đó do đặc điểm sản phẩm của Kinh Đô mang tính mùa vụ nên chứng tỏ công ty sử dụng vốn rất có hiệu quả, tuy nhiên nhiều khi có thể dẫn đến tình trạng cháy hàng và mất khách hàng vào tay các đối thủ cạnh tranh khác.
*Về tài sản dài hạn:
- Tài sản cố định:
Tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản của Kinh Đô tƣơng đối nhỏ và có xu hƣớng giảm, năm 2009 giá trị tài sản cố định 115 tỷ đồng tƣơng ứng chiếm 3,11% tổng giá trị tài sản, sang năm 2011 giá trị tài sản cố định đạt 133 tỷ đồng tƣơng ứng chiếm 3,36% tổng giá trị tài sản tăng so với năm 2009 là 0,25% do tháng 1 năm 2010 Kinh Đô chính thức dời trụ sở về trung tâm Quận 1, sự kiện này đánh dấu bƣớc khởi đầu mới, hƣớng đến tƣơng lai phát triển vững bền và công ty tiến hành đầu tƣ mua thêm một số máy móc và thiết bị là 1,5 tỷ đồng, phƣơng tiện vận tải 13 tỷ đồng và thiết bị văn phòng 3 tỷ đồng. Sang năm 2011, giá trị tài sản cố định đạt 128 tỷ đồng giảm so với năm 2010 là 0,59% do Kinh Đô tiến hành thanh lý, nhƣợng bán các tài sản đã lỗi thời thay thế bằng một số các tài sản mới có công suất và công nghệ tiên tiến hiện đại hơn, giá trị thanh lý và nhƣợng bán lên tới 40 tỷ đồng. Điều này phản ánh Kinh Đô đang mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.
- Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn:
Tỷ trọng khoản đầu tƣ tài chính dài hạn chiếm trong tổng giá trị tài sản của Kinh Đô tƣơng đối lớn, năm 2009 chiếm 30,21%, sang đến năm 2010 các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn năm 2010 tăng vọt so với năm 2009 tăng 1.094 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 25,53%%, lý do của sự tăng này là năm 2010, công ty tập trung đầu tƣ vào công ty con: đầu tƣ vào Công ty CP Chế biến thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc là 694 tỷ đồng; Đầu tƣ vào Công ty CP KIDO là 247 tỷ đồng; Đầu tƣ vào Công ty CP Kinh Đô Bình Dƣơng là 80 tỷ đồng; Đầu tƣ vào Công ty CO Vinabico là 70 tỷ đồng ( cụ thể: năm 2009 đầu tƣ là 150 tỷ đồng, sang năm 2010 khoản đầu tƣ lên tới 1.091 tỷ đồng, gấp hơn 7 lần). Bên cạnh đó, công ty tập trung đầu tƣ vào công ty liên kết và liên doanh đồng kiểm soát (năm 2009 đầu tƣ là 384 tỷ đồng, sang năm 2010 khoản đầu tƣ lên tới 800 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần). Việc đầu tƣ vào công ty con góp phần tăng đáng kể lợi nhuận trong năm 2010. Sang đến năm 2011, các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn tiếp tục tăng 2,05%% tƣơng ứng 466 tỷ đồng do sang năm 2011 công ty tiếp tục mở rộng đầu tƣ vào
công ty CP Kinh Đô Bình Dƣơng từ 80 tỷ đồng ( tƣơng ứng 80%) lên tới 461 tỷ đồng (tƣơng ứng 99,8%). Ngoài ra, công ty còn mở rộng góp vốn đầu tƣ liên doanh liên kết bên lĩnh vực bất động sản với Công ty CP Bất động sản Thành Thái với số với góp là 30% tƣơng ứng 1,8 tỷ đồng.
2.2.1.1.2 So sánh cơ cấu tài sản với nhóm ngành và các công ty trong ngành
Bảng 2.3 Cơ cấu tài sản của Kinh Đô, BiBiCa và Hải Hà và nhóm ngành đến thời điểm 31/12/2011 Chỉ tiêu
Kinh Đô Bibica Hải Hà Ngành
Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 1.785 38,42 506 69,61 173 60,03 35.057 48,50
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 817 17,57 60 8,27 45 15,64 15.326
21,20
II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 333 7,18 - - 2.557
3,54
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 580 12,48 349 47,95 23 8,02 7.227
10,00
IV. Hàng tồn kho 37 0,81 91 12,53 100 35,01 9.088 12,57
V. Tài sản ngắn hạn khác 17 0,37 6 0,86 4 1,36 857 1,19
B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.862 61,58 221 30,39 115 39,97 37.221 51,50
I. Các khoản phải thu dài hạn 0,345 0,01 - - 170 0,24
II. Tài sản cố định 128 2,77 146 20,08 55 19,05 23.330
32,28 III. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 2.686 57,79 69 9,61 - 12.345 17,08
IV. Tài sản dài hạn khác 47 1,02 5 0,70 60 20,92 1.376 1,90
TỔNG TÀI SẢN 4.648 - 727 100,00 288 100,00 72.279 100,00
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
K inh Đô B B C H ải Hà Ngành
T S D H T S NH
Hình 3: Cơ cấu tài sản của Kinh Đô, BiBiCa và Hải Hà đến thời điểm 31/12/2011
(Nguồn: Tính toán của tác giả, theo BCTC năm 201 –Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, nhóm Ngành )
Qua bảng tổng hợp và biểu đồ cho thấy:
Tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản của Kinh Đô thấp hơn tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản, lý do của việc thấp hơn này là Kinh Đô tập trung nhiều cho lĩnh vực đầu tƣ tài chính dài hạn. Còn Bibica và Hải Hà đều có tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản cao hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản, lý do của việc cao hơn này là Bibica bị khách hàng chiếm dụng vốn khá lớn, khoản phải thu của khách hàng lên tới 314 tỷ đồng tƣơng đƣơng 43,24% tổng tài sản, đối với Hải Hà thì hàng tồn kho lại là một vấn đề, tỷ lệ hàng tồn kho chiếm tới 35,01% tổng tài sản. Ta sẽ đi phân tích cụ thể nhƣ sau:
* Về tài sản ngắn hạn:
- Tỷ trọng tiền và các khoản tiền tƣơng đƣơng so với tổng tài sản của Kinh Đô cao hơn hẳn so với Bibica và tƣơng đƣơng với Hải Hà, nhƣng đều thấp hơn so với ngành. Điều này cho thấy Kinh Đô có khả năng thanh toán rất cao và linh động song giữ một lƣợng tiền lớn so với tổng giá trị tài sản nhƣ vậy lại gây lãng phí và ứ đọng vốn kinh doanh, hạn chế khả năng sinh lời của vốn.
- Xu hƣớng phát triển của Kinh Đô đa ngành nghề và mở rộng quy mô nên ngoài việc tập trung cho sản xuất sản phẩm chính Kinh Đô còn mở rộng đầu tƣ lan sang lĩnh vực tài chính ngắn hạn, còn Bibica và Hải Hà chỉ tập trung vào sản phẩm chính của mình mà thôi.
- Về hàng tồn kho, qua số liệu cho thấy Lƣợng hàng tồn kho /Tổng tài sản của Kinh Đô chỉ ở vào 0,81%, bên cạnh đó lƣợng hàng tồn kho của Hải Hà và chiếm khá cao lên tới 35, 01%, còn hàng tồn kho của Bibica tƣơng ứng với lƣợng tồn kho của ngành. Qua đây cho thấy Kinh Đô đã rất lƣu tâm đến vấn đề này, Công ty đã có các nghiên cƣ́u điều tra thị trƣờng mang lại hiệu quả cao , xác định đƣợc nhu cầu khác h hàng , đã tránh để lƣợng hàng tồn lớn , vƣ̀a lãng phí vốn, vƣ̀a gây ra tổn thất khi hàng hóa là bánh kẹo quá hạn , không sƣ̉ dụng đƣợc. Hàng tồn kho của Hải Hà chủ yếu là nguyên vật liệu, hàng hóa, thành phẩm. Trữ lƣợng hàng tồn kho lớn giúp doanh nghiệp này tránh khỏi nguy cơ cháy hàng và đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Song nó lại làm ứ đọng vốn đồng thời làm tăng chi phí lƣu kho, bảo quản, gây lãng phí nguồn lực, do vậy Hải Hà nên tìm ra các phƣơng án, chiến lƣợc giảm thiểu số hàng tồn kho.
- Về các khoản phải thu ngắn hạn , nhìn một cách tổng quát Kinh Đô so với Hải Hà và Bibica thì khoản phải thu ngắn hạn của Kinh Đô chấp nhận đƣợc. Lý do khoản phải thu của Bibica chiếm tỷ trọng quá cao (47,95%)là do nguyên nhân khách quan, cụ thể do sự cố 1 dây chuyền sản xuất bánh của công ty con của Bibica bị hỏa hoạn gây thiệt hại nặng nề nên Bibica phải đòi tiền từ công ty