Tỷ lệ sống và sinh trưởng của 12 gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn giống cho một số loài sở ở các tỉnh phía bắc (Trang 40 - 42)

3.3. Đánh giá khảo nghiệm hậu thế 12 gia đình sở tại Đại Lải

3.3.1. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của 12 gia đình

Kết quả theo dõi tỷ lệ sống và sinh trưởng của 12 gia đình trồng khảo nghiệm tại Đại Lải tính đến tháng 7 năm 2015 được thể hiện như trong bảng 3.9.

Bảng 3.9: Sinh trưởng của 12 gia đình 6 tuổi trong mô hình khảo nghiệm hậu thế tại Đại Lải

TT Gia đình Tỷ lệ sống (%) Số thân TB/gốc D H Dt Giá trị (cm) V% Giá trị (m) V% Giá trị (m) V% 1 NA1 100,0 2,1 2,1 36,8 2,4 31,8 1,7 36,3 2 NA6 100,0 2,5 2,5 29,0 2,3 20,3 2,1 18,4 3 NA8 100,0 1,7 2,3 29,2 2,0 27,2 1,8 37,8 4 NA13 100,0 1,4 3,0 48,2 2,3 19,0 2,0 31,0 5 NA15 96,9 1,8 2,2 47,1 2,0 18,7 1,7 28,2

Sig = 0,082 Sig = 0,025 Sig = 0,076

6 QN2 96,7 1,9 2,1 27,3 1,9 20,2 1,6 30,1

7 QN6 86,7 2,0 2,4 50,5 2,3 27,4 1,8 41,6

8 QN14 94,3 2,2 2,2 26,5 2,2 21,7 1,6 24,9

Sig = 0,076 Sig = 0,209 Sig = 0,100

9 PT3 86,7 1,4 1,9 43,6 1,8 32,4 1,4 45,7

10 PT4 93,3 2,3 2,2 39,9 1,8 23,7 1,8 25,9

11 PT8 93,8 2,1 1,9 41,6 1,9 35,0 1,8 63,7

12 PT18 87,5 2,2 2,2 23,7 2,1 25,0 1,6 35,8

Sig = 0,619 Sig = 0,055 Sig = 0,990

13 ĐCNA 87,5 1,7 2,5 55,1 1,9 32,4 1,4 50,0

Bảng 3.9 cho thấy, các gia đình cây trội của 3 loài Sở được trồng khảo nghiệm hậu thế tại Đại Lải đều cho tỷ lệ sống tương đối cao. Sau 6 năm trồng (đến 7/2015) các gia đình đã sinh trưởng và phát triển tương đối ổn định và đạt tỷ lệ sống 96,9 - 100%. Trong đó các gia đình của loài Sở chè cho tỷ lệ sống sau 6 năm trồng đạt cao nhất, trên 91,2%, đặc biệt có gia đình NA1, NA6, NA8 và NA13 vẫn đạt tỷ lệ sống 100%. Các gia đình Sở cam và Sở lựu có tỷ lệ sống đạt 86,7 - 96,9%. Nhìn chung sau 6 năm trồng 12 gia đình của 3 loài Sở đều đạt tỷ lệ sống cao.

Bảng 3.9 cũng cho thấy, sau 6 năm trồng 12 gia đình của 3 loài Sở đã định hình các thân chính. Số thân trung bình trên mỗi gốc của 12 gia đình dao động từ 1,4 - 2,5 thân. Nhìn chung các gia đình loài Sở cam và Sở lựu có số thân trung bình/gốc cao hơn so với loài Sở chè. Các giá trị sinh trưởng trung bình về đường kính, chiều cao vút ngọn và đường kính tán của các gia đình của loài Sở chè nhìn chung đều cho các giá trị sinh trưởng cao hơn (D = 2,1 - 3,0 cm, Hvn = 2,0 - 2,4 m và Dt = 1,7 - 2,1 m) so với các gia đình của loài Sở cam và Sở lựu (D = 1,9 - 2,4 cm, Hvn = 1,8 - 2,3 m và Dt = 1,4 - 1,8 m).

Nhìn chung mức độ phân hóa về các chỉ tiêu sinh trưởng của loài Sở chè đều thấp hơn so với 2 loài Sở cam và Sở lựu. Loài Sở chè có biến động đường kính dao động từ 29,0 - 48,2%, biến động chiều cao từ 18,7 - 31,8% và biến động về đường kính tán lá từ 18,4 - 37,8%; trong khi loài Sở cam có hệ số biến động về đường kính ngang ngực từ 23,7 - 43,6%, chiều cao từ 23,7 - 35% và biến động đường kính tán lá từ 25,9 - 63,7% và hệ số biến động về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán lá của loài Sở lựu lần lượt là 26 - 55,1%, 20,2 - 27,4% và 24,9 - 41,6%.

Kết quả phân tích phương sai cho thấy với độ tin cậy là 95% thì sinh trưởng về đường kính, chiều cao vút ngọn và đường kính tán lá của 12 gia đình sau 6 năm trồng tại Đại Lải đã có sự khác nhau rõ rệt vì đều có xác suất kiểm tra là Sig = 0,000 < 0,05. So sánh sinh trưởng về chiều cao của 12 gia đình theo tiêu chuẩn Duncan được xếp thành 2 nhóm, trong đó các gia đình NA6 và NA13 được xếp vào nhóm cho sinh trưởng là tốt nhất (D = 2,5 - 3,0; Hvn = 2,3 m; Dt = 2,0 - 2,1 m) và các gia đình PT3, PT8 và ĐCQN cho sinh trưởng thấp nhất (D = 1,9 - 2,5 cm; Hvn = 1,8 - 2,2 m; Dt = 1,4 - 1,8 m).

Đánh giá về sinh trưởng của các gia đình theo từng loài Sở cho thấy:

- Với loài Sở chè: Sinh trưởng chiều cao của 5 gia đình NA1, NA6, NA8, NA13 và NA15 đến tuổi 6 có sự khác nhau (Sig = 0,025 < 0,05). Gia đình NA1 cho sinh trưởng chiều cao tốt nhất (Hvn = 2,4 m), tiếp đến là NA6 và NA8 (Hvn = 2,3 m) và thấp nhất là NA8 (Hvn = 2,0 m). Sinh trưởng về đường kính ngang ngực và đường kính tán lá của 5 gia đình chưa có sự khác nhau vì đều có Sig = 0,076 - 0,082 > 0,05.

- Với loài Sở cam: Các chỉ tiêu sinh trưởng về đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và đường kính tán lá tại tuổi 6 chưa có sự khác nhau giữa 3 gia đình QN2, QN6 và QN14 với độ tin cậy là 95% (SigD = 0,619; SigH = 0,055; SigDt = 0,990).

- Với loài Sở lựu: Các chỉ tiêu sinh trưởng tại tuổi 6 chưa có sự khác nhau giữa 4 gia đình PT3, PT4, PT8 và PT18 với độ tin cậy là 95% (SigD = 0,076; SigH = 0,209; SigDt = 0,100).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chọn giống cho một số loài sở ở các tỉnh phía bắc (Trang 40 - 42)