3.1.1. Định hướng chung
Nhìn chung theo các quan điểm muốn đạt hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp không những chỉ có những biện pháp sử dụng nguồn lực bên trong hiệu quả mà còn phải thƣờng xuyên phân tích sự biến động của môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó phát hiện và tìm kiếm các cơ hội trong kinh doanh của mình. Hầu hết các quan điểm đều đƣa ra một số các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ sau:
Một là nâng cao trình độ quản lý doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh phụ
thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó trình độ quản trị doanh nghiệp đóng vai trò quyết định. Việc thực hiện tốt bốn chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm tra là điều kiện tiên quyết để đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lƣợc, tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng bộ máy quản lý, bố trí sử dụng nhân sự, các biện pháp đôn đốc, thúc đẩy, động viên và kiểm soát. Ngoài ra quản trị còn nghiên cứu các yếu tố môi trƣờng, theo dõi, dự báo những biến động, thay đổi có thể có nhằm hạn chế những tổn thất, thiệt hại cho quá trình sản xuất kinh doanh..
Để thực hiện biện pháp này cần phải nhận thức, hiểu rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị đối với doanh nghiệp. Nói chung trƣớc tình hình kinh doanh hiện nay, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, một nhà quản trị giỏi và có tầm nhìn sẽ là ngƣời giúp doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Vì vậy trƣớc tiên cần phải tạo điều kiện cho các nhà quản lý tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dƣỡng về quản trị. Học hỏi các kinh nghiệm quản lý của các nƣớc phát triển. Việc có đƣợc trình độ quản lý cao là cơ sở để nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong doanh nghiệp nhƣ vốn, nhân sự, công nghệ...tránh đƣợc những tổn thất, lãng phí cho doanh nghiệp.
Hai là xác định mục tiêu và chiến lƣợc của doanh nghiệp. Một doanh
và mục tiêu phát triển phù hợp. Bên cạnh đó việc đƣa ra chiến lƣợc và mục tiêu cho từng giai đoạn, thời kỳ sẽ giúp doanh nghiệp đảm bảo đƣợc việc hoàn thành kế hoạch đã đề ra cũng nhƣ tránh đƣợc những rủi ro, thất bại có thể có nếu nhƣ doanh nghiệp không xem xét đến tình hình thực trạng hiện tại của mình và bối cảnh kinh tế.
Ba là yếu tố con ngƣời trong doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh không thể không quan tâm đến yếu tố con ngƣời, đây chính là thách thức lớn nhất đối với quản lý. Làm sao có đƣợc một đội ngũ lao động lành nghề, luôn học hỏi, có nỗ lực, có nhiệt tình cao trong công việc. Đó là điều kiện đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Muốn vậy phải nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của yếu tố con ngƣời, phải thƣờng xuyên tạo điều kiện cho ngƣời lao động nâng cao trình độ, đƣa ra những ý kiến đóng góp, khuyến khích tinh thần sáng tạo và tích cực trong công việc bằng cả vật chất lẫn tinh thần làm ngƣời lao động cảm thấy an tâm và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp
Bốn là nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn trong DN. Việc đảm
bảo đầy đủ, kịp thời và sử dụng có hiệu quả vốn sẽ là nhân tố quan trọng tác động đến hiệu quả kinh doanh của DN. Vì vậy, DN cần phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và có những biện pháp phòng tránh những rủi ro, xác định cơ cấu vốn hợp lý, chặt chẽ thích ứng với quy mô DN, tránh lạm dụng vốn vay quá mức, đặc biệt là vốn ngắn hạn…
Năm là trình độ kỹ thuật và công nghệ. Các doanh nghiệp muốn khẳng
định vị trí trên thị trƣờng, đạt đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm thiểu chi phí, chất lƣợng sản phẩm tốt đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc áp dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh, phải không ngừng cải tiến, đầu tƣ công nghệ.
Sáu là quan tâm đến yếu tố môi trƣờng. Doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển đều có sự liên hệ với môi trƣờng và chịu sự tác động của môi trƣờng, những tác động này có thể là thuận lợi hoặc bất lợi cho doanh nghiệp. Ngày này môi trƣờng không chỉ đƣợc hiểu là môi trƣờng trong phạm vi một quốc gia mà nó đã hình thành trên phạm vi toàn cầu, mang tính quốc tế. Doanh nghiệp phải chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế, doanh nghiệp trong nƣớc kết hợp với
các yếu tố quốc tế, tạo nên một sự cạnh tranh gay gắt và mạnh mẽ. Do đó, muốn hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần phải nhạy bén nắm bắt thông tin, dự đoán những thay đổi cả trong nƣớc và quốc tế, để đƣa ra những biện pháp, chính sách phù hợp, làm giảm tác động, tổn thất mà doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu, hoặc tận dụng những thay đổi đó thành cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp của mình.
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới.
- Kinh tế thế giới suy thoái ảnh hƣởng nhiều đến châu Á và Việt Nam cũng không tránh khỏi điều đó. Hệ quả có thể thấy là số lƣợng các doanh nghiệp đóng cửa, phá sản ngày càng nhiều. Những doanh nghiệp còn lại cũng gặp nhiều khó khăn. Trƣớc tình hình khó khăn chung này, Công ty xác định đã thoái vốn 1 số khoản đầu tƣ và chỉ tập trung vào lĩnh vực cốt lõi của mình là thực phẩm. Vì việc đầu tƣ ngoài ngành sẽ gây rủi ro cao, nếu phát triển nhà máy thì phải vay ngân hàng khi đó công ty phải chịu thêm gánh nặng lãi vay.
Thời gian qua, mặc dù những ngành hàng chính của công ty vẫn phát triển nhƣng trong điều kiện này, Kinh Đô đang phải tìm mọi cách để tiết giảm chi phí giá thành, sản xuất ra nhiều sản phẩm mới mang tính sáng tạo và khác biệt cũng nhƣ tăng cƣờng bán hàng bằng nhiều hình thức. Một trong những biện pháp thúc đẩy tăng trƣởng là đẩy mạnh tham gia các hội chợ thế giới nhiều hơn để tăng xuất khẩu.
- Vấn đề quản trị trong giai đoạn này cũng rất quan trọng. Nếu nội lực công ty không mạnh, quản trị công ty không tốt thì không thể bán đƣợc hàng, mà nhƣ vậy thì gánh nặng về chi phí tài chính sẽ càng đè nặng. Do vậy công ty đã rất chú trọng đến vấn đề nhận sự. Để có những nhân sự giỏi, Kinh Đô thƣờng xuyên tổ chức những khóa đào tạo thƣờng xuyên để phát hiện và đào tạo nguồn nhân sự nòng cốt, thực hiện công tác kế thừa và phát triển tổ chức, đồng thời nâng cấp cán bộ quản lý hiện hữu phục vụ mục tiêu phát triển của Tập đoàn. Thông thƣờng, những cộng sự đƣợc đào tạo từ cơ sở đi lên sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Bên cạnh đó, Kinh Đô đã thu hút đội ngũ nhân tải từ các tập đoàn đa quốc gia, tập đoàn lớn trong và ngoài nƣớc đến hợp tác, nắm giữ các vị trí quản lý cấp cao và cấp trung tại Công ty. Mục tiêu của công ty là tại Kinh Đô, mọi ngƣời là một gia đình. Công ty
tạo không gian và trao quyền để cán bộ công nhân viên cùng phối hợp và thực thi để đạt mục tiêu, chiến lƣợc kinh doanh của Công ty cũng nhƣ tạo nền tảng để Kinh Đô phát triển vững mạnh trong tƣơng lai.
- Kinh Đô đã đặt mục tiêu trong thời gian là đa dạng hóa sản phẩm trong ngành, ngƣời tiêu dùng không chỉ biết đến Kinh Đô qua các sản phẩm bánh kẹo mà còn là mì gói, dầu ăn, sữa và gia vị... Đƣơng nhiên, mỗi ngành hàng mới sẽ có những khó khăn nhất định. Để thực hiện đƣợc mục tiêu này, Kinh Đô đang đẩy mạnh phát triển kênh phân phối và liên doanh, liên kết với các đối tác trong ngành. Từ những liên doanh, liên kết này mình có thể học hỏi kinh nghiệm, công nghệ, kỹ thuật, quản trị, quản lý... từ đối tác. Ngoài liên kết với Ezaki Glico, một doanh nghiệp bánh kẹo lớn của Nhật, trong thời gian tới, Kinh Đô sẽ còn liên kết với nhiều đối tác khác nữa.