3.2. Quan điểm định hƣớng nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công
3.2.4. Phải "lựa chọn công nghệ phù hợp" trong hoạt động chuyển giao công
công nghệ vào Việt Nam
Công nghệ thích hợp mới thực sự là cái mà các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam cần đến. Tránh tình trạng trong những năm qua, hoạt động nhập khẩu công nghệ ồ ạt, đã nhập luôn cả những công nghệ không phải là công nghệ nguồn, cá biệt còn có "rác thải". Công nghệ thích hợp có nghĩa là phải tính đến nhiều nhân tố ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh trong nước như yếu tố dân số, việc làm, tài nguyên, môi trường văn hóa – xã hội và các hệ thống pháp lý – chính trị. Như vậy, vấn đề không chỉ nằm trong tiêu chuẩn về khoa học, mà còn nằm trong tiêu chuẩn hành vi, về đặc điểm văn hóa – xã hội của công nghệ.
Việc “lựa chọn công nghệ phù hợp” cũng cấn phải được nhấn mạnh trong các hoạt động đưa các kết quả nghiên cứu và triển khai trong nước vào thực tiễn sản xuất, từ đó nhân rộng mô hình ứng dụng thành tựu khoa học – công nghệ đạt được đó ra các địa phương khác tương ứng với những điều kiện cụ thể khác nhau. Để thực hiện điều này chúng ta cần có chính sách lựa chọn đúng các mặt hàng để chuyển giao công nghệ, lựa chọn đúng công nghệ để triển khai. Có như vậy thì sản phẩm được sản xuất ra mới có tính cạnh tranh tại thị trường Việt Nam, tức là phải đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng, trước hết là của các doanh nghiệp và có thể cạnh tranh được với sản phẩm nhập ngoại đang có trên thị trường.
Vấn đề “lựa chọn công nghệ phù hợp” có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là nhân tố quyết định đến sản phẩm đầu ra, liên quan trực tiếp đến chiến lược phát triển và mở rộng sản xuất cũng như thâm nhập – mở rộng thị trường của mỗi doanh nghiệp và còn có nhiều tác động kinh tế – xã hội khác nữa.