Sức mạnh thương hiệu và sản phẩm cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 63)

3.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của VietnamAirlines trong bối cảnh hộ

3.2.2 Sức mạnh thương hiệu và sản phẩm cung cấp

3.2.2.1 Vị thế thương hiệu và sản phẩm của Vietnam Airlines trên thị trường nội địa.

Vietnam Airlines có lợi thế là thương hiệu hãng hàng không quốc gia Việt Nam với lịch sử phát triển lâu dài, do đó Vietnam Airlines nhận được nhiều sự chú ý của hành khách trong nước và quốc tế. Đây là lợi thế về thương hiệu mà các hãng khác không thể có được trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, thương hiệu này chỉ phát huy thực sự hiệu quả trong nội địa và khu vực CLMV (bao gồm: Campuchia, Lào, Myanma và Việt Nam). Từ khi thành lập đến nay, Vietnam Airlines luôn giữ vị trí số một tại thị trường Việt Nam – nơi được đánh giá là một trong các thị trường hàng không phát triển nhanh nhất, do tỷ lệ người dân di chuyển đường hàng không còn thấp, thu nhập ngày càng tăng lên.

Việt Nam với sản phẩm nội địa có sự khác biệt hoá (hạng Thương gia, chương trình Khách hàng thường xuyên – GLP). Vị trí số một Việt Nam của hãng còn thể hiện ở mạng bay nội địa bao phủ khắp cả nước, liên tục mở các đường bay mới, tần suất khai thác dày đặc, lịch nối chuyến thuận tiện, ít khi bị nhỡ chuyến. Với việc tiếp nhận hãng hàng không giá rẻ Jetstar và phối hợp với Jetstar thực hiện chiến lược “thương hiệu kép – dual brands”, Vietnam Airlines cạnh tranh và chiếm lĩnh khách doanh thu cao và trung bình trong khi Jetstar cạnh tranh trực tiếp với các hãng hàng không giá rẻ (Low Cost Carrier) khác và chiếm lĩnh tăng trưởng của phân khúc thị khách doanh thu thấp. Chiến lược thương hiệu kép này đang được khá nhiều hãng hàng không trên thế giới áp dụng và đem lại kết quả khá tốt như hãng hàng không Thai Airways với thương hiệu hàng không giá rẻ Thai Air Asia và Nok Air hay Singapore Airlines với thương hiệu Scoot Airlines. Mô hình hãng hàng không giá rẻ là mô hình phát triển khá mạnh trong hai thập kỷ gần đây. Trong mô hình này, hãng sẽ tập trung giảm chi phí hoạt động bằng việc lựa chọn những sân bay giá rẻ, chỉ sử dụng một loại máy bay, bán vé trực tuyến qua mạng Internet… Là đơn vị đầu tiên cung cấp sản phẩm dịch vụ bay giá rẻ, JPA hiẹn đang hoạt đọng trên các đường bay nội địa và quốc tế. Với đường bay nội địa, đối thủ cạnh tranh cùng phân khúc với JPA là Vietjet Air còn đối với đường bay quốc tế từ Viẹt Nam, JPA phải cạnh tranh với khá nhiều hãng hàng không như Vietjet Air, Air Asia, Cebu Airlines, Lion Airlines... Sau khi Vietnam Airlines nhận chuyển giao đại diện vốn Nhà nuớc từ SCIC tại JPA (năm 2012) và thực hiện việc tái cơ cấu, hoạt động của JPA có những thay đổi tuy nhiên khoảng thời gian này cũng là thời điểm Vietjet Air bắt đầu triển khai các đường bay nội địa theo mô hình hãng hàng không giá rẻ với đội hình máy bay mới, giá bán thấp đã trở thành một thách thức lớn trong quá trình cơ cấu cải thiện hoạt động của JPA. Do đó, mặc dù hiệu quả hoạt động đã cải thiện so với các năm trước nhưng JPA vẫn tiếp tục lỗ trong 2 năm 2012 và 2013. Kỳ vọng với việc khai thác tốt đội bay mới A320 (bắt đầu từ đầu năm 2013) và kế hoạch phát triển thêm tàu bay mới, hoạt động của JPA sẽ tốt hơn trong thời gian tới. Còn đối với Vietnam Airlines, trong năm 2016, hãng đã đạt được mục tiêu trở thành hãng hàng không 4 sao theo tiêu chuẩn quốc tế và hướng tới tiêu chuẩn 5 sao trong giai đoạn 2017 – 2018. Với chiến lược phát triển thương hiệu kép này, Vietnam Airlines sẽ

phủ kín các phân khúc khách hàng, tạo lợi thế trong cạnh tranh với các đối thủ khác.

3.2.2.2. Vị thế và sản phẩm của Vietnam trên thị trường quốc tế.

Với vị trí địa lý nằm giữa Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Châu Âu, Nam Thái Bình Dương và Trung Quốc, Viẹt Nam được coi là cửa ngõ của các khu vực. Đến hết năm 2014, Vietnam Airlines có mạng đường bay quốc tế gồm 57 đường bay đến 29 điểm thuộc 17 quốc gia và vùng lãnh thổ, mạng đường bay nội địa gồm 39 đường bay đến 21 điểm, trong đó mạng đường bay quốc tế đã nhanh chóng mở rọng và phát triển tại các khu vực Châu Âu (Anh, Nga), Đông Bắc Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan) và Tiểu vùng Campuchia - Lào - My-an-ma (CLMV). Theo số liệu thống kê của VNA, trong năm 2014, thị phần vận chuyển hành khách quốc tế của Vietnam Airlines được duy trì ở mức 40,5%.

Thị trường khu vực Châu u

Ngoại trừ các đường HAN/SGN-MOW và SGN-CDG, Vietnam Airlines là hãng bay thẳng duy nhất trên đường bay HAN-CDG, HAN/SGN-FRA, HAN/SGN- LGW. Bên cạnh đó, do đặc tính khách du lịch đường dài thường đi kết hợp nhiều điểm đến, mạng đường bay bổ trợ tần suất cao đến 5 điểm của khu vực CLMV và nội địa Việt Nam là thế mạnh của Vietnam Airlines.

Thị trường khu vực Đông B c :

Quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia này ngày một chặt chẽ, chiếm phần lớn lượng đầu tư FDI vào Việt Nam. Mạng đường bay này đang chiếm tới 46.35% tỷ trọng vận tải quốc tế của Vietnam Airlines; gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan với 27 đường bay, 14 điểm đến và tần suất 128 chuyến/tuần. Vietnam Airlines đang chiếm thị phần áp đảo trên mạng đường bay giữa Việt Nam và Đông Bắc Á.

Vietnam Airlines có sản phẩm tần suất cao, hầu hết là 1-2 chuyến/ngày; số lượng điểm đi/đến quốc tế lớn hơn so với các hãng khai thác cạnh tranh trực tiếp, mạng đường bay bổ trợ tần suất cao đến 5 điểm đến của CLMV và nội địa Việt Nam cũng là thế mạnh của Vietnam Airlines tại khu vực này.

Vietnam Airlines có thể tiếp tục mở thêm các đường bay mới nối các thị trường Đông Bắc Á với các điểm đến tiềm năng Miền Trung Việt Nam, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Việc Hàn Quốc và Nhật Bản mở cửa thị trường lao động cũng mở ra

cơ hội bán phân khúc khách lao động cho Vietnam Airlines.

Khu vực Đông Nam

Trong bối cảnh nhu cầu du lịch đi khu vực tiếp tục tăng trưởng và phát triển ổn định, Vietnam Airlines hầu hết đã có tần suất 2-3 chuyến trên các đường bay đi/đến SIN/BKK/KUL, tạo cơ hội nối chuyến thuận lợi 2 chiều đến các thị trường Châu Âu, Đông Bắc Á. Hiện nay, Vietnam Airlines là hãng duy nhất khai thác đường bay thẳng đi/đến. Đông Nam Á là thị trường hàng không
có tốc độ tăng trưởng cao nhất toàn
cầu. Theo số liệu thống kê của CAPA và Innovata, thị trường quốc tế của Đông Nam Á có mức tăng trưởng 20% chỉ trong 18 tháng (04/2012 – 10/2013), từ mức 4.7 triẹu ghế/tuần lên 5.6 triẹu ghế/tuần.

Mạng đường bay này đang chiếm 21.94% tổng lượng khách vạn chuyển quốc tế
của Vietnam Airlines năm 2013. Vietnam Airlines chiếm khoảng 5% thị phần tải cung ứng trên thị trường hàng không khu vực, khai thác 7 đường bay và 4 điểm đến là Thái Lan, Singapore, Malaysia và Indonesia với tần suất 99-102 chuyến/ tuần.

Khu vực Úc

Lượng khách từ c đến Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng ổn định 10%. Vietnam Airlines là hãng hàng không duy nhất khai thác đường bay thẳng giữa c và Việt Nam. Tuy nhiên, Vietnam Airlines sẽ phải tiếp tục cạnh tranh với các hãng có đường bay vòng chất lượng cao, đặc biệt từ Singapore Airlines, Thai Airways và Malaysia Airlines.

Khu vực CLMV:

Vietnam Airlines có mạng đường bay với tần suất lớn đi/đến các điểm chính trong khu vực CLMV. Ngoài ra, Vietnam Airlines có thể kết hợp sản phẩm với hãng K6 để tạo ra các sản phẩm bay kết hợp điểm đến.

CLMV vẫn tiếp tục được coi là thế mạnh của Vietnam Airlines trong việc cạnh tranh với các hãng hàng không khác, đặc biệt là đối tượng khách có nhu cầu du lịch kết hợp Việt Nam với các điểm trong khu vực như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu.

Với sản phẩm dầy đặc, phục vụ nối chuyến tốt các thị trường nguồn là Châu Âu, Đông Bắc Á, tạo lợi thế cạnh tranh cho các thị trường nguồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) năng lực cạnh tranh của tổng công ty hàng không việt nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)