Những cam kết WTO đối với DNNN ViệtNam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của việt nam (Trang 64 - 69)

1.3 .2Bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam

2.1. Những cam kết WTO – cơ hội và thách thức đối với DNNN ViệtNam

2.1.2. Những cam kết WTO đối với DNNN ViệtNam

Từ năm 1986, thực hiện công cuộc “Đổi mới”, việc tăng cường định hướng thị trường và hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu đã trở thành mục tiêu chính của Việt Nam. Việt Nam đã không ngừng thiết lập các mối quan hệ kinh tế với khu vực và thế giới: gia nhập ASEAN (1995), tham gia thành lập ASEM (1996), trở thành thành viên của APEC (1998). Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO (1995), trải qua các cuộc đàm phán song phương với 28 thành viên WTO, bao gồm cả Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ và Trung Quốc, nỗ

lực đàm phán qua 14 phiên họp bàn và trả lời hơn 3000 câu hỏi để trở thành thành viên thứ 150 của WTO ngày 11/1/2007.

Bảng 2.1: Các mốc lớn trong quan hệ của Việt Nam với WTO

Năm Sự kiện

1994 Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận thương mại và thiết lập quan hệ ngoại giao bình thường với Việt Nam

1995 Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO

1996 Bắt đầu cuộc gặp thường kỳ của Ban công tác về việc Việt Nam gia nhập WTO

1998 Các cơ quan quản lý Việt Nam quyết định đẩy nhanh tiến trình gia nhập WTO

2001 Phiên đàm phán đa phương lần thứ 9 của WTO – vòng đàm phán Đôha

2002 Việt Nam đưa ra Bản chào đầu tiên đối với hàng hóa và dịch vụ

2004 Việt Nam đưa ra Bản chào sửa đổi thể hiện bước đột phá trong đàm phán ra nhập WTO tại phiên họp thứ 8 của Ban công tác

2005 Ký thỏa thuận với Trung Quốc về việc Việt Nam gia nhập WTO

2006 Hoa Kỳ và Việt Nam ký Hiệp định song phương về các cam kết gia nhập WTO

2007 Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO

2007 Việt Nam đưa ra chương trình hành động thực thi các cam kết WTO (Nguồn: Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới – Giải thích các điều kiện gia nhập, Ban Đặc trách dự án Mutrap II, 2008)

Gia nhập WTO, Việt Nam có những cam kết trong nhiều lĩnh vực khác nhau như…Đối với doanh nghiệp, các cam kết của Việt Nam bao gồm:

Việt Nam phải thực hiện các nhượng bộ về mở cửa thị trường và tự do hóa thương mại. Đó là các nhượng bộ về thuế quan, xóa bỏ các hạn ngạch, xóa bỏ các trợ cấp đối với sản phẩm xuất khẩu cũng như các hỗ trợ khác đối với các doanh nghiệp trong nước. Bản chào mở cửa thị trường của Việt Nam cam kết giảm mức thuế quan bình quân giản đơn khoảng 11,4% đối với tất cả các loại hàng hóa và ràng buộc hầu như toàn bộ tất cả các dòng thuế với khoảng thời gian thực hiện là 7 năm. Một yếu tố quan trong trong gói cam kết này là giảm mức độ bảo hộ thực tế đối với hàng nông sản của Việt Nam. Mức thuế ràng buộc bình quân đối với nông sản giảm từ 25,2% xuống 21%. Việt Nam phải cắt giảm tất cả các khoản trợ cấp, kể cả trợ giá đối với sản xuất công nghiệp và đầu tư, loại bỏ hoàn toàn trợ cấp xuất khẩu đối với nông sản cho các mặt hàng cà phê, chè, rau quả và thịt lợn ngay khi gia nhập WTO. Điều này gây nhiều khó khăn cho hoạt động và cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Thứ hai: Các vấn đề sở hữu trí tuệ

Việt Nam phải thực thi các cam kết về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Các điều khoản phải được quy định rõ trong pháp luật của Việt Nam và phải đảm bảo thi hành.

Thứ ba: Các tiêu chuẩn kỹ thuật và vệ sinh dịch tễ

Các quá trình sản xuất, các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam phải đảm bảo các tiêu chuẩn và vệ sinh dịch tễ, các tiêu chuẩn này được các hiệp định của WTO điều chỉnh. Các tiêu chuẩn về chất lượng, các tiêu chuẩn về môi trường cũng được yêu cầu nghiêm ngặt.

Thứ tư: Vấn đề minh bạch thông tin

Tất cả các thông tin về quy trình sản xuất, về sản phẩm đều phải đảm bảo minh bạch và công khai đại chúng.

Trong lĩnh vực dịch vụ, bao gồm hạn chế mức góp vốn của nước ngoài trong các ngành dịch vụ. Các phân ngành dịch vụ cũng được quy định rõ. Ví dụ danh mục phân loại của WTO bao gồm 160 phân ngành, Việt Nam cam kết mở cửa 11 ngành và khoảng 110 phân ngành dịch vụ. Tuy nhiên, cũng như đối với hàng hóa, các ngành dịch vụ của Việt Nam không hoàn toàn phải đối mặt với cạnh tranh từ nước ngoài do nhiều ngành dịch vụ của Việt Nam vẫn duy trì hạn chế đới với sự tham gia của nước ngoài.

Đối với các DNNN Việt Nam có các cam kết riêng.

Trong WTO, DNTMNN được hiểu là doanh nghiệp được nhà nước dành cho những đặc quyền hay độc quyền nhất định trong hoạt động xuất nhập khẩu. Trong các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam, khái niệm DNNN dùng để chỉ các doanh nghiệp trong đó nhà nước chiếm giữ trên 50% vốn điều lệ (tức là các doanh nghiệp trong đó nhà nước nắm quyền kiểm soát chính theo nguyên tắc quyền kiểm soát tương đương với tỷ lệ vốn). Như vậy, trong cam kết WTO, khái niệm DNNN không bao gồm tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nhà nước.

WTO quy định về DNTMNN trong Hiệp định GATT, các quy định này áp dụng bắt buộc đối với tất cả các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Nguyên tác cơ bản mà WTO áp đặt cho nhóm doanh nghiệp này là yêu cầu buộc phải tuân thủ các tiêu chí thị trường trong hoạt động mua bán liên quan đến loại mặt hàng mà doanh nghiệp đó có độc quyền hay đặc quyền xuất nhập khẩu. Ngoài việc thực hiện các điều khoản quy định chung của WTO về DNTMNN, Việt Nam còn phải tuân thủ một số cam kết riêng về hoạt động của nhóm doanh nghiệp này và cả các DNNN. Cụ thể:

Một là, các DNNN và các DNTMNN của Việt Nam sẽ tiến hành các hoạt động mua bán theo tiêu chí thương mại. Tức là các quyết định của doanh nghiệp về giá cả, số lượng, chất lượng, tiếp thị, vận chuyển và các điều kiện

mua, bán khác trong hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ phải thực hiện theo cơ chế, yêu cầu của thị trường.

Hai là, không phân biệt đối xử trong các điều kiện mua/ bán và phải đảm bảo đầy đủ cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp từ các nước thành viên WTO khác trong trong các hoạt động mua/bán với các DNNN và các DNTMNN.

Ba là, Nhà nước không được can thiệp trực tiếp hoặc gián tiếp vào hoạt động của các DNNN và không coi mua sắm của các DNNN là mua sắm của nhà nước. Tuy nhiên, nhà nước có thể can thiệp vào các hoạt động của DNNN với tư cách là cổ đông/ người góp vốn theo quy định tại Luật Doanh nghiệp. Ví dụ Nhà nước không được ban hành một văn bản yêu cầu DNNN mua sắm thiết bị, công nghệ nội địa phục vụ sản xuất hoặc chỉ đạo doanh nghiệp phải mua hàng hóa của một doanh nghiệp A nhất định trong khi một doanh nghiệp khác có bán loại hàng hóa đó với giá cả hợp lý và chất lượng tốt hơn.

Việt Nam cũng đã cam kết chỉ duy trì đặc quyền, độc quyền kinh doanh xuất nhập khẩu đối với những nhóm mặt hàng xác định như: dầu thô (thuộc độc quyền xuất khẩu của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam - PetroVietNam); xăng dầu (thuộc độc quyền nhập khẩu của các công ty: Petrolimex, Petec, Petechim, SaiGon Petro, Vinapco, Tổng công ty dầu khí quân đội, Công ty xuất nhập khẩu xăng dầu Đồng Tháp…); máy bay, phụ tùng máy bay và các phương tiện, thiết bị hàng không thuộc độc quyền nhập khẩu của Công ty XNK hàng không (AIRIMEX); băng đĩa hình thuộc độc quyền nhập khẩu của Công ty XNK và phát hành phim Việt Nam (FAFILMVIETNAM); báo chí thuộc độc quyền nhập khẩu của Công ty XNK sách báo (SUNHASABA); thuốc lá, xì gà và các sản phẩm thuốc lá chế biến khác thuộc độc quyền nhập khẩu của Tổng công ty thuốc lá Việt Nam (VINATABA)

Cam kết WTO buộc Việt Nam tiếp tục quá trình CPH các DNNN. Đồng thời phải minh bạch CPH, các thông tin về doanh nghiệp CPH, vốn của doanh nghiệp CPH…

Việc xóa bỏ các đặc quyền/độc quyền đối với các DNNN và DNTMNN khiến cho các doanh nghiệp này gặp nhiều khó khăn, nhất là phải chịu sức cạnh tranh lớn hơn. Đồng thời, việc này cũng mở ra cơ hội cạnh tranh cho các doanh nghiệp khác, bao gồm cả các doanh nghiệp tư nhân nội địa và các doanh nghiệp FDI. Rõ ràng là các doanh nghiệp cạnh tranh khác có thêm nhiều cơ hội, người tiêu dùng cũng có thêm nhiều quyền lợi hơn nhưng các DNNN sẽ phải chịu nhiều khó khăn hơn khi phải thực sự đi bằng chính đôi chân của mình và cạnh tranh bằng chính sức lực yếu ớt của mình trước các đối thủ vốn mạnh hơn và năng động hơn. Thực tế, từ khi gia nhập WTO đến nay, các DNNN Việt Nam hầu hết đều phải thay đổi phương thức hoạt động cũng như cách thức tổ chức, quản lý để phù hợp với điều kiện cạnh tranh mới. Có cả những sự sáp nhập, có cả những sự phá sản và hiện nay, tái cấu trúc đang là vấn đề cấp bách. Nhưng chấp nhận những thực tế ấy để đổi mới thì DNNN Việt Nam mới có thể phát triển theo đúng nghĩa và có thể hoàn thành được sứ mệnh của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của việt nam (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)