Nhân giống vô tính

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 pdf (Trang 41 - 42)

2. KĨ THUẬT NHÂN GIỐNG CÀ PHÊ

2.2. Nhân giống vô tính

2.2.1. Giâm cành

Phương pháp này có ưu điể m quan trọng là có thể tạo ra các vườn cà phê đồng đều từ một cây đầu dòng ưu tú, giữ được các đặc tính di truyền của cây mẹ. Phương

pháp áp dụng tốt nhất cho cây cà phê vối là cây có đặc tính thụ phấn chéo, dễ bị phân

li. Tỉ lệ cành giâm đạt 70 – 100%, trong khi cà phê chè và cà phê mít tỉ lệ này thấp. Do

yêu cầu cao về kĩ thuật, giâ m cành chỉ mới được áp dụng đối với cà phê vối trồng tập

trung trong một số đồn điền ở Châu Phi.

Vườn lấy cành giâm

Nhân giống bằng giâm cành cần một khối lượng cành rất lớn, do vậy phải xây

dựng các vườn thực liệu. Để lấy chồi vượt làm cành giâ m, người ta trồng cà phê mật độ

cao 25c m  25cm, cắt bỏ cành ngang, chỉ để lại chồi vượt. Khi cây con có 8 – 10 cặp

lá, cắt thân cây đến đoạn hoá gỗ (cách mặt đất 15c m), dùng đoạn thân này cắt nhỏ

thành 10 – 15 cành giâ m. Trên gốc lại nuô i tiếp 2 chồi vượt để 7 – 8 tháng sau tiếp tục dùng làm cành giâ m. Sau 3 năm với 4 lầ n cắt thì cây đã kiệt sức, được loại bỏ.

Chọn và xử lí cành giâm

Cành giâ m được lấy từ cành vượt, dùng các đoạn chưa hoá gỗ, còn mầu xa nh chưa chuyển sang nâu. Cành vượt được cắt ra thành đoạn mỗi đoạn mang một đôi lá. Phía dưới dài 3 – 5cm, phía trên cắt sát gần với đốt cành. Mỗi đoạn cành được bổ đôi

là m 2 phần bằng nhau, mỗ i phần mang 1 lá. Cắt bỏ đi ½ lá ngay trước khi giâm. Khi

phải chuyể n cành đi xa cần nhúng đầu cành vào parafin hoặc đặt vào túi nhựa có bông

vải ẩm. Chú ý khi cắt cành thành đoạn, cắt 2 lát chéo nha u phía dưới đốt sẽ cho tỉ lệ

sống cao hơn nhiều so với cắt 1 lát hoặc cắt nga ng.

Môi trường cắm cành giâm có thể là cát, đất mùn, than bùn, mùn cưa, trấu…

là những chất giữ ẩm đồng thời thoáng khí. Thông thường người ta trộn chúng với

nha u, tránh chỉ dùng một thứ, nhất là cát. Môi trường thích hợp cho cành giâ m cần có độ ẩ m không khí cao gần bão hoà (85 – 90%) và nhiệt độ khoảng 25 – 280C. Cành

giâm cần ánh sáng tán xạ (40 – 60% cường độ sáng toàn phần), để trực tiếp dưới ánh

nắng mặt trời cành giâ m sẽ bị chết hàng loạt.

Mùa mưa là thời gian thích hợp để giâm cành, nhất là cà phê chè. Tuy vậy mưa kéo dài cũng là m cho nấm bệnh phát triển và giảm tỉ lệ sống của cành giâ m.

Để kích thích cành giâ m ra rễ, nhiều phương pháp và hoá chất đã được thử

nghiệ m. Ở Ấn Độ và Colo mbia sử dụng hai cách xử lí đạt tỉ lệ cao giâm sống cao tới

80 – 90% là: ở Colomb ia dùng axit alpha naphtiaxetic bôi lên lát cắt, đặt đầu vào rêu

tưới ẩ m hàng ngày. Còn ở Ấn Độ người ta khoanh vỏ trồi vượt, bôi chất kích thích (nước chiết nước giả i trâu bò +0,2% amôn nitrat +8% đường dextro +0,01% axit

indo laxetic), bọc đầu cành bằng rêu và tưới ẩm.

Kĩ thuật giâm cành trong sản xuất

- Bể giâm cành: bể được xây bằng gạch rộng 1,5 – 1,7m, cao phía ngoài 50cm, phía trong 80cm. Hai bể đấu lưng vào nhau ở phía trong, đáy đục lỗ thoát nước. Nạp

cuội sỏi đầy 2/3 bể, rồi đổ 20 – 30c m đất trộn mùn cưa (hoặc trấu, rơm mục). Nắp bể được đậy bằng khung nilon mỏng. Trên bể có giàn che bằng lá la u lách cao 1,8 – 2,0 m.

- Cành giâ m đã xử lí cắm vào đất trong bể với mật độ 250 – 300cành/m2. Tưới đủ ẩ m thường xuyê n. Sau 2 – 3tuần vết cắt hình thành mô sẹo và bật rễ. Lựa các cành

đã mọc rễ đe m ương vào túi bầu nilông, hoặc lưu lại cho đến lúc có 3 cặp lá thật mới

chuyển sang vườn ươm.

Trong điề u kiện thời tiết không khắc nghiệt cũng có thể thay thế bể bằng luống đất giâm đặt dưới giàn che. Luống đất cao 15cm, xếp cành giâm, rải cát mịn và tưới đủ ẩm hà ng ngày.

- Vườn ươm cành giâm: từ sau khi ra rễ, cành giâ m được lưu lại bể cho đến

khi có 3 cặp lá thật và rễ dài 3,0 – 3,5cm rồi bứng ra cấy trong vườn ươm với mật độ

20 20c m. Kĩ thuật vườn ươm cành giâ m cũng tương tự như đối với vườn ươm hạt đã mô tả trên. Sau khoảng 8 – 9 tháng cây có 6 – 7 đôi lá thật thì chuyển ra trồng trên

nương.

-Ương cành giâ m trong túi bầu: khi cành giâm nhú rễ chuyể n sang ương trong

bầu ni lông sẽ giải phóng được bể, nâng cao năng suất sử dụng bể lên 4 – 5 lần, có thể

sản xuất 1.500 cành giâ m/m2/năm.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 pdf (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)