1.3 .2Bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam
3.3. Đề xuất, kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị Chính phủ và các bộ ngành liên quan
Một là, cần tiếp tục cải thiện hệ thống pháp luật và chính sách phù hợp với những quy tắc của WTO và các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Sự hình thành và thực thi các luật pháp và chính sách kinh tế minh bạch, nhất quán, có thể tiên liệu được cùng với một hệ thống quản trị công hữu hiệu là nhiệm vụ quan trọng để Việt Nam trở thành một thị trường cạnh tranh hấp dẫn, đảm bảo sự phát triển bền vững cho các doanh nghiệp và cho cả nền kinh tế.
Hai là, Chính phủ và các bộ ngành liên quan cần phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp để nắm bắt tình hình và hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp nói chung, các DNNN nói riêng chủ động kiểm soát tình hình xuất, nhập khẩu, bảo vệ lợi ích của các doanh nghiệp phù hợp với lợi ích quốc gia, lợi ích người tiêu dùng và phù hợp với những chuẩn mực quốc tế. Chính phủ cần mở rộng những hỗ trợ và khuyến khích đối với các DNNN phù hợp với luật pháp, thông lệ quốc tế và quy tắc WTO, tập trung vào các lĩnh vực như
đào tạo, xúc tiến thương mại, cung cấp thông tin về thị trường và sản phẩm, nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chuyển giao công nghệ cho các DNNN.
Ba là, thực hiện một cách mạnh mẽ cải cách các thủ tục hành chính đồng thời sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước theo yêu cầu quản lý đa ngành, đa lĩnh vực. Làm việc này không chỉ để tinh gọn tổ chức một cách đơn giản mà còn tạo ra tiền đề tổ chức để đảm bảo sự đồng bộ, tầm nhìn liên ngành, khắc phục sự chồng chéo, kém hiệu quả trong việc xây dựng và thực thi các thiết chế quản lý.
Bốn là, cần ra soát và củng cố các kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế thành một quy hoạch quốc gia thống nhất, phù hợp với lộ trình thực hiện các cam kết WTO.
Năm là, NHNN cần cải thiện, nâng cao năng lực dự báo và điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái cần được đảm bảo linh hoạt tùy theo từng giai đoạn cụ thể giúp cho các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng đẩy mạnh xuất khẩu, nâng cao NLCT của các mặt hàng xuất khẩu, đồng thời kiểm soát và hạn chế nhập khẩu những mặt hàng không cần thiết.
Sáu là, tập trung ưu tiên cho cải thiện, nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời cải thiện môi trường kinh doanh để hỗ trợ sự phát triển và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Việc làm này còn giúp cho Việt Nam đạt được công nhận của thế giới về việc Việt Nam là nước có nền KTTT đầy đủ.
Bảy là, đổi mới để phát triển mạnh nguồn nhân lực. Chúng ta mới chỉ có lợi thế cạnh tranh trong những ngành nghề sử dụng nhiều lao động với kỹ năng trung bình và thấp. Nhiều lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi trình độ cao thì chúng ta lại thiếu. Đây là một hạn chế rất lớn đòi hỏi phải được khắc phục một cách nhanh chóng trong điều kiện cạnh tranh mới.