Phương pháp khảo nghiệm giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn giống cho một số loài sở ở các tỉnh phía bắc (Trang 25 - 27)

Xây dựng khảo nghiệm hậu thế: Khảo nghiệm hậu thế được bố trí theo khối đầy đủ, ngẫu nhiên lặp lại 5 lần, do số cây giống của mỗi gia đình tạo được không giống nhau nên mỗi gia đình đã bố trí 4 - 8 cây/lặp với tổng số từ 25 đến 35 cá thể cho mỗi gia đình (số lượng cá thể mỗi gia đình khảo nghiệm như phụ lục 1 kèm theo). Ngoài 12 gia đình của 12 cây trội, khảo nghiệm cũng đã bố trí 2 gia đình đối chứng để so sánh với các gia đình được khảo nghiệm là ĐCNA (là mẫu thu tổng hợp từ các cây không phải là cây trội trong rừng trồng Sở được lựa chọn cây trội của loài Sở chè ở Nghệ An) và ĐCTH (là mẫu thu tổng hợp từ các cây không phải là cây trội trong các rừng trồng Sở được lựa chọn cây trội của loài Sở cam ở Phú Thọ và Sở lựu ở Quảng Ninh). Khảo nghiệm hậu thế 12 gia đình tại Vườn thực vật của Trung tâm Khoa học sản xuất lâm nghiệp Đông Bắc Bộ (Đại Lải - Vĩnh Phúc) với mật độ trồng là 1.100 cây/ha (cự ly 3 x 3 m), kích thước hố 40 x 40 x 40 cm, bón lót 3 kg phân chuồng hoai/cây (sơ đồ như phụ lục 2). Hàng năm đều tiến hành chăm sóc cho mô hình khảo nghiệm bằng các biện pháp phát thực bì, xới vun gốc, bón thúc phân NPK tỷ lệ 5:10:3 với liều lượng 0,2 - 0,3 kg/cây/năm.

Phương pháp đánh giá khảo nghiệm hậu thế: Hàng năm tiến hành thu thập số liệu của 12 gia đình khảo nghiệm định kỳ vào tháng 10 - 11. Tiến hành thu thập số liệu của tất cả các cây của 12 gia đình trên 5 lặp. Các chỉ tiêu đo đếm bao gồm đường kính ngang ngực của các thân chính (D), chiều cao vút ngọn (Hvn), đường kính tán lá (Dt), tỷ lệ sống và tình hình ra hoa, năng suất quả, tình hình sâu bệnh hại của từng cây. Sử dụng thước đo Panme điện tử được chia vạch đến mm để đo đường kính và thước đo cao được chia vạch đến cm để đo chiều cao và đường kính tán lá. Năng suất quả của từng cây được đánh giá bằng cách thu toàn bộ quả có trên

mỗi cây và cân để xác định. Riêng năm 2015 tiến hành thu thập số liệu sớm (tháng 7) để viết báo cáo luận văn nên năng suất quả của từng cây được đánh giá bằng phương pháp đếm toàn bộ số quả hiện có trên từng cây, sau đó căn cứ vào số lượng quả trung bình/kg của từng loài sở để suy ra năng suất quả của từng cây của từng gia đình. Từ năng suất quả của từng cây tính năng suất quả trung bình trên cây cho mỗi cây trong từng gia đình (năng suất quả trung bình trên mỗi cây được tính cho tất cả các cây trong mỗi gia đình, bao gồm cả cây không có quả). Từ lượng quả của mỗi cây và căn cứ vào hàm lượng dầu của từng gia đình để tính sản lượng dầu trung bình/cây cho mỗi gia đình.

Ứng dụng các phương pháp phân tích thống kê toán học trong nông lâm nghiệp với sự trợ giúp phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu. Áp dụng phương pháp phân tích phương sai một nhân tố thông qua kiểm tra đa biến và tiêu chuẩn Kruskal - Wallis để đánh giá các kết quả khảo nghiệm hậu thế, áp dụng tiêu chuẩn Duncan để xác định gia đình tốt nhất. Hệ số biến động (V%) được tính theo công

thức: % x100(%)

X S

V  với X là số trung bình mẫu và S là sai tiêu chuẩn của số trung bình mẫu.

CHƯƠNG III

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn giống cho một số loài sở ở các tỉnh phía bắc (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)