2.3. Đánh giá hoạt động chuyển giao công nghệ ở Việt Nam trong thờ
2.3.1.1. Những kết quả đạt được
- Năng lực hoạt động của công nghệ
Các công nghệ được chuyển giao qua các dự án đầu tư nước ngoài chủ yếu là các công nghệ phục vụ cho ngành công nghiệp, sau đến là ngành dịch vụ. Quy mô chuyển giao công nghệ so với trước đó (1986 - 1995) gấp 3,5 lần, được thực hiện rộng khắp trong cả nước, trong đó tập trung ở những nơi có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất như Bình Dương, Bà Địa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc, Hưng Yên,… Tại đây, các công nghệ được phát huy hết công suất, thời gian hoạt động của công nghệ tương đối ổn định, thu hút được lao động tại chỗ và các vùng lân cận.
So với trước đây, hàng hóa được sản xuất ra rất đa dạng và phong phú, phục vụ cho nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường lớn trên thế giới, hạn chế tối đa các mặt hàng nhập khẩu trước đó. Có rất nhiều hợp đồng xuất khẩu hàng hóa ở một số ngành, một số lĩnh vực được thực hiện nhiều lần do sự ổn định của chất lượng sản phẩm được sản xuất ra.
Các công nghệ được chuyển giao cũng có nhiều công nghệ được cải tiến phù hợp với điều kiện ở Việt Nam, với những thông số kỹ thuật đáp ứng được các tiêu chuẩn của quốc tế, sử dụng tiết kiệm các nguồn nguyên – nhiên liệu. Sự liên thông trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh đã tạo ra một mạng lưới vệ tinh rộng khắp, tận dụng tối đa các nguồn lực, khai thác triệt để các lợi thế tại nơi công nghệ được đưa vào sản xuất. Các công nghệ trong nước được triển khai và ứng dụng vào sản xuất chủ yếu tập trung ở lĩnh vực
nông nghiệp, đặc biệt là lĩnh vực nông, thủy, hải sản. Những công nghệ này được áp dụng trong một quy mô nhỏ ở mỗi lĩnh vực, mỗi địa phương khác nhau phù hợp với tiềm năng của từng vùng. Đây là những công nghệ sạch, tiêu hao ít năng lượng và có khả năng thu hồi vốn nhanh.
- Trình độ kỹ thuật của công nghệ
Các công nghệ được lựa chọn vào Việt Nam, tùy vào tững lĩnh vực cụ thể và hình thức chuyển giao mà có thông số kỹ thuật so với khu vực và thế giới là khác nhau. Theo sự đánh giá chung của nhiều chuyên gia, về mặt tổng thể cho thấy hoạt động chuyển giao công nghệ trong những năm qua thông qua các luồng khác nhau mà công nghệ được nhập vào chủ yếu là các công nghệ đạt trình độ trung bình của thế giới, ở thế hệ thứ hai, thứ ba là chủ yếu. Tuy vậy, độ ổn định của quy trình sản xuất, mức độ chính xác của sản phẩm, những thông số về kỹ thuật luôn được cải tiến hợp lý.
- Về sản phẩm: Các sản phẩm được sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Những mặt hàng xa xỉ, những mặt hàng dân dụng, phục vụ cho các nhu cầu đi lại, sinh hoạt hàng ngày,… nhờ những dây chuyền sản xuất tại chỗ với chất lượng, mẫu mã và kiểu dáng tốt, giá thành hợp lý có sức cạnh tranh được đưa ra thị trường và được thị trường chấp nhận. Bên cạnh đó công nghệ bảo quản, xử lý sau thu hoạch, sản xuất và chế biến cũng được nâng cao và đảm bảo đúng theo tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
- Trình độ quản lý và lao động: Nhờ có hoạt động chuyển giao công nghệ mà trình độ quản lý, điều hành của đội ngũ cán bộ được nâng lên rõ rệt. Những kinh nghiệm quản lý được tích lũy ngay trong quá trình làm việc, hội thảo trong và ngoài nước, thông qua các chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế. Công nhân, kỹ thuật viên được tuyển dụng và làm việc trực tiếp trên các dây chuyền, quy trình sản xuất mới, cùng với người nước ngoài nên đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao, chuyên môn tốt thì mới đáp ứng được nhu cầu của sản xuất. Thông qua việc tiếp cận với các công nghệ mới, trình độ người lao động ngày càng được nâng lên, đạt mức chuẩn của khu vực.