Nguồn đa dạng di truyền cho chọn lọc

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 pdf (Trang 28 - 29)

3. SẢN XUẤT GIỐNG

2.2. Nguồn đa dạng di truyền cho chọn lọc

Việc tạo ra nguồn đa dạng di truyề n và phương thức sử dụng chúng quyết định

kết quả của chương trình tạo giống. Nguồn đa dạng di truyền có thể thu được từ:

- Tập đoàn các mẫ u giố ng nhập nội, địa phương, từ các loài trồng trọt, hoang

dại và bán hoang dại.

- Quần thể tạo thành từ la i trong loài, lai khác loài.

Trong chọn giống cà chua, phương pháp la i hữu tính vẫn là phương pháp chủ

yếu và có hiệ u quả nhất.

Cần tiến hành chọn bố mẹ để đưa vào các quá trình lai nhằ m thu nạp các tính

trạng mới, tạo các tổ hợp gen mới, hoặc tạo các biến dị tăng tiến.

Lai cà chua

Ở cà chua, hoa cấu tạo thành chùm (h.4). Hoa cà chua thuộc dạng lưỡng tính.

Nhị đực bao gồm các bao phấn liên kết nhau tạo thành hình nón bao quanh nhuỵ cái.

Khi cánh hoa mở 1 – 2 ngà y (bao phấn mở theo chiều dọc ở phía trong) sẽ xảy ra tự thụ

phấn. Khử đực ở cây mẹ cần thực hiện trước khi bao phấn mở. Quan sát hoa ở trạng

thái nụ, khi cánh hoa chuyển màu chuẩn bị mở, hoặc mới hé mở là thời điểm khử đực.

Dùng panh gạt các cánh hoa, tách bỏ các bao phấn. Chú ý vòi nhuỵ cái còn nguyên vẹn. Sau khi khử đực dùng bông bao hoa lại để cách li.

Phấn của cây bố được thu từ bao phấn khi cánh hoa đã mở toàn bộ, màu vàng

ngà y, tiến hành thụ phấn. Tháo bông cách li, dùng đầu panh, que, hay đầu chổi lông

nhỏ lấ y phấn đưa lên đầu vòi nhuỵ cái, sau đó hoa được bọc bông cách li trở lại.

Sau khi lai, cây mẹ được đeo thẻ, ghi rõ tổ hợp lai. Khi hoa đã thụ phấn

khoảng 4 – 5 ngày, bầu nhuỵ cái bắt đầu nở phình ra, báo hiệu hoa lai đậu quả. Các hoa ở chùm không phát triển đều nha u, vì thế chúng có thể được lai một vài lần. Các hoa

không lai cần ngắt bỏ. Mỗi cây có thể lai tới 20 – 25 hoa

Cũng như ở các đối tượng khác, ở cà chua lựa chọn bố mẹ đưa vào các tổ hợp

lai theo kế hoạch vạch ra: lai đơn (P1 P2), la i ba (P1 P2) P3, lai kép (P1 P2) (P3

P4) lai trở lạ i (lai hồi quy, lai bão hoà)... Sau đây là một số sơ đồ la i

Phương pháp lai trở lại thường dùng để chuyển một số gen giá trị từ dạng cho

(DP) tới dạng nhân (RCP) nhằm cải tiến, bổ sung thêm gen mới, theo sơ đồ như sau:

RCP DP

RCP F1 (50% DP, 50% RCP )

RCP BC1 (25% BP, 75% RCP)

BC6 (0.8% DP, 99.2% RCP)

Ở mỗ i thế hệ BC đều tiến hà nh chọn lọc cây có gen cần thiết để đem la i tiếp

tục. Khi sử dụng phương pháp la i trở lại cần lưu ý một số điể m sau:

1) Khi áp dụng đối với các tính trạng số lượng, phương pháp cho hiệu quả

kém, hoặc không có hiệ u quả.

2) Gặp nhiều khó khăn trong chọn lọc tính trạng mong muốn khi nó liên kết

với tính trạng gây hiệu quả xấu.

3) Trường hợp cần chuyển các gen lặn (từ DP) quá trình tiến hành kéo dài, phức tạp hơn. Vì ở mỗ i thế hệ BC phả i cho tự thụ một đời để chọn ra kiểu phân li lặ n.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG CHỌN GIỐNG CÂY TRỒNG CHUYÊN KHOA 1 pdf (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)