Kinh nghiệm của Trung Quốc về nâng cao NLCT của DNNN trong mô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của việt nam (Trang 49)

trong môi trƣờng WTO

1.3.1. Nâng cao NLCT của DNNN Trung Quốc trong điều kiện hội nhập WTO nhập WTO

Việt Nam và Trung Quốc đều là những nền kinh tế chuyển đổi từ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền KTTT. Cả hai nước đều

đã và đang trong quá trình thực hiện công cuộc cải cách toàn diện nền kinh tế. Trong đó, cải cách DNNN ở Trung Quốc là một bộ phận chủ yếu. Kể từ năm 1978, DNNN Trung Quốc được chuyển đổi từ tư cách là cơ quan giúp việc của Chính phủ theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang các doanh nghiệp hoạt động độc lập theo cơ chế thị trường. Đây là một quá trình khó khăn, phức tạp qua nhiều thăm dò và thử nghiệm từ những bài học kinh nghiệm thu lượm được. Trong điều kiện hội nhập WTO, Trung Quốc đã có những bước thành công nhất định trong việc cải cách các DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động và NLCT trong bối cảnh kinh tế mới. Việt Nam cũng đang trong quá trình cải cách các DNNN trong điều kiện mới – hội nhập WTO. Không có một mô hình sẵn có nào có thể áp đặt cho Trung Quốc và Việt Nam, cũng như không thể áp đặt toàn bộ quy trình cải cách của Trung Quốc cho Việt Nam. Tuy nhiên, do hai nước có nhiều đặc điểm chung và những khó khăn tương tự nhau nên là một nước tiến hành cải cách sau, Việt Nam có cơ hội để trao đổi, học hỏi và tận dụng những bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc, nhất là trong bối cảnh hội nhập WTO hiện nay.

Cũng như Việt Nam, trước khi chuyển sang nền KTTT, Trung Quốc duy trì cơ chế kế hoạch hóa tập trung, KTNN đóng vai trò chủ đạo, được bao cấp mọi mặt và hỗ trợ nhiều nhưng hoạt động vẫn kém hiệu quả. Khi chuyển sang KTTT, Trung Quốc đã cố gắng khắc phục những hạn chế, luôn quan tâm đến việc cải tổ khu vực doanh nghiệp nhằm duy trì vai trò nòng cốt của các DNNN và tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Mục đích chính của cuộc cải cách là cải thiện NLCT cho doanh nghiệp để đối mặt với nền KTTT trong điều kiện hội nhập WTO chủ yếu theo hai hướng là cải cách cơ chế quản lý và cải thiện lợi thế so sánh.

Quá trình cải cách DNNN của Trung Quốc được chia thành ba giai đoạn. Giai đoạn 1 bắt đầu từ 1979 đến 1986. Chính phủ Trung Quốc cho phép các

doanh nghiệp tự quyết định và hưởng một phần thu nhập mới tạo ra nhằm khuyến khích tính sáng tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp. Việc mở rộng quyền tự chủ cho các DNNN đã có một số tác động nhằm gia tăng sản lượng và lợi nhuận doanh nghiệp. Tuy nhiên, cơ chế phân chia lợi nhuận dẫn đến định hướng lợi nhuận cục bộ ngắn hạn ở các DNNN và điều đó dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng sự mất kiểm soát về mức lương và lạm phát. Giai đoạn 2 bắt đầu từ 1986 đến 1992. Trung Quốc tập trung vào việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, phân quyền quản lý cho các doanh nghiệp và cải cách thuế. Đặc biệt trong giai đoạn này Trung Quốc đã thực hiện chuyển lợi nhuận thành thuế. Theo đó, một phần lợi nhuận thu được được phép phân chia trong pham vi doanh nghiệp (trong nhiều doanh nghiệp, phần lợi nhuận được chia lên đến 50% tổng lợi nhuận). Giai đoạn 3 từ năm 1992 đến nay. Các DNNN Trung Quốc được chuyển sang chế độ doanh nghiệp hiện đại, tức là cải cách DNNN thông qua thương mại hóa. Luật Công ty được ban hành năm 1993 chính là cơ sở pháp lý để thực hiện việc chuyển đổi này. Các DNNN có tư cách pháp nhân, được quyền sở hữu và kinh doanh. Nhà nước chỉ sở hữu phần vốn mình đóng góp và có đại diện tương ứng trong hội đồng quản trị. Các doanh nghiệp phải hoạt động và có trách nhiệm với số vốn mà nó sở hữu. Giai đoạn này cũng là giai đoạn Trung Quốc thành lập thí điểm các tập đoàn. Cuối tháng 12/1991, 57 tập đoàn được lựa chọn thí điểm ở Trung Quốc. Vào năm 1997, thí điểm lần hai được bắt đầu với 63 tập đoàn doanh nghiệp khác với mục tiêu nâng cao năng lực tài chính, đổi mới công nghệ, ngoại thương và trao đổi thông tin cho các tập đoàn.

Sự kiện đánh dấu bước phát triển quan trọng của kinh tế Trung Quốc chính là năm 2001, Trung Quốc đã trở thành thành viên của WTO. Với việc gia nhập WTO, Trung Quốc phải đối mặt với sự cạnh tranh quốc tế nhiều hơn. Điều này cũng được phản ánh trong chiến lược phát triển của các tập

đoàn doanh nghiệp. Các tập đoàn đa quốc gia thành công như Nokia, Wal Mart, Sony hướng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đi tới kết luận rằng việc phát triển các tập đoàn doanh nghiệp là một cách hiệu quả để đuổi kịp các tập đoàn khổng lồ đó trong một thời gian ngắn và có thể đây là cách duy nhất mà các doanh nghiệp Trung Quốc có thể cạnh tranh với các tập đoàn quốc tế.

Hiện nay, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp Trung Quốc đã có những cải cách đáng kể, tận dụng được các cơ hội WTO mang lại và dần vượt qua được các thách thức để phát triển mạnh mẽ hơn. Trải qua thời kỳ quá độ của hội nhập WTO, Trung Quốc đã thực hiện được đầy đủ các cam kết, tận dụng được tối đa các cơ hội và đẩy mạnh quá trình cải cách toàn diện nền kinh tế nói chung, cái cách các DNNN nói riêng. Cho đến nay, kinh tế Trung Quốc đã có vị trí nhất định trong nền kinh tế toàn cầu. Có được sự khẳng định ấy chính nhờ sự phát triển lớn mạnh của các doanh nghiệp Trung Quốc nói chung, các DNNN Trung Quốc nói riêng.

Như vậy, cho đến nay, các nguyên tắc quản lý DNNN của Trung Quốc đã được cải cách theo cơ chế thị trường, tạo điều kiện làm tăng NLCT cho các doanh nghiệp trong điều kiện WTO. Tuy nhiên, khi gia nhập WTO, tăng cường hội nhập KTQT, các DNNN Trung Quốc vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến việc nâng cao NLCT trên thị trường nội địa, cũng như mở rộng xuất khẩu – động lực của tăng trưởng kinh tế của họ. Xuất phát từ những lợi ích mà quá trình TCH mang lại, Trung Quốc đã áp dụng một số biện pháp hỗ trợ các DNNN như:

- Khuyến khích các hoạt động liên kết giữa các doanh nghiệp dưới các hình thức khác nhau và trong các công đoạn khác nhau của quá trình sản xuất – kinh doanh.

- Quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo và bồi dưỡng kiến thức, tay nghề cho lao động, coi tri thức là công cụ chính để cạnh tranh với quan niệm “người có trong tay nhân tài là người nắm trong tay cả thế giới”

- Thúc đẩy quá trình quốc tế hóa các yếu tố sản xuất của doanh nghiệp, tạo điều kiện để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với các nguồn lực đã và đang lưu chuyển rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới để cải thiện lợi thế cạnh tranh cho mình.

- Tiến hành hiện đại hóa phương thức quản lý doanh nghiệp theo các tiêu chuẩn quốc tế, các quy luật quốc tế và các quy luật quốc tế và các cơ chế mà quốc tế công nhận.

- Coi CPH là hình thức chủ yếu để cải cách vấn đề sở hữu doanh nghiệp. Thành lập các tập đoàn lớn nhằm đổi mới về thể chế tổ chức doanh nghiệp, khắc phục những bất cập trong quá trình phát triển KTTT và nâng cao NLCT trong điều kiện hội nhập WTO.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để hỗ trợ các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất – kinh doanh, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Hiện nay, những cải cách của Trung Quốc trong điều kiện hội nhập đã phát huy tác dụng đáng kể. Số lượng DNNN Trung Quốc có sự giảm xuống nhưng hiệu quả sản xuất và NLCT thì không ngừng gia tăng. Theo thống kê, số lượng các DNNN và các công ty nhà nước quản lý giảm từ 238.000 năm 1998 lên 150.000 vào năm 2003. Tuy nhiên, tổng lợi nhuận của họ đã tăng từ 21,4 tỷ NDT (2,58 tỷ USD) để 49,51 tỷ NDT (5,965 USD), tổng tài sản ròng từ 5,2 nghìn tỷ NDT (0,6265 nghìn tỷ USD) lên 8,4 nghìn tỷ NDT (1,01 nghìn tỷ USD ), và tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản nhà nước đạt 5,9 phần trăm.Sau 10 năm gia nhập WTO, năm 2011, Tạp chí chuyên xếp hạng Forbes đã công bố danh sách 50 doanh nghiệp hàng đầu tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương

(Fab 50). Trong đó, chiếm phần lớn là các doanh nghiệp Trung Quốc, với 23 công ty. Theo hãng tin CNBC dẫn báo cáo do Fortune công bố ngày 9/7/2011 cho biết, Trung Quốc có 73 công ty trong Global 500. Các công ty lớn nhất đến từ Trung Quốc trong danh sách này đều là các công ty năng lượng và điện lực thuộc khu vực quốc doanh như Sinopec, CNPC và State Grid, lần lượt chiếm các vị trí 5, 6, 7 của xếp hạng chung. Tuy nhiên, đến cuối năm 2011, Trung Quốc có 144.700 DNNN, với tổng giá trị tài sản lên tới 85.400 tỷ NDT, trong đó phần lớn các DNNN do chính quyền địa phương quản lý. Các DNNN này đã tạo ra 39.250 tỷ NDT doanh thu và 2.600 tỷ NDT lợi nhuận, chiếm khoảng 43% tổng lợi nhuận công nghiệp và kinh doanh của nước này. Theo Tân Hoa Xã, các số liệu thống kê của Bộ Tài chính Trung Quốc cho thấy lợi nhuận trong năm 2012 của các DNNN chỉ đạt 2.200 tỷ NDT (348,56 tỷ USD), giảm 5,8% so với năm trước đó, cho dù tổng doanh thu của khối doanh nghiệp này trong năm ngoái tăng 11% lên 42.380 tỷ NDT. Cũng theo Bộ Tài chính Trung Quốc, trong 4 tháng đầu năm 2013, tổng lợi nhuận của khối DNNN chỉ tăng 5,3%, thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 7,7% trong cùng kỳ năm ngoái. Hiện nay, Trung Quốc đang tiếp tục rà soát và cải cách các DNNN. Trong thời gian tới, Trung Quốc sẽ tiến hành cải cách 110 DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động và NLCT trong môi trường WTO.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Dưới tác động của quá trình TCH, khu vực hóa, cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp để giành và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu đã và đang diễn ra rất gay gắt. Do cạnh tranh quốc tế ngày nay được diễn ra trong bối cảnh các nước đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức, một số yếu tố tạo nên khả năng cạnh tranh như tri thức và chất lượng cao hơn của các nguồn lực đầu vào. Từ việc phân tích kinh nghiệm của Trung Quốc ở trên, có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, thực hiện đầy đủ các cam kết WTO trong quá trình cải cách và hội nhập. Tuân thủ các điều khoản WTO, thực hiện đầy đủ các cam kết là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, DNNN nói riêng có thể tận dụng các cơ hội từ WTO mang lại. Tiếp đó, đẩy mạnh cải cách toàn bộ nền kinh tế nói chung, cải cách các doanh nghiệp nói riêng nhằm cải thiện hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao NLCT và vị thế kinh tế của mình trên thị trường quốc tế.

Hai là, sự quan tâm đầu tiên và lớn nhất khi nâng cao NLCT của DNNN là cải tổ các phương thức tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Biện pháp này dễ được chấp nhận bởi nó liên quan trước hết đến bản thân doanh nghiệp. Hơn nữa, ở Việt Nam, vấn đề tổ chức quản lý sản xuất – kinh doanh thực sự là vấn đề cần phải đưa ra xem xét và điều chỉnh. Cơ cấu tổ chức cồng kềnh, kỹ năng tổ chức quản lý thì yếu và kém hiệu quả, phương pháp quản lý lạc hậu. Do đó, cải tổ các phương thức tổ chức và quản lý DNNN là cần thiết. Tiến hành hiện đại hóa phương thức quản lý DNNN theo các tiêu chuẩn quốc tế, các quy định quốc tế và các cơ chế mà quốc tế công nhận.

Ba là, vai trò và trách nhiệm của người quản lý doanh nghiệp trong việc nâng cao NLCT của doanh nghiệp là rất quan trọng. Người quản lý phải giỏi, phải có tầm nhìn chiến lược và phải có kỹ năng quản lý tốt đối với công việc, với thời gian và với cả con người. Vì vậy, cần phải đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý các DNNN để họ thực sự làm tròn được vai trò và trách nhiệm của mình.

Bốn là, tăng cường công tác đào tạo nhân lực, tăng cường đầu tư cho công nghệ và các hoạt động R&D. Tri thức khoa học đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Kinh tế tri thức đang trở thành nền kinh tế toàn cầu, phổ biến ở mọi quốc gia. Do đó, cần phải chú trọng đến việc nâng cao tri thức

cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cho toàn thể nguồn nhân lực, cần phải coi tri thức là công cụ chính để phát triển và để cạnh tranh.

Năm là, vai trò của nhà nước trong việc nâng cao NLCT của doanh nghiệp là rất quan trọng nhưng sự tham gia của nhà nước vào quá trình này phải mang tính chọn lọc và được thực hiện thông qua việc ban hành các chính sách. Các chính sách về pháp lý, các chính sách về giáo dục, đào tạo và các chính sách hỗ trợ cho hoạt động R&D. Nhà nước cũng cần phải sáng suốt nhận thức được thực trạng cũng như những yếu kém mà các DNNN đang mắc phải, từ đó có những giải pháp phù hợp. Ví dụ như những DNNN đang thua lỗ, những lĩnh vực đầu từ dàn trải ngoài ngành hay những lĩnh vực kinh doanh không hiệu quả thì cần có sự xem xét một cách nghiêm túc và có những giải pháp hữu hiệu. Sáp nhập hay mua/bán lại các doanh nghiệp thua lỗ, cắt giảm đầu tư ở những lĩnh vực không hiệu quả, v.v…

Sáu là, thành lập và phát triển các tập đoàn doanh nghiệp lớn để nâng cao tiềm lực tài chính, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và NLCT. Tuy nhiên, việc thành lập các tập đoàn doanh nghiệp phải sử dụng biện pháp thị trường chứ không phải theo con đường hành chính. Mặc dù quá trình phát triển tập đoàn doanh nghiệp ở các nước đang phát triển cần có sự hỗ trợ của Chính phủ nhưng Chính phủ phải công bố nhu cầu nội tại của việc thành lập tập đoàn doanh nghiệp và áp dụng các quy tắc của nền KTTT.

Bảy là, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Kết luận chƣơng 1

NLCT của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững. NLCT bao hàm khả năng duy trì và mở rộng thị phần; khả năng thu hút các nguồn lực, khả năng tổ chức quản lý hiệu quả để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; khả năng nâng cao NLCT của sản phẩm và đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của thị trường.

Ngày nay, TCH và hội nhập KTQT đang là một xu thế đối với mọi quốc gia trên thế giới. Trong thập niên đầu của thế kỷ XXI, hơn lúc nào hết, TCH và hội nhập KTQT đã thực sự trở thành vấn đề thời sự đối với mỗi quốc gia, mỗi tổ chức, doanh nghiệp và có tác động không nhỏ tới từng cá nhân trong xã hội. Khi tham gia và WTO, các doanh nghiệp nói chung và khối DNNN nói riêng sẽ có được những cơ hội to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ. Những tác động của WTO tới các doanh nghiệp là rất lớn. Hội nhập WTO mang tới thị trường rộng mở, cơ hội tiếp cận được các nguồn lực đang lưu chuyển trên thị trường chung rộng lớn. Tuy nhiên,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của việt nam (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)