1.2.3.1. Quan điểm về mở rộng cho vay NNNT
Mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn đƣợc hiểu là sự tăng lên về số lƣợng khách hàng, tăng lên về tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp nông thôn cũng nhƣ sự tăng lên về dƣ nợ của từng món vay và chất lƣợng cho vay nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng về quy mô vay, tăng hiệu quả món vay. Đối với ngân hàng, mở rộng cho vay NNNTlà sự tăng lên tỷ trọng tài sản có cho vay nông nghiệp nông thôn của NHTM và kèm theo đó là sự tăng lên về chất lƣợng tín dụng NNNT.
1.2.3.2. Sự cần thiết mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn của NHTM
Trong những năm gần đây việc các ngân hàng ồ ạt cho vay vào những lĩnh vực phát triển nóng, đồng thời với lợi nhuận kỳ vọng cao là rủi ro lớn nhƣ cho vay bất động sản, sắt thép, đóng tàu… đẩy các Ngân hàng thƣơng mại lâm vào khủng hoảng, lợi nhuận giảm sút, khách hàng không có khả năng trả nợ, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng cao.
Thị trƣờng tín dụng nông thôn là một thị trƣờng nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số, nhất là với nhu cầu hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đƣờng giao thông), phát triển các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và trên 2.000 làng nghề trên cả nƣớc...
Việc chuyển hƣớng cho vay sang lĩnh vực nông nghiệp nông thôn đƣợc đánh giá là hiệu quả, an toàn, nợ xấu thấp… Chính vì vậy, cho vay NNNT là lĩnh vực đang đƣợc rất nhiều ngân hàng quan tâm. Nhiều NHTM hiện nay quan niệm về cho vay NNNT là phƣơng thức đầu tƣ “không bỏ hết trứng vào một giỏ”: nhiều ngƣời vay, món vay nhỏ thì rủi ro thấp hơn so với việc dồn vốn vào một vài khách hàng lớn.
Đối với ngƣời dân, hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn giúp họ tiếp cận nguồn vốn với chi phí vay thấp (không phải đi vay tín dụng đen) để đầu tƣ phát triển sản xuất kinh doanh tại địa phƣơng, tạo công ăn việc làm cho các thành viên trong gia đình, HTX… và tăng thu nhập, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân, giảm khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
Việc áp dụng mô hình cho vay khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ giúp ngƣời dân yên tâm sản xuất, không lo sản xuất ra không có nơi tiêu thụ sản phẩm dẫn đến nguy cơ giảm giá, giảm áp lực của Nhà nƣớc về trợ giá
nông sản, thủy sản. Hình thành cơ chế gắn kết giữa Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà khoa học và Nhà nƣớc thông qua các mô hình cánh đồng mẫu lớn với mục đích tạo ra sản lƣợng nông sản tập trung, chất lƣợng cao; Mô hình sản xuất áp dụng công nghệ cao nhằm hƣớng tới nền nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, năng suất, chất lƣợng và giá trị cao; Mô hình chuỗi sản xuất liên kết các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu nhằm phát triển bền vững đối với các sản phẩm có thế mạnh và xuất khẩu chủ lực, bảo đảm chất lƣợng, quy mô sản xuất và liên kết theo chuỗi giá trị giữa ngƣời sản xuất - chế biến - tiêu thụ theo hợp đồng...
Cho vay nông nghiệp nông thôn đóng vai trò tích cực trong việc ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trong việc thu hoạch, bảo quản, chế biến nông, lâm, thuỷ sản, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị hàng hóa nông nghiệp trên thị trƣờng.
Đối với NHTM: Cho vay nông nghiệp nông thôn là thực hiện chủ trƣơng chung của Ngân hàng nhà nƣớc, ngoài ra các NHTM khi thực hiện chủ trƣơng này còn đƣợc hƣởng nhiều chế độ, chính sách ƣu đãi từ phía Nhà nƣớc thông qua tái cấp vốn và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (khi NHTM đạt tỷ trọng cho vay nông nghiệp, nông thôn lớn, từ 40% trở lên); đƣợc tạo điều kiện mở rộng mạng lƣới tại các vùng sâu, vùng xa, các địa bàn nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh đó cho vay NNNT là đa dạng hoá các hình thức cho vay, chuyển dịch sang cho vay các ngành nghề tuy lợi nhuận không cao nhƣng ổn định và an toàn, tạo điều kiện thuận lợi triển khai mở rộng mạng lƣới, cung cấp sản phẩm đến vùng nông thôn; kết hợp với việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ khác của Ngân hàng; quảng bá rộng rãi hình ảnh Ngân hàng với nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Hoạt động cho vay NNNT góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế khu vực nông thôn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nông nghiệp, nông thôn
nói riêng, kinh tế đất nƣớc nói chung. Cho vay nông nghiệp nông thôn góp phần phát triển kinh tế nông thôn, xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời nông dân và doanh nghiệp nông thôn, cải thiện đời sống ngƣời dân, chia sẻ gánh nặng về áp lực cải thiện điều kiện kinh tế nông thôn, góp phần hỗ trợ đắc lực chƣơng trình xoá đói giảm nghèo của Chính phủ.
Hoạt động cho vay nông nghiệp nông thôn còn góp phần áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, an toàn và hoàn thiện dần quá trình tiêu thụ sản phẩm của nông dân, giảm áp lực của Nhà nƣớc về bao tiêu, trợ giá hàng nông - lâm - thuỷ sản.
Đứng trên mục tiêu an sinh xã hội, mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn góp phần cải thiện hạ tầng giao thông, điện - thông tin, nƣớc sạch và hệ thống y tế - trƣờng học, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân sống ở nông thôn, giảm dần khoảng cách, chênh lệch giữa nông thôn và thành thị.
1.2.3.3. Các tiêu chí phản ánh mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn của NHTM
a) Tăng trưởng về quy mô
*) Tăng dƣ nợ cho vay nông nghiệp nông thôn: Là sự tăng lên về tổng dƣ nợ cho vay nông nghiệp nông thôn theo thời gian.
Dƣ nợ là chỉ tiêu phản ánh ta ̣i mô ̣t thời điểm xác đi ̣nh nào đó ngân hàng còn cho vay bao nhiêu, đây là khoản mà ngân hàng cần thu hồi nợ.
Dƣ nợ ta ̣i mô ̣t thời điểm = Dƣ nợ đầu kỳ + doanh số cho vay trong kỳ – doanh số thu nợ trong kỳ.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trƣởng về dƣ nợ tuyệt đối:
trƣởng dƣ nợ nông nghiệp nông thôn năm t
nông nghiệp nông thôn năm t -1
Chỉ tiêu này cho kết quả dƣơng thể hiện dƣ nợ năm sau cao hơn năm trƣớc, có sự tăng trƣởng về tín dụng NNNT và ngƣợc lại, nếu đạt kết quả âm thể hiện có sự giảm sút về cho vay NNNT.
- Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trƣởng dƣ nợ tƣơng đối Giá trị tăng trƣởng dƣ
nợ cho vay NNNT =
Giá trị tăng trƣởng dƣ nợ tuyệt đối
x 100% Tổng dƣ nợ cho vay NNNT năm t-1
Chỉ tiêu này mang giá trị dƣơng hoặc âm phản ánh dƣ nợ năm sau tăng hoặc giảm tƣơng ứng so với năm trƣớc bao nhiêu phần trăm.
*) Tăng tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn: Là sự tăng lên về tỷ trọng cho vay nông nghiệp nông thôn trong tổng dƣ nợ của NHTM theo thời gian. Tỷ trọng cho vay NNNT = Dƣ nợ cho vay NNNT x 100% Tổng dƣ nợ của NHTM
Ý nghĩa: Chỉ số này thể hiện cứ trong 100 đồng vốn NHTM bỏ ra cho vay có bao nhiêu đồng dành để cho vay NNNT.
*) Tăng trƣởng số lƣợng khách hàng: Là sự tăng lên về số lƣợng, tỷ trọng khách hàng trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn theo thời gian.
Mức tăng (giảm) số lƣợng khách hàng = Số lƣợng khách hàng năm t - Số lƣợng khách hàng năm t-1 Nếu kết quả cho giá trị dƣơng hoặc âm thể hiện số lƣợng khách hàng năm sau tăng hoặc giảm tƣơng ứng so với số lƣợng khách hàng năm trƣớc.
Tỷ lệ tăng (giảm) số lƣợng khách hàng =
Mức tăng giảm số lƣợng khách hàng
x 100% Số lƣợng khách hàng năm t-1
Chỉ tiêu này mang số dƣơng hoặc âm phản ánh số lƣợng khách hàng năm sau tăng hoặc giảm so với năm trƣớc bao nhiêu phần trăm.
*) Tăng dƣ nợ bình quân: Là sự tăng về quy mô khoản vay nông nghiệp nông thôn.
Dƣ nợ bình quân = Tổng dƣ nợ cho vay NNNT Tổng số khách hàng Là số dƣ nợ bình quân của 1 khoản vay.
b) Đa dạng hoá cho vay
- Đa dạng hoá thời gian cho vay: Trƣớc đây khi cho vay NNNT các NHTM thƣờng cho vay ngắn hạn. Tuy nhiên căn cứ vào thời gian luân chuyển vốn, khả năng hoàn vốn của phƣơng thức kinh doanh mà Ngân hàng có thể mở rộng cho vay trung hạn hoặc dài hạn tuỳ từng dự án cụ thể.
- Đa dạng hoá hình thức cho vay: Ngoài khách hàng có tài sản đảm bảo, Ngân hàng mở rộng cho vay đối với khách hàng không có tài sản đảm bảo phù hợp với quy định hiện hành và quy định của TCTD đối với khách hàng.
- Đa dạng hoá đối tƣợng và lĩnh vực cho vay
Đa dạng hoá đối tƣợng cho vay gồm: Hộ gia đình, hộ kinh doanh; Cá nhân; Chủ trang trại; Các hợp tác xã, tổ hợp tác; Các tổ chức và cá nhân cung ứng các dịch vụ phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ tiêu thụ và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản; Các doanh nghiệp chế biến các sản phẩm từ nông nghiệp hoặc kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp, thƣơng mại, cung ứng dịch vụ phi nông nghiệp, có cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.
Đa dạng hoá lĩnh vực cho vay: Cho vay trong lĩnh vực nông, lâm, ngƣ, diêm nghiệp ở nông thôn; phát triển ngành nghề; đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng nhƣ điện, đƣờng, trƣờng, trạm, nƣớc sạch và các công trình cơ sở hạ tầng khác ở nông thôn; chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp…
Chất lƣợng tín dụng đƣợc phản ánh thông qua việc cho vay an toàn, thu hồi đầy đủ gốc và lãi vay đúng hạn. Chất lƣợng tín dụng càng tốt đi đôi với tỷ lệ nợ xấu/nợ quá hạn thấp và ngƣợc lại.
Theo Quyết định 493/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 quy định phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và các thông tƣ hƣớng dẫn của Ngân hàng nhà nƣớc nhƣ Thông tƣ 49/2004/TT-BTC ngày 03/06/2004 hƣớng dẫn chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính của các tổ chức tín dụng Nhà nƣớc; Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng về xử lý trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài quy định:
- Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.
- Chỉ tiêu phản ánh nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn = Dƣ nợ quá hạn / Tổng dƣ nợ * 100%
Đối với lĩnh vực cho vay NNNT thì tỷ lệ nợ quá hạn đƣợc tính nhƣ sau: Tỷ lệ nợ quá hạn cho
vay NNNT =
Dƣ nợ quá hạn cho vay NNNT
x 100% Tổng dƣ nợ cho vay NNNT
Trong đó: Nợ quá hạn đƣợc xác định theo phân loại nợ do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định, ngoại trừ các khoản nợ khoanh theo quy định của Chính phủ và nợ tồn đọng cũ đƣợc xử lý theo Quyết định 149/2001/QĐ-TTg ngày 06/05/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ.
Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh số dƣ nợ gốc và lãi đã quá hạn mà chƣa thu hồi đƣợc.
- Nợ xấu là khoản nợ thuộc các nhóm 3,4 hoặc 5 quy định chi tiết tại điều 6, điều 7 Quy định 493.
Tỷ lệ nợ xấu = Nợ xấu / tổng dƣ nợ * 100% Tỷ lệ nợ xấu cho vay
NNNT =
Nợ xấu cho vay NNNT x 100% Tổng dƣ nợ cho vay NNNT
1.2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng cho vay nông nghiệp nông thôn của NHTM
a) Nhân tố chủ quan:
Đây là nhân tố thuô ̣c về phía Ngân hàng thƣơng mại, bao gồm: chính sách tín dụng, nguồn vốn của Ngân hàng, năng lực của đội ngũ lãnh đạo Ngân hàng, chất lƣợng nhân sự, cơ sở vật chất, chiến lƣợc kinh doanh, đối thủ cạnh tranh, mạng lƣới chi nhánh…
- Chính sách cho vay nông nghiệp nông thôn: Mỗi NHTM đều xây dựng cho mình một hệ thống các biện pháp, chính sách cho vay cụ thể trong đó có chính sách về cho vay nông nghiệp nông thôn. Chính sách cho vay NNNT đƣợc xây dựng dựa trên nhiều yếu tố: vị trí hiện tại của Ngân hàng trong hệ thống, xem xét điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, cũng nhƣ thách thức trong cho vay NNNT, những dự đoán sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh trong tƣơng lai từ đó đƣa ra các quyết định trong việc thu hẹp hay mở rộng cho vay NNNT, lãi suất cho vay trong lĩnh vực NNNT.
Nếu NHTM quan tâm và có chính sách phục vụ NNNT sẽ góp phần tăng trƣởng hoạt động cho vay NNNT của Ngân hàng đó và ngƣợc lại, nếu các NHTM không chú trọng cho vay NNNT sẽ làm thu hẹp hoạt động cho vay này.
- Nguồn vốn cho vay NNNT của Ngân hàng: là một trong những yếu tố quyết định đến hoạt động cho vay. Nếu các NHTM có nguồn vốn dồi dào sẽ thúc đẩy hoạt động cho vay nói chung, hoạt động cho vay NNNT nói riêng phát triển.
môn nghiệp vụ ngân hàng, trình độ hiểu biết về lĩnh vực cho vay nông nghiệp nông thôn, tác phong làm việc, tác phong giao tiếp với khách hàng, kinh nghiệm làm việc thực tế.
NHTM có đội ngũ lãnh đạo có trình độ, quản lý tốt, tâm huyết cho vay phát triển NNNT, cán bộ tín dụng có trình độ năng lực, am hiểu về lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, tận tình với ngƣời dân, không ngại khó khăn về địa bàn hoạt động… sẽ góp phần phát triển hoạt động cho vay NNNT của Ngân hàng và ngƣợc lại.
- Quy trình cho vay: là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của Ngân hàng nói chung, hoạt động cho vay NNNT nói riêng. Quy trình cho vay nông nghiệp nông thông bao gồm các bƣớc từ khi lập hồ sơ cho vay NNNT, thẩm định khoản vay, giải ngân, quản lý sau khi vay đến khi thu hồi nợ.
Chất lƣợng khoản vay có tốt hay không phụ thuộc vào việc thực hiện từng khâu của quy trình cho vay, cần sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng. Nếu quy trình cho vay hợp lý, thực hiện nhịp nhàng, nhanh chóng sẽ có nhiều ngƣời dân đƣợc vay vốn, từ đó thúc đẩy việc mở rộng cho vay NNNT và ngƣợc lại nếu quy trình cho vay rƣờm rà sẽ làm cho ngƣời dân ngại vay ngân hàng, tác động tiêu cực đến việc mở rộng cho vay NNNT.
- Hệ thống mạng lƣới: Hệ thông mạng lƣới của Ngân hàng tại khu vực nông thôn là một trong những yếu tố ảnh hƣởng đến việc mở rộng cho vay NNNT vì khu vực nông thôn thƣờng giao thông chƣa phát triển, đi lại khó khăn, ngƣời dân thƣờng không có phƣơng tiện đi lại thuận lợi, nhanh chóng nên giao dịch ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Ngân hàng có mạng lƣới rộng khắp khu vực nông thôn, gần các khu dân cƣ sẽ thúc đẩy ngƣời dân sử dụng các dịch vụ ngân hàng, cán bộ tín dụng sẽ
dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với ngƣời dân để giới thiệu về các sản phẩm