Tiêu thụ điện
(TTDIEN) Không tác động Không tácđộng + - Tổng lao động (TONGLD) Không tác động Không tácđộng - + Lao động nam (LDNAM) - Không tác động + - Tỷ lệ hoàn thành tiểu học (HTTH) Không tác động Không tácđộng + - Tỷ lệ nhập học đại học (NHDH) Không tác động Không tácđộng - - Lạm phát (LAMPHAT) - + Không tác động -
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu)
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ5.1. Kết luận 5.1. Kết luận
Trải qua 20 năm hình thành và phát triển, thị trường chứng khoán không còn là một cái tên xa lạ đối với rất nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Hiện nay, số lượng người đầu tư tham gia trên thị trường chứng khoán này càng nhiều với giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 6,11 triệu tỷ đồng. Chính vì vậy các yếu tố tác động đến thị trường chứng khoán được nghiên cứu nhiều hơn, đặc biệt là sự tác động của tăng trưởng kinh tế đến thị trường chứng khoán. Sử dụng các chỉ tiêu nổi bật của nền kinh tế như GDP, lực lượng lao động, năng lượng điện để phân tích tầm ảnh hưởng của chúng lên các yếu tố làm phát triển thị trường chứng khoán.
Bài nghiên cứu sử dụng các mẫu quan sát được lấy ở Việt Nam trong vòng 20 năm. Kết quả bài nghiên cứu cho thấy rằng:
Thứ nhất, tăng trưởng kinh tế (GDP) có ảnh hưởng cùng chiều với VNINDEX. Giải thích cho kết quả này của bài nghiên cứu, khi GDP càng tăng thì giá đóng cửa của chỉ số VNINDEX càng tăng. Khi kinh tế tăng trưởng đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp có sự phát triển khiến cho mức giá trên thị trường của cổ phiếu của công ty tăng lên. Kết quả này của bài nghiên cứu tương đồng với kết quả của Caporale, Howells và Soliman (2005). Tuy nhiên, bài nghiên cứu còn chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế (GDP) có ảnh hưởng ngược chiều với UPCOMINDEX. Kết quả này ngược lại với kết quả nghiên cứu của Caporale, Howells và Soliman (2005). Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Ahmed và Ali (2008) và kết quả ngiên cứu của Enisan và Olufisayo (2009) thì tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán có mối quan hệ hai chiều. Kết quả bài nghiên cứu cho rằng tăng trưởng kinh tế có tác động đến phát triển thị trường chứng khoán và ngược lại. Cụ thể là tăng trưởng kinh tế có tác động cùng chiều với phát triển thị trường chứng khoán. Một nền kinh tế tăng trưởng sẽ phản ánh sự phát triển của các doanh nghiệp, điều này làm cho giá cổ phiếu của các công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán tăng lên, tác động đến giá đóng cửa của chỉ số UPCOMINDEX cũng tăng lên. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh tế (GDP) còn có mối quan hệ cùng chiều với vốn hóa thị trường chứng khoán (VHTT). Vốn hóa thị trường chứng khoán được sử dụng như
một đại diện cho sự phát triển của thị trường chứng khoán. Khi kinh tế tăng trưởng, các doanh nghiệp phát triển và đầu tư vào thị trường chứng khoán nhiều hơn làm tăng vốn hóa thị trường. Kết quả này đồng nhất với kết quả nghiên cứu của Ho và Odhiamo (2012).
Thứ hai, tiêu thụ điện (TTDIEN) có mối quan hệ cùng chiều với UPCOMINDEX. So với các bài nghiên cứu trước thì đây là một kết quả mới. Có thể giải thích ý nghĩa của kết quả này như sau: Khi lượng điện tiêu thụ càng nhiều chứng tỏ các doanh nghiệp có năng suất sản xuất lớn, làm cho các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh dẫn đến giá trên thị trường của cổ phiếu vào thời điểm kết thúc phiên giao dịch tăng lên. Như vậy, tiêu thụ điện (TTDIEN) có mối quan hệ cùng chiều với giá đóng cửa của chỉ số UPCOMINDEX là hoàn toàn có ý nghĩa. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu còn chỉ ra rằng tiêu thụ điện (TTDIEN) có mối quan hệ nược chiều với vốn hóa thị trường chứng khoán (VHTT). Kết quả này cũng là một phát hiện mới so với các bài nghiên cứu trước. Có thể giải thích cho kết quả này như sau: Khi các doanh nghiệp sử dụng một lượng điện lớn làm tăng chi phí sản xuất, lúc này doanh nghiệp sẽ phải trả một lượng tiền lớn, điều này làm giảm vốn đầu tư mà doanh nghiệp có thể đầu tư vào thị trường chứng khoán.
Thứ ba, bài nghiên cứu chỉ ra rằng biến tổng lao động (TONGLD) có mối quan hệ ngược chiều với UPCOMINDEX. Trong các bài nghiên cứu trước đây của các tác giả trên khắp thế giới thì đây là một điểm mới đáng để phân tích. Kết quả này có thể được hiểu là khi tổng lao động tham gia vào nền kinh tế tăng lên thì giá đóng cửa chỉ số UPCOMINDEX giảm xuống. Cả nước ta hiện nay lực lượng lao động tập trung ở nông thôn chiếm 70%, có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn. Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn. Trên thực tế những người đầu tư giam gia vào thị trường chứng khoán thường là những người được đào tạo đại học, có tri thức. Mặc dù lực lượng lao động tăng lên, nhưng số lao động tham gia vào thị trường chứng khoán có thể giảm đi. Điều này có ảnh hưởng tới việc làm giảm giá đóng cửa của chỉ số UPCOMINDEX. Ngoài ra, bài nghiên cứu còn chỉ ra rằng tổng lao động (TONGLD) có mối quan hệ cùng chiều với vốn hóa thị trường chứng khoán (VHTT). Đây cũng là một điểm mới so với các nghiên cứu trước đây. Có thể
hiểu ý nghĩa của kết quả nghiên cứu này như sau: Khi lực lượng lao động trên thị trường tăng lên, số lao động có khả năng tham gia vào thị trường chứng khoán cũng tăng lên. Đầu tư càng nhiều thì vốn hóa thị trường càng tăng.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu cho thấy biến lao động nam (LDNAM) có mối quan hệ ngược chiều với VNINDEX. Đây là một điểm mới trong số các bài nghiên cứu về “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán” của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, kết quả này cần được nghiên cứu thêm. Trên thực tế, mặc dù ngày nay tỷ lệ nữ giới tam gia thị trường chứng khoán rất nhiều nhưng tỷ lệ nam giới tham gia thị trường chứng khoán vẫn nhiều hơn nữ giới. Theo bài báo “Tâm lý nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Trọng Tài thì các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam chủ yếu vẫn là nam giới với tỷ lệ 65% các nhà đầu tư trên thị trường. Tuy nhiên, ở mô hình nghiên cứu thứ ba, bài nghiên cứu lại cho ra kết quả rằng lao động nam (LDNAM) có mối quan hệ cùng chiều với UPCOMINDEX. Điều này có thể hiểu rằng khi số lượng lao động nam tăng lên, số người đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán càng nhiều sẽ tác động mạnh và làm tăng giá đóng cửa chỉ số UPCOMINDEX. Kết quả này hoàn toàn phù hợp khi phân tích thực tế đối tượng tham gia chứng khoán ở thị trường Việt Nam. Ngoài ra, bài nghiên cứu cho rằng lao động nam (LDNAM) có mối quan hệ ngược chiều với vốn hóa thị trường chứng khoán (VHTT). So với các kết quả ở trên thì kết quả này cần được nghiên cứu thêm vì khi số lượng lao động nam tăng lên, tỷ lệ những người đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán càng nhiều và tư đó làm tăng vốn hóa thị trường chứng khoán.
Thứ năm, tỷ lệ hoàn thành tiểu học (HTTH) có mối quan hệ cùng chiều với UPCOMINDEX. Có thể giải thích cho kết quả nghiên cứu này như sau: Khi lao động được đào tạo, có trình độ cao thì họ sẽ nhạy bén trong việc nghiên cứu các kênh đầu tư sinh lợi mà thị trường chứng khoán lại là một nơi thu hút nhiều nhà đầu tư vì tính ưu việt của nó như là được pháp luật bảo vệ, đầu tư với số vốn nhỏ, cổ phiếu là tài sản,... Tuy nhiên, hoàn thành tiểu học là cấp bậc giáo dục cơ bản nhất và sau khi hoàn thành tiểu học còn rất nhiều cấp bậc giáo dục khác cao hơn, quyết định đến tỷ lệ số người đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Chính vì thế
kết quả này là một yếu tố để xem xét thêm khi nghiên cứu tác động đến thị trường chứng khoán. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng tỷ lệ hoàn thành tiểu học (HTTH) có mối quan hệ ngược chiều đến vốn hóa thị trường chứng khoán (VHTT). Kết quả này của mô hình nghiên cứu cần được nghiên cứu thêm bởi vì tỷ lệ hoàn thành tiểu học là một nhân tố nhỏ trong việc quyết định đến số lượng người đầu tư tham gia vào thị trường chứng khoán. Các nghiên cứu trước đây của các nhà nghiên cứu ở nhiều nước cũng chưa đưa ra kết luận nào về chiều tác động của tỷ lệ hoàn thành tiểu học và vốn hóa thị trường chứng khoán.
Thứ sáu, tỷ lệ nhập học đại học (NHDH) có mối quan hệ ngược chiều với UPCOMINDEX. Đây là một điểm mới so với các bài nghiên cứu trước đó. Tuy nhiên kết quả này cần được nghiên cứu thêm vì trên thực tế khi người đầu tư có trình độ học vấn càng cao thì người đầu tư sẽ tham gia trên thị trường chứng khoán càng nhiều để tìm cách sinh lợi cho số vốn đầu tư của mình. Họ sẽ tham gia đấu giá liên tục trên thị trường và điều này làm biến động giá đóng cửa của chỉ số UPCOMINDEX. Bài nghiên cứu còn đưa ra kết quả rằng tỷ lệ nhập học đại học (NHDH) có mối quan hệ ngược chiều tới vốn hóa thị trường chứng khoán (VHTT). Kết quả nghiên cứu này cũng là một điều cần tiếp tục nghiên cứu thêm vì trên thực tế, khi lao động là những người có tri thức, họ sẽ tìm kiếm các kênh đầu tư sinh lợi mà phổ biến hiên nay là đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đặc biệt, hiện nay sinh viên là đối tượng rất năng động và nhanh nhẹn nắm bắt xu hướng của thị trưởng nên qua điều tra sơ bộ ở các trường đại học thì có rất nhiều sinh viên tham gia thị trường chứng khoán, đặc biệt là ở những khối trường kinh tế. Chính vì vậy, khi tỷ lệ nhập học đại học càng lớn, vốn hóa thị trường sẽ càng tăng.
Thứ bảy, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT) có mối quan hệ ngược chiều với VNINDEX. Kết quả này hoàn toàn tương tự với kết quả trong bài nghiên cứu “Quan hệ giữa các yếu tố kinh tế vĩ mô và biến động của thị trường chứng khoán: Bằng chứng nghiên cứu từ thị trường Việt Nam” của Minh Kiều và Văn Điệp (2013). Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, làm thay đổi hành vi tiêu dùng và đầu tư của người dân. Lạm phát tăng cao luôn là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang nóng, báo hiệu sự tăng trưởng kém bền vững. Khi lạm phát tăng cao, tiền mất giá, người dân không muốn giữ tiền mặt hoặc gửi tiền trong ngân hàng
mà chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh... làm cho một lượng vốn nhàn rỗi đáng kể của xã hội nằm im dưới dạng tài sản chết. Do đó làm thiếu vốn đầu tư, không thể mở rộng sản xuất, sự tăng trưởng của doanh nhiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung sẽ bị chậm lại. Khi lạm phát tăng cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các doanh nhiệp: dù hoạt động kinh doanh vẫn có lãi, chia cổ tức ở mức cao nhưng tỷ lệ cổ tức khó gọi là hấp dẫn khi lạm phát cao. Điều này khiến đầu tư chứng khoán không còn là kênh sinh lợi. Bên cạnh kết quả này, bài nghiên cứu còn đưa ra kết quả tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT) có mối quan hệ cùng chiều với HNXINDEX. Kết quả này ngược lại với kết quả nghiên cứu ở trên và kết quả nghiên cứu của Minh Kiều và Văn Điệp (2013). Khi lạm phát tăng cao, đồng tiền mất giá trị, dân chúng chuyển sang nắm giữ vàng, bất động sản, ngoại tệ mạnh làm giảm bớt lượng vốn đầu tư trên thị trường, nền kinh tế bị thắt chặt, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Mức giá đóng cửa cổ phiếu của các doanh nghiệp bị giảm. Ngoài ra, kết quả của bài nghiên cứu cho rằng tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT) có mối quan hệ ngược chiều với vốn hóa thị trường chứng khoán (VHTT). Tuy nhiên trên thực tế, khi lạm phát tăng, đồng tiền mất giá làm cho vốn hóa thị trường chứng khoán càng tăng. Vậy kết quả này của bài nghiên cứu cần được nghiên cứu thêm.
Đặc biệt, bài nghiên cứu chỉ rằng 6 biến độc lập và kiểm soát gồm: tăng trưởng kinh tế (GDP), tiêu thụ điện (TTDIEN), tổng lao động (TONGLD), lao động nam (LDNAM), tỷ lệ hoàn thành tiểu học (HTTH), và tỷ lệ nhập học đại học (NHDH) không có tác động gì đến biến HNXINDEX. Ngoài ra, các biến tiêu thụ điện (TTDIEN), tổng lao động (TONGLD), tỷ lệ hoàn thành tiểu học (HTTH), và tỷ lệ nhập học đại học (NHDH) không có tác động gì đến biến VNINDEX; tỷ lệ lạm phát (LAMPHAT) cũng không có tác động đến biến UPCOMINDEX.
5.2. Khuyến nghị
Kết quả của bài nghiên cứu “Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán” khá có ích đối với những đối tượng liên quan để có những quyết định nhằm làm phát triển thị trường chứng khoán. Dựa vào các kết quả thu được từ các mô hình nghiên cứu, bài nghiên cứu đưa ra một số khuyến nghị giúp làm phát triển thị trường chứng khoán như sau:
Thứ nhất, mặc dù vốn hóa tăng trưởng mạnh qua từng năm, tuy nhiên vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực và tính ổn định chưa cao. Giá trị vốn hóa TTCK của Việt Nam (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) năm 2019 tương đương 102,6% GDP, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực (Nhật Bản 337%, Singapore 257%, Thái Lan 161%, Malaysia 215%, Philippines 107%...). Do đó, cần tiếp tục mở rộng quy mô thị trường bằng cách kích thích tăng trưởng GDP.
Thứ hai, tiêu thụ điện ở mức hợp lý đối với các ngành công nghiệp khác nhau sẽ giúp tiết kiềm chi phí cho doanh nghiệp và bảo vệ môi trường. Khi tiết kiệm được chi phí thì doanh nghiệp sẽ có thể dùng số tiền này để tham gia đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Thứ ba, nâng cao số lượng lao động bằng các tạo nhiều công ăn việc làm ở các lĩnh vực khác nhau. Khi số lượng lao động tăng lên, tỷ lệ thất nghiệp giảm đi, đời sống của nhân dân được cải thiện, kích thích phát triển kinh tế xã hội. Đây là yếu tố giúp làm phát triển thị trường chứng khoán.
Thứ tư, mặc dù lao động nam nữ là bình đẳng, song có một số lĩnh vực số lượng lao động nam giới tham gia nhiều hơn như thị trường chứng khoán, ngành xây dựng... nên tập trung làm tăng số lượng lao động nam giới trong những ngành này. Khi số lượng người đầu tư tham gia trên thị trường tăng lên, thị trường mua bán diễn ra sôi động hơn, giúp làm tăng giá đóng cửa của các chỉ số chứng khoán. Trong tình trạng hiện tại ở Việt Nam khi có một cơ cấu dân số trẻ thì việc tăng lực lượng lao động không phải là vấn đề quá khó.
Thứ năm, nâng cao trình độ giáo dục đối với người dân để cải thiện trình độ lao động. Lao động có trình độ không chỉ giúp làm tăng hiểu quả công việc nó còn giúp làm phát triển kinh tế và thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán. Tuy nhiên để có thể nâng cao trình độ giáo dục của cả một đất nước sẽ là thách thức đối với chính phủ bởi vì ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều vùng miền người dân không có điều kiện đi học, cơ sở vật chất còn kém.
Thứ sáu, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức độ tự nhiên từ 0 - 10%, đặc biệt nếu chỉ xảy ra lạm phát ở mức từ 5% trở xuống sẽ là con số lý tưởng để giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm tăng tiêu dùng và kích thích đầu tư. Từ đó giúp cho nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán dồi dào hơn. Tuy nhiên việc duy trì tỷ lệ lạm phát ở
mức độ tự nhiên là rất khó đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Chính vì vậy, chính phủ cần có biện pháp để đảm bảo tỷ lệ lạm phát ở mức tốt nhất