CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.2. Giới thiệu về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.2.1. Giới thiệu thị trường chứng khoán
Trong suốt chặng đường 20 năm, thị trường chứng khoán Việt Nam đã không ngừng hoàn thiện về cấu trúc, phát triển mạnh mẽ trở thành một thị trường có quy mô đáng kể (so với GDP) trong khu vực, góp phần phát triển hệ thống tài chính quốc gia theo hướng cân bằng, bền vững hơn và trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Các khu vực thị trường đã được hình thành, bao gồm thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu (trong đó có trái phiếu chính phủ) và TTCK phái sinh. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, phiên giao dịch đầu tiên của
TTCK Việt Nam ghi nhận sự tham gia của hai công ty niêm yết. Đến năm 2006, số công ty niêm yết trên TTCK là khoảng 200 công ty và con số này đến cuối năm 2019 là hơn 1.600 công ty. Tính đến ngày 30/6/2020, giá trị vốn hóa thị trường cổ phiếu là 3.894 nghìn tỷ đồng, đạt 64,5% GDP (quy mô tăng 3.949 lần trong vòng 20 năm). Mức vốn hóa thị trường trái phiếu tăng trưởng tích cực, tương đương trên 30,3% GDP năm 2019, trong đó riêng thị trường trái phiếu doanh nghiệp đạt gần 10,9% GDP. Tính chung, giá trị vốn hóa TTCK đạt 94,8% GDP đã góp phần định hình hệ thống tài chính hiện đại trên nền tảng hài hòa giữa TTCK và thị trường tiền tệ - tín dụng. Theo tính toán, trong 20 năm qua, vốn hóa TTCK ước tính tăng trưởng ở mức trung bình hơn 50%/năm.
Sự phát triển của TTCK Việt Nam đã góp phần thúc đẩy quá trình cơ cấu lại nền kinh tế trên cả 3 trụ cột: Cải cách doanh nghiệp nhà nước thông qua cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước bằng các cơ chế đấu giá minh bạch, hiện đại và gắn cổ phần hóa với đăng ký giao dịch, niêm yết trên TTCK; Tái cơ cấu đầu tư công thông qua việc trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho ngân sách nhà nước; Hỗ trợ quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại tham gia niêm yết trên TTCK. Ước tính tỉ trọng vốn hóa khu vực chứng khoán trong tổng tài sản hệ thống tài chính hiện nay ở mức khoảng 30,6%, không cách quá xa so với mức 68,7% của khu vực các tổ chức tín dụng và cao hơn nhiều so với tỉ trọng 21% của năm 2010...
TTCK Việt Nam còn chứng tỏ được sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước thể hiện qua số lượng nhà đầu tư tham gia vào giao dịch trên thị trường ngày càng tăng, từ mức 3000 tài khoản năm 2000 lên mức 2,5 triệu tài khoản trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, có khoảng 33.000 tài khoản của các tổ chức và cá nhân nước ngoài với tổng giá trị chứng khoán nắm giữ tương đương gần 35 tỷ USD tính đến 30/6/2020. Chất lượng nhà đầu tư ngày càng được nâng cao. Việc tham gia tích cực của khối ngoại và các nhà đầu tư có tổ chức vào TTCK Việt Nam đã góp phần nâng cao chất lượng quản trị công ty, phát triển bền vững tại các doanh nghiệp. TTCK được xem là “bệ phóng” cho nhiều doanh nghiệp phát triển vượt bậc cả về quy mô và chất lượng, trở thành những tên tuổi lớn trên thương trường như: Vietcombank, Vinamilk, Vingroup, Hòa Phát, FPT...
TTCK còn hỗ trợ tích cực cho việc thực hiện công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) được thuận lợi hơn và ngày càng công khai, minh bạch, góp phần thực hiện chủ trương tái cơ cấu lại DNNN.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia đánh giá, quy mô và thanh khoản TTCK Việt Nam mặc dù tăng trưởng mạnh qua từng năm, song vẫn còn khá nhỏ so với các nước trong khu vực và tính ổn định chưa cao. Cụ thể, giá trị vốn hóa TTCK của Việt Nam (bao gồm cả cổ phiếu và trái phiếu) năm 2019 tương đương 102,6% GDP, ở mức thấp so với các nước (Nhật Bản 337%, Singapore 257%, Thái Lan 161%, Malaysia 215%, Philippines 107%...). Bên cạnh đó, thanh khoản TTCK thể hiện qua tỷ suất vòng quay chứng khoán của Việt Nam dù tăng mạnh trong những năm gần đây, nhưng vẫn ở mức khá thấp so với khu vực và thế giới. Cụ thể, tỷ suất này của Việt Nam năm 2019 là 22,3%, thấp hơn nhiều so với mức 28,3% của ASEAN-5, 29% của Ấn Độ, 130% của Hàn Quốc, 223,7% của Trung Quốc và 87% bình quân thế giới.
Hình 2.1: Quy mô vốn hóa thị trường chứng khoán so với GDP
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Vốn hóa thị trường/ GDP
(Nguồn: Ths. Nguyễn Hữu Bình - Trường Đại học Lao động - Xã hội)
Hình 2.2: Số lượng doanh nghiệp niêm yết theo các năm trên sàn HOSE qua 20 năm
BSL NY mới BSL NY lũy kế
(Nguồn: Tạp chí Thị trường, Tài chính- Tiền tệ)
2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường sự phát triển của thị trường chứng khoán
Vốn hoá thị trường: Đây là chỉ số giúp đo lường kích cỡ của thị trường chứng khoán bởi kích cỡ thị trường càng lớn thì thị trường càng năng động, càng dễ dàng vận động có hiệu quả trong việc huy động vốn và giảm thiểu rủi ro trên thị trường.
Chỉ số thị trường chứng khoán: Là một giá trị thống kê phản ánh tình hình của thị trường cổ phiếu. Nó được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường, danh mục sẽ bao gồm các cổ phiếu có những điểm chung như cùng niêm yết tại một sở giao dịch chứng khoán, cùng ngành hay cùng mức vốn hóa thị trường.
Theo Minh Kiều và Kim Yến (2009): “Chỉ số giá chứng khoán là chỉ báo giá cổ phiếu phản ánh xu hướng phát triển của thị trường cổ phiếu, thể hiện xu hướng thay đổi của giá cổ phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường”. Các chỉ số giá chứng khoán có thể do sở giao dịch chứng khoán định ra (ví dụ VNINDEX), cũng có thể do hãng thông tin (ví dụ Nikkei 225) hay một thể chế tài chính nào đó định ra (ví dụ Hang Seng Index). Chỉ số giá chứng khoán được theo dõi chặt chẽ và được các nhà kinh tế học quan tâm vì nó có mối liên quan chặt chẽ đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của một quốc gia và thế giới. Mỗi thị trường chứng khoán đều công
bố một hoặc một vài chỉ số giá chứng khoán, có thể là chỉ số cho tất cả cổ phiếu trên thị trường của một quốc gia hoặc có thể là chỉ số cho từng ngành, nhóm ngành.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu
Bước 1: Tìm, nghiên cứu tài liệu tham khảo và thiết lập mô hình
Đây là bước đầu tiên có vai trò rất quan trọng đối với việc nhận định tổng quan về chủ đề đang nghiên cứu. Tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu tham khảo sẽ biết được chủ đề này có phổ biến hay không, có những ưu và nhược điểm gì qua các bài nghiên cứu trước đây để đưa ra các giải pháp, và có những mô hình nghiên cứu vượt trội hơn.
Bước 2: Nghiên cứu kiểm định
Hình 3.1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và phát triển thị trường chứng khoán Nghiên cứu tài liệu, thiết
lập các mô hình Thu thập, xử lý và phân tích số liệu Xây dựng mô hình chính thức, đưa ra kết quả nghiên cứu và khuyến nghị
Bước 3: Đề xuất khuyến nghị
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp bình quân tối thiểu OLS và được xử lý trên phần mềm Stata.
Tên biến Ký hiệu Biến độc lập Tăng trưởng kinh tế GDP Tiêu thụ điện tỷ kilowatt TTDIEN
Mô hình hồi quy đa biến được sử dụng khi muốn dự đoán giá trị của một biến dựa trên giá trị của hai hoặc nhiều biến khác. Biến nghiên cứu muốn dự đoán được gọi là biến phụ thuộc. Bài nghiên cứu gồm ba biến: biến độc lâp, biến phụ thuộc, biến kiểm soát. Trong đó, biến độc lập gồm: GDP, tiêu thụ điện, tổng lao động và lao động nam; biến phụ thuộc gồm: vốn hóa thị trường chứng khoán theo phần trăm GDP, giá đóng cửa vào cuối mỗi quý của VNINDEX, HNXINDEX, UPCOMINDEX; biến kiểm soát gồm: lạm phát, tỷ lệ hoàn thành tiểu học, tỷ lệ nhập học đại học. Đối với mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, biến độc lập và biến phụ thuộc phải có mối quan hệ tuyến tính và các biến độc lập không có sự tương quan với nhau. Khi sử dụng mô hình hồi quy đa biến có thể kiểm định một cách chính xác sự liên quan của các biến đến phát triển thị trường chứng khoán.
3.3. Dữ liệu nghiên cứu
Bài nghiên cứu sử dụng thông tin của các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và thị trường chứng khoán. Cụ thể, trong quá trình phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2000 - 2019, bài nghiên cứu đã lấy số liệu thống kê GDP hằng năm, số lượng nguồn năng lượng tiêu thụ và lực lượng lao động. Về các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của thị trường chứng khoán, bài nghiên cứu đã thu thập số liệu về giá đóng cửa ngày cuối cùng của quý liên tiếp từ năm 2000-2019 của 3 chỉ số chứng khoán VNINDEX, HNXINDEX, UPCOMINDEX và vốn hóa thị trường chứng khoán. Cuối cùng là biến kiểm soát, có khả năng ảnh hưởng đến biến phụ thuộc bao gồm: tỷ lệ lạm phát qua các năm và trình độ học vấn qua các cấp bậc của người dân Việt Nam gồm tỷ lệ hoàn thành tiểu học và tỷ lệ nhập học đại học. Toàn bộ số liệu được lấy từ trang web “The Global Economy.com” và các trang trang báo Cafef, SSC- Ủy ban chứng khoán nhà nước, World bank data. Các biến có số liệu tuyệt đối như tiêu thụ điện tỷ kilowatt... được tính theo Logarit. Các biến có số liệu tương đối như tỷ lệ vốn hóa thị trường theo phần trăm GDP, tỷ lệ học sinh hoàn thành bậc tiểu học, tỷ lệ nhập học đại học. được tính dưới dạng phần trăm.
33
3.4. Mô hình nghiên cứu
3.4.1. Mô hình nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu chủ yếu là tập trung tìm kiếm và kiểm tra các nhân tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là sự phát triển của thị trường chứng khoán. Mô hình gồm 3 biến chính là biến độc lập, biến phụ thuộc và biến kiểm soát. Trong đó, biến độc lập gồm: GDP, lực lượng lao động và tiêu thụ năng lượng; biến phụ thuộc gồm: tỷ lệ vốn hóa thị trường chứng khoán so với GDP, giá đóng cửa vào cuối mỗi quý của VNINDEX, HNXINDEX, UPCOMINDEX; biến kiểm soát gồm: lạm phát, tỷ lệ hoàn thành tiểu học, tỷ lệ nhập học đại học.
Lực lượng lao động TONGLD Tỷ lệ lao động nam LDNAM
Biến phụ thuộc Giá đóng cửa VNIND EX VNINDEX
Giá đóng cửa HNXINDEX H NXINDEX Giá đóng cửa UPCOMINDEX UPCOMINDEX Vốn hóa thị trường chứng khoán % GDP VHTT Biến kiểm soát
Tỷ lệ làm phát LAMPHAT
Tỷ lệ hoàn thành tiểu học HTTH Tỷ lệ nhập học đại học NHDH
Bài nghiên cứu gồm 4 mô hình:
VNINDEXt = β0 + β1.1 * GDPt + β1.2 * TTDIENt + β1.3 * TONGLDt + β1.4
* LDNAMt + β1.5 * HTTHt + β1.6 * NHDHt + β1.7 * LAMPHATt + εt
HNXINDEXt = β0 + β2.1 * GDPt + β2.2 * TTDIENt + β2.3 * TONGLDt + β2.4
* LDNAMt + β2.5 * HTTHt + β2.6 * NHDHt + β2.7 * LAMPHATt + εt
UPCOMINDEXt
= β0 + β31 * GDPt + β3.2 * TTDIENt + β3.3 * TONGLDt + β3.4
* LDNAMt + β3.5 * HTTHt + β3.6 * NHDHt + β3.7 * LAMPHATt + εt
VHTTt = β0 + β4.1 * GDPt + β4.2 * TTDIENt + β4.3 * TONGLDt + β4.4 * LDNAMt
+ β4.5 * HTTHt + β4.6 * NHDHt + β4.7 * LAMPHATt + εt
Trong đó:
V βo: Hệ số chặn
V β 1 , β 2. . .:Các hệ số của các biến tương ứng
V ε: Sai số của mô hình
V t: Năm t
3.4.2. Xây dựng các biến trong mô hìnhThứ nhất: Biến độc lập Thứ nhất: Biến độc lập
Tỷ lệ thay đổi GDP thực tế được so sánh với năm trước để cho thấy sự tăng trưởng của kinh tế Việt Nam theo từng năm.
( GDPt ∖...
- 1 * 100%
G DP(
∖ t-1y ) '
Trong nền kinh tế năng lượng điện đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển đời sống kinh tế. Lượng điện tiêu thụ cho nền kinh tế được thống kê thường xuyên, khó làm giả. Do vậy, bài nghiên cứu đã lựa chọn thống kê lượng tiêu thụ của nguồn năng lượng này để đánh giá đến sự tăng trưởng kinh tế.
Loại biến Tên biến Tên viết tắt Công thức
Lực lượng lao động phản ánh tỷ trọng nam, nữ tham gia ở từng ngành nghề khác nhau. Tỷ trọng nam giới tham gia vào thị trường chứng khoán thường chiếm số lượng lớn hơn nữ giới. Bên cạnh đó, số liệu sẽ cho thấy ngành nào cần nhiều lao động, ngành nào sử dụng công nghệ để giảm bớt số lượng lao động hay trình độ lao động hiện nay như thế nào.
Thứ hai: Biến phụ thuộc
Vốn hóa thị trường chứng khoán thể hiện quy mô của thị trường chứng khoán, nó giúp nhà đầu tư tham khảo trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Vốn hóa thị trường chứng khoán là tổng giá trị thị trường cổ phiếu đang lưu hành trong công ty, doanh nghiệp một cách niêm yết. Giá trị vốn hóa thị trường chính là thước đo quy mô của một công ty, doanh nghiệp xác định bằng số tiền có thể mua lại toàn bộ doanh nghiệp với điều kiện hiện tại.
Vốn hóa thị trường = số cổ phiếu * giá thị trường của 1 cổ phiếu
Giá đóng cửa đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích tỷ suất lợi nhuận của cổ phiếu. Các nhà đầu tư, thương nhân, tổ chức tài chính và các bên liên quan khác sử dụng nó làm điểm tham chiếu để xác định hiệu suất trong một thời gian cụ thể như một năm, một tuần và trong khung thời gian ngắn hơn như một phút hoặc ít hơn. Trên thực tế, các nhà đầu tư và các bên liên quan khác dựa trên quyết định đóng cửa giá cổ phiếu. Các nhà đầu tư tổ chức theo dõi giá đóng cửa của một cổ phiếu để đưa ra quyết định liên quan đến danh mục đầu tư của họ.
Thứ ba: Biến kiểm soát
Lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế, có khả năng gây ra tình trạng suy thoái kinh tế, thất ngiệp. Lạm phát làm cho thu nhập thực tế của người dân bị giảm, ảnh hưởng đến đời sống và niềm tin của dân vào chính phủ. Tuy nhiên bên cạnh đó, nếu lạm phát duy trì từ mức 2% - 5% thì tốc độ phát triển kinh tế lại ổn định: Tỷ lệ thất nhiệp giảm, tiêu dùng tăng, chính phủ có nhiều công cụ lựa chọn để kích thích đầu tư vào nội tệ.
Các chỉ số về giáo dục phản ánh trình độ của con người ở một quốc gia. Lao động được đào tạo sẽ là nguồn nhân lực mang lại giá trị lớn cho nền kinh tế. Đặc
36
biệt họ còn là những người biết sử dụng nguồn vốn thông minh, kích thích thị trường chứng khoán thêm sôi động.
Biến độc lập Tăng trưởng kinh tế GDP Chỉ số GDP Tiêu thụ điện TTDIEN Logarit
lượng
điện tiêu thụ
Tổng lao động TONGLD Logarit tổng số lao động cả nước Tỷ lệ lao động nam LDNAM Số lượng
lao
động nam/ Tổng số lao động cả nước Biến phụ thuộc Giá đóng của ngày
cuối cùng mỗi quý của VNINDEX
VNINDEX Logarit chỉ số của VNINDEX
Giá đóng cửa ngày cuối cùng mỗi quý của HNXINDEX
HNXINDEX Logarit chỉ số của HNXINDEX
Giá đóng của ngày cuối cùng mỗi quý của UPCOMINDEX UPCOMINDEX Logarit chỉ số của UPCOMINDEX Phần trăm vốn hóa thị trường so với GDP VHTT Vốn hóa thị trường/ GDP Biến kiểm soát Tỷ lệ hoàn thành
tiểu học
HTTH Số lượng hoàn thành tiểu học/ Số
lượng nhập học tiểu học Tỷ lệ nhập học đại học NHDH học đại học/SốSố lượng nhập lượng hoàn thành cấp 3
Tỷ lệ lạm phát LAMPHAT Chỉ số giá tieu dùng CPI
Số mẫu quan sát Giá trị