Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 100 - 104)

3.3. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy hoạt động chuyển giao công

3.3.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ

Đổi mới có chế quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ hiện nay theo hướng hình thành cơ chế mới phù hợp với cơ chế thị trường định hướng XHCN, với đặc thù của hoạt động chuyển giao công nghệ và yêu cầu chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân hoạt động chuyển giao công nghệ.

a. Đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ theo hướng thực hiện đúng chức năng quản lý Nhà nước, phù hợp với tiến trình cải cách hành chính; tăng cường sự chỉ đạo và điều hòa phối hợp của Chính phủ trên cơ sở phân cấp và quy định rõ ràng trách nhiệm trong quản lý nhà nước về hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các bộ và các tỉnh, thành phố.

Nhà nước tập trung xây dựng các định hướng chuyển giao công nghệ trọng điểm, phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng chuyển giao công nghệ quốc gia; đồng thời xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư phát triển và tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả của Hội đồng chính sách khoa học và công nghệ quốc gia trong quá trình chuẩn bị các quyết định của Chính phủ về ưu tiên, chiến lược, các cơ chế, chính sách về hoạt động chuyển giao công nghệ quốc gia.

Tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức chính trị-xã hội, nhất là Liên hiệp các Hội KH&KT Việt Nam trong tư vấn, phản biện và giám định xã hội đối với các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động chuyển giao công nghệ.

b. Đổi mới phương thức tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

Việc tổ chức và thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ phải nhằm đáp ứng cao nhất mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và nâng cao năng lực công nghệ của quốc gia, ngành, địa phương và cơ sở.

* Thực hiện sự phân công, phân cấp trong tổ chức và thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ

- Chính phủ quyết định các định hướng phát triển ngành, lĩnh vực ưu tiên làm cơ sở xác định hoạt động chuyển giao công nghệ cấp nhà nước, có tầm quan trọng quốc gia, mang tính liên ngành và dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.

- Các Bộ, ngành quyết định các hoạt động chuyển giao công nghệ phục vụ trực tiếp mục tiêu phát triển của bộ, ngành.

- Các địa phương quyết định các hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu mang tính ứng dụng, phục vụ trực tiếp mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đại phương.

- Các tổ chức chuyển giao công nghệ, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội thuộc mọi thành phần kinh tế tự chủ trong việc xác định các hoạt động chuyển giao công nghệ dựa vào nhu cầu của thực tiễn và mục tiêu, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động chuyển giao công nghệ cấp quốc gia.

* Đổi mới cơ chế tổ chức và thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ

- Cơ chế tổ chức và thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ phải được đổi mới theo hướng mở rộng sự tham gia của các nhà khoa học và doanh nghiệp, tổ chức xã hội, bảo đảm dân chủ, cạnh tranh, khách quan, công khai và bình đẳng trong việc tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ; đổi mới căn bản công tác đánh giá công nghệ, lấy chất lượng và hiệu quả làm tiêu chuẩn, bảo đảm sự tương hợp với chuẩn mực quốc tế, nhằm đưa nhanh kết quả nghiên cứu vào sản xuất và đời sống.

- Đối với các nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ, thực hiện cơ chế liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức khoa học và công nghệ và doanh nghiệp trong toàn bộ quá trình từ triển khai thực hiện, đánh giá và đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng trong thực tiễn.

- Kết hợp phương thức tuyển chọn thông qua cạnh tranh, công khai, dân chủ, đảm bảo chọn đúng tổ chức, cá nhân có đủ năng lực thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ ở các cấp, các ngành và địa phương.

- Tăng cường quản lý kết quả của hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng đánh giá công nghệ, từ đó nhân rộng ứng dụng trong thực tiễn.

c. Đổi mới cơ chế quản lý của các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ

Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý đối với các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ trên cơ sở:

* Ban hành cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhà nước:

- Nhà nước giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ phù hợp với đặc thù của mỗi loại hình hoạt động, nhằm phát huy tối đa tính chủ động, sáng tạo của tổ chức này.

- Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhà nước phải được thực hiện trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch hoạt động chuyển giao công nghệ, quản lý tài chính, tài sản, nhân sự và hợp tác quốc tế.

Căn cứ vào đặc thù của mỗi loại hình hoạt động chuyển giao công nghệ, Nhà nước có cơ chế, chính sách phù hợp:

- Các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ chủ yếu thực hiện nghiên cứu cơ bản, nghiên cưú luận cứ phục vụ xây dựng chính sách, chiến lược, nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ trọng điểm và những lĩnh vực công ích, được Nhà nước định hướng thực hiện các hoạt động chuyển giao công nghệ theo chức năng hoạt động và bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ nhằm ứng dụng và phát triển công nghệ tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu thị trường, chuyển sang một trong những hình thức sau: tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ theo cơ chế tự trang trải kinh phí, doanh nghiệp hoạt động chuyển giao công nghệ. Đối với các tổ chức này, Nhà nước chỉ cấp kinh phí theo cơ chế đặt hàng chuyển giao công nghệ.

Quy định chế độ tự đánh giá bên ngoài định kỳ đối với các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhà nước theo các tiêu chuẩn tương hợp với tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao hiệu quả đầu tư. Kết quả (số bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế, số bằng sáng chế, giải pháp hữu ích) và ứng dụng kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, dần trở thành những tiêu chí quan trọng nhất đối với các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ và nhà khoa học để được nhận tài trợ của Nhà nước.

* Ban hành các chính sách khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ chuyển đổi theo các hình thức sau:

- Chuyển sang cơ chế tự trang trải kinh phí, được Nhà nước hỗ trợ quỹ lương và hoạt động bộ máy trong 5 năm kể từ khi có quyết định chuyển đổi;

- Chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, được Nhà nước giao quyền sử dụng toàn bộ tài sản và áp dụng chính sách ưu đãi như đối với doanh nghiệp mới thành lập;

- Chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt động chuyển giao công nghệ, ngoài các chế độ, chính sách đối với doanh nghiệp nêu trên, được hưởng các chế độ ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Nhà nước có chính sách hỗ trợ chuyển đổi đối với cán bộ khoa học và công nghệ, công chức, viên chức trong khi chờ, thuyên chuyển, đào tạo lại, thôi việc,...

* Xây dựng cơ chế liên kết giữa khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo:

- Tăng cường chức năng nghiên cứu trong các trường đại học: Quy định nhiệm vụ nghiên cứu đối với cán bộ giảng dạy đại học; tăng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu trong các trường đại học.

- Thực hiện liên kết giữa các tổ chức nghiên cứu phát triển với các trường đại học: Quy định nhiệm vụ giảng dạy đối với các cán bộ nghiên cứu thuộc các tổ chức nghiên cứu – phát triển; xây dựng quy chế dùng chung phòng thí nghiệm và thiết bị phục vụ nghiên cứu và giảng dạy; thành lập các loại hình tổ chức liên kết giữa đào tạo và nghiên cứu như học viện và các hình thức hợp tác khác.

d. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính cho hoạt động chuyển giao công nghệ

- Triển khai áp dụng cơ chế tự chủ tài chính đồi với tổ chức hoạt động chuyển giao công nghệ của Nhà nước phù hợp với mỗi loại hình hoạt động chuyển giao công nghệ, như: ứng dụng và phát triển công nghệ, nghiên cứu cải tiến công nghệ ngoại nhập,…

- Cải tiến chế độ tài chính trong việc thực hiện hoạt động chuyển giao công nghệ: Nghiên cứu áp dụng cơ chế khoán kinh phí thực hiện đề tài, dự án chuyển giao công nghệ; cải tiến thủ tục thanh quyết toán tài chính theo hướng đơn giản hóa nhưng đảm bảo quản lý chặt chẽ sản phẩm đầu ra.

- Xây dựng cơ chế, chính sách tài chính đối với hoạt động chuyển giao công nghệ của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động chuyển giao công nghệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chuyển giao công nghệ ở Việt Nam thực trạng và giải pháp (Trang 100 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)