Sở lê
Kết quả phân tích đa dạng di truyền giữa các gia đình của các loài sở thu từ các địa điểm nêu trên cũng cho thấy, hệ số tương đồng di truyền của các loài sở đạt 0,25 - 0,76. Trong đó, có nhiều mẫu cho hệ số tương đồng thấp (hệ số tương đồng di truyền 0,25 - 0,45), điển hình như các mẫu ở Tam Nông (Phú Thọ) và Tiên Yên (Quảng Ninh). Đây là các mẫu không có quan hệ gia đình gần gũi (khác loài). Ngược lại, cũng có nhiều mẫu mặc dù được trồng ở các tỉnh khác nhau nhưng lại cho hệ số tương đồng tương đối cao (0,64 - 0,65), điển hình là các mẫu ở Tiên Yên (Quảng Ninh) và Cao Lộc (Lạng Sơn). Nhìn chung, các mẫu được trồng ở cùng khu vực thường có hệ số tương đồng di truyền cao (0,70 - 0,76). Đây là các mẫu có quan hệ gia đình gần gũi (cùng loài).
Từ các đặc điểm mô tả và giải phẫu nêu trên, dựa vào các khóa phân loại đã được Chang Hung Ta và Bruce Bartholomew (1981), Minh Tien-Lu (1999) và Nguyễn Hữu Hiến (1994) mô tả, kết hợp với kết quả phân tích đa dạng di truyền đã xác định được các loài Sở chè, Sở cam và Sở lê là Camellia sasanqua Thunb.,
Camellia oleifera Abel và Camellia vietnamensis Huang ex Hu.
Kết quả giám định chi tiết cho các loài sở thu thập ở các địa phương được thể hiện trong bảng 3.2.
Bảng 3.2: Kết quả giám định loài cho một số loài Sở chính ở phía Bắc Việt Nam
TT Nơi lấy mẫu Tên địa phương Tên khoa học
3 Dề Phìn, Sìn Hồ, Lai
Châu Sở cam, Sở quýt Camellia oleifera Abel
4 Thanh Uyên, Tam Nông,
Phú Thọ Sở cam, Sở quýt Camellia oleifera Abel
5 Phong Dụ, Tiên Yên,
Quảng Ninh Sở lê, Sở lựu
Camellia vietnamensis
Huang ex Hu
6 Yên Trạch, Cao Lộc, Lạng Sơn
Sở cam Camellia oleifera Abel
Sở lê, Sở lựu Camellia vietnamensis Huang ex Hu
Kết quả bảng 2 cho thấy, mặc dù có nhiều giống Sở đang được gây trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc như Sở chè, Sở cam, Sở quýt, Sở lê, Sở lựu nhưng kết quả giám định chỉ xác định được 3 loài là Sở chè Camellia sasanqua Thunb., Sở cam
Camellia oleifera Abel và Sở lê Camellia vietnamensis Huang ex Hu. Tuy nhiên, kết quả giám định loài trên đây chỉ mới cho một số loài sở chính đang được sử dụng trồng phổ biến ở các địa phương nêu trên. Trên thực tế, trong cùng một địa phương có thể có nhiều loài Sở cùng được gây trồng. Điển hình như ở xã Yên Trạch (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) và Phong Dụ (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh) có 2 loài Sở chính đang được gây trồng tập trung là Camellia oleifera Abel và Camellia vietnamensis Huang ex Hu.
Ngoài các địa điểm nghiên cứu nêu trên, kết quả nghiên cứu giám định cho loài Sở trồng trên vùng cát ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế của Đặng Thái Dương (2004) cũng đã xác định được đó là loài Sở chè có tên khoa học là Camellia sansanqua Thunb. Như vậy có thể thấy rằng, loài Sở chè hiện đang được gây trồng nhiều ở các tỉnh Bắc Trung Bộ, còn các loài Sở lê (Camellia vietnamensis Huang ex Hu) và Sở cam (Camellia oleifera Abel) đang được trồng nhiều ở các tỉnh phía Bắc nước ta.
Từ kết quả điều tra và căn cứ vào mức độ vượt trội về sản lượng hạt so với trung bình quần thể, tình hình sinh trưởng và hình thái của cây mẹ, đề tài đã chọn được 90 cây trội dự tuyển ở các vùng Đông Bắc, Tây Bắc và Bắc Trung Bộ. Các cây trội dự tuyển được lựa chọn ở các địa phương đều có năng suất hạt cao hơn so với trung bình quần thể 20,4 - 213,2%. Tuy nhiên, ngoài năng suất hạt cần phải dựa vào hàm lượng dầu của các cây trội dự tuyển này để chọn ra các cây trội dự tuyển có triển vọng theo dõi tiếp. Kết quả phân tích hàm lượng dầu của 90 cây trội dự tuyển ở các vùng được tổng hợp trong bảng 3.3.
Bảng 3.3: Hàm lượng dầu trung bình của các cây trội dự tuyển ở các địa phương
Địa điểm chọn cây trội dự tuyển
Số cây trội dự tuyển lấy mẫu phân tích
dầu năm 2006 Hàm lượng dầu trung bình (%) Hàm lượng dầu cao nhất (%) Nghĩa Đàn - Nghệ An 28 50,5 57,9 Tam Nông - Phú Thọ 17 48,4 62,6
Tiên Yên - Quảng Ninh 18 43,0 56,6
Bảo Lạc - Cao Bằng 8 36,0 47,5
Cao Lộc - Lạng Sơn 6 38,9 44,2
Sìn Hồ - Lai Châu 5 35,9 46,3
Hà Trung - Thanh Hóa 8 36,9 41,4
Tổng cộng 90
Kết quả bảng 3.3 cho thấy, trong các địa điểm chọn cây trội dự tuyển, hàm lượng dầu của các cây trội ở Nghĩa Đàn - Nghệ An, Tam Nông - Phú Thọ, Tiên Yên - Quảng Ninh là cao nhất. Sau đó là đến hàm lượng dầu của các cây trội thu từ Cao Lộc - Lạng Sơn và Hà Trung - Thanh Hóa. Hàm lượng dầu của các cây trội dự tuyển trồng ở Sìn Hồ - Lai Châu và Bảo Lạc - Cao Bằng là thấp nhất. Đây là cơ sở quan trọng để chọn ra các cây trội dự tuyển để tiếp tục theo dõi.
Theo nghiên cứu của Lê Văn Toán (2004), Sở chè ở Nghĩa Đàn Nghệ An là loài cây có chu kỳ sai quả lặp lại trong 3 năm nên để đảm bảo các cây trội được lựa chọn là cây có sản lượng hạt, hàm lượng dầu cao và ổn định thì việc theo dõi các
lượng dầu của 90 cây trội lấy từ các địa phương và một số chỉ tiêu về quả, hạt của 90 cây trội để chọn ra các cây trội theo dõi tiếp trong năm 2007 và 2008. Kết quả nghiên cứu về một số đặc điểm của quả, hạt Sở lấy từ các địa phương được trình bày như trong bảng 3.4.
Bảng 3.4: Một số đặc điểm về quả, hạt Sở từ các địa phương
Địa phương Số hạt/quả (hạt) Tỷ lệ hạt tươi/quả tươi (%) Tỷ lệ hạt chắc (%) Nghĩa Đàn - Nghệ An 3,5 51,2 89,6 Tam Nông - Phú Thọ 4,4 47,5 88,2
Tiên Yên - Quảng Ninh 9,8 36,9 91,2
Bảo Lạc - Cao Bằng 3,7 37,9 86,8
Cao Lộc - Lạng Sơn 7,0 30,5 96,5
Shìn Hồ - Lai Châu 5,1 24,9 59,0
Hà Trung - Thanh Hoá 7,3 37,3 74,5
Số liệu bảng 3.4 cho thấy, số hạt/quả của các giống Sở ở các địa phương có sự khác nhau rất lớn. Số hạt/quả của Sở ở Nghệ An là thấp nhất, trung bình là 3,5 hạt/quả và số hạt/quả của Sở ở Quảng Ninh là cao nhất, trung bình là 9,8 hạt/quả. Tỷ lệ hạt/quả của Sở chè tại Nghệ An cho tỷ lệ cao nhất (51,2%), sau đó là Sở quả to ở Phú Thọ (47,5%), Cao Bằng (37,9%), Quảng Ninh (36,9%). Về tỷ lệ hạt chắc thì Sở tại Lạng Sơn, Quảng Ninh, Nghệ An và Phú Thọ có tỷ lệ cao hơn so với Sở ở các địa phương còn lại. Như vậy, có thể thấy Sở ở Nghệ An, Phú Thọ và Quảng Ninh có các đặc điểm về năng suất hạt, hàm lượng dầu, tỷ lệ hạt/quả và tỷ lệ hạt chắc nhìn chung đều cao hơn so với Sở ở các địa phương khác. Căn cứ vào các đặc điểm này, đề tài đã loại bỏ các cây trội có sản lượng hạt và hàm lượng dầu thấp và chọn ra 60 cây trội dự tuyển có hàm lượng dầu cao ở các địa phương để tiếp tục theo dõi về sản lượng hạt và hàm lượng dầu.