Thực trạng NLCT của DNNN ViệtNam trong điều kiện hội nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của việt nam (Trang 75)

1.3 .2Bài học kinh nghiệm đối với ViệtNam

2.2. Thực trạng NLCT của DNNN ViệtNam trong điều kiện hội nhập WTO

WTO giai đoạn 2007 – nay

Bắt đầu từ năm 2007, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ quá độ của hội nhập WTO. Giai đoạn từ 2007 – 2012 là khoảng thời gian để Việt Nam thực hiện các cam kết WTO. Các cam kết đã được Việt Nam tuân thủ thực hiện một cách nghiêm túc. Các hỗ trợ, trợ cấp cho doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng dần được giảm thiểu và xóa bỏ. Thông tin được minh bạch hơn. Công cuộc CPH vẫn tiếp tục được triển khai, đặc biệt là sự chuyển đổi mô hình và phương thức hoạt động của các DNNN. Các tập đoàn kinh tế được thành lập với quy mô lớn là sự chuẩn bị cho việc cải thiện hiệu quả hoạt động và NLCT của khu vực KTNN. Tuy nhiên, năm 2007 – 2008, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu nên kinh tế Việt Nam

nói chung và hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng gặp phải nhiều khó khăn. Trong bối cảnh khó khăn chung ấy, khu vực KTNN tỏ ra hoạt động khá hiệu quả trong việc giải quyết việc làm và thực hiện các mục tiêu xã hội.

DNNN cho đến nay, vẫn là khối doanh nghiệp nhận được nhiều ưu đãi nhất cả về tiếp cận các nguồn lực lẫn lĩnh vực kinh doanh. Theo thống kê tính đến hết quý I/2013 cho thấy, các DNNN nắm tới 70%vốn đầu tư toàn xã hội, 50%vốn đầu tư nhà nước, 60%tín dụng của các ngân hàng thương mại, 70% nguồn vốn hỗ trợ phát triển… nhưng hiệu quả mang lại cho nền kinh tế thì chưa tương xứng với sứ mệnh của mình. Mặc dù được ưu tiên về vốn, tín dụng, ưu đãi về thuế nhưng tỷ lệ đóng góp của các DNNN trong GDP chỉ vào khoảng 37-38%, tạo việc làm cho 4,4% lực lượng lao động, tỷ lệ tăng sản lượng và NSLĐ chậm hơn so với khu vực tư nhân từ 10-14%. Đa phần các DNNN đều có ưu thế về nguồn lực, sử dụng nguồn lực xã hội, tuy nhiên, hiệu quả sản xuất kinh doanh lại chưa cao. Do đó, cần phải đánh giá lại thực trạng hoạt động cũng như NLCT của các DNNN để đưa ra các giải pháp kịp thời nhằm đưa DNNN về đúng với vị trí mong đợi của mình trong nền kinh tế quốc dân.

2.2.1. Mức độ duy trì và mở rộng thị phần của DNNN

Thị trường của DNNN bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Trước hết là thị trường trong nước. Trước đây, thị trường trong nước là thị trường mà các DNNN chiếm được uy tín và thị phần rộng lớn. Nguyên nhân là do trong nền kinh tế Việt Nam, khu vực KTNN là khu vực được nhà nước bảo lãnh, sử dụng các tài nguyên của đất nước với nhiệm vụ không chỉ là kinh doanh mà còn phải thực hiện nhiệm vụ chính trị - xã hội với sứ mệnh đảm bảo công bằng và an sinh xã hội; mở đường, hướng dẫn các thành phần kinh tế khác cùng phát triển, nêu gương về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế - xã hội. Sản phẩm của các DNNN hầu như đều được xem là có uy tín hơn.

Cho đến nay, mặc dù khu vực KTTN đã phát triển mạnh mẽ và chiếm nhiều ưu thế trên thị trường nhưng các sản phẩm của DNNN vẫn có chỗ đứng nhất định. Thương hiệu và uy tín từ lâu đời chính là một ưu thế để các DNNN duy trì và mở rộng thị phần của mình trên thị trường nội. Một số thương hiệu chiếm lĩnh thị phần rộng lớn trên thị trường nội địa như: Cao su Sao vàng, Giày Thượng Đình, Bóng đèn phích nước Rạng Đông, May 10, nhựa tiền Phong…

Cuộc khủng hoảng kinh thế giới năm 2008 và 2009 đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam bởi hiện nay chúng ta đã gia nhập WTO, hoà nhập ngày càng sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Trong suốt một thời gian dài, các doanh nghiệp Việt Nam dường như chỉ mải mê với thị trường xuất khẩu mà quên mất thị trường nội điạ. Chính vì vậy, khi nền kinh tế thế giới biến động, các doanh nghiệp Việt Nam đã phải loay hoay để tìm đầu ra cho sản phẩm cuả mình. Trong khi đó, với dân số hơn 85 triệu người và là một nền kinh tế năng động cuả khu vực Châu Á Thái Bình Dương, Việt Nam là một thị trường tiềm năng và đầy hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Từ rất sớm, các DN nước ngoài đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Hơn nữa, thị trường nội địa là “quê hương” của các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, trong bối cảnh hiện nay, chủ trương nội địa hóa thị trường đang được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng thực hiện.

Thực hiện chủ trương nội địa hóa thị trường hay “thị trường nội địa”, tập trung phát triển thị phần ở thị trường nội địa nên thị trường chủ yếu của DNNN Việt Nam vẫn là thị trường trong nước. Các sản phẩm của Cao su Sao vàng, Giày Thượng Đình, May 10, các sản phẩm hàng dệt may như May 10, sản phẩm của CTCP bia rượu Hà Nội, đường Lam Sơn… chiếm lĩnh thị phần rộng lớn trên thị trường nội địa.

Bên cạnh phát triển thị trường nội địa, các DNNN Việt Nam cũng hướng tới thị trường quốc tế. Tuy nhiên, mới chỉ có số ít các DNNN mở rộng thị phần ra thị trường quốc tế. Nguyên nhân chính là khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của DNNN trên thị trường quốc tế chưa cao. Giá cả một số hàng hóa, dịch vụ chưa theo cơ chế thị trường. Mặt khác, sức ỳ của các DNNN Việt Nam vốn dĩ rất lớn, đầu tư cho nghiên cứu và mở rộng thị phần ra nước ngoài còn ít. Cho đến nay, thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn là các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Cu Ba, các nước trong khu vưc ASEAN và một số nước Châu Phi. Hướng xuất khẩu chính vẫn là các sản phẩm nông sản, dầu thô và các mặt hàng sơ chế. Châu Phi hiện đang trở thành thị trường xuất khẩu lớn của các doanh nghiệp Việt Nam bởi thị trường này không áp đặt các tiêu chuẩn kỹ thuật cao lại dễ dàng tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp với mức giá vừa phải.

Khi hội nhập WTO, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam được mở rộng hơn. Ngoài các thị trường truyền thống thì các doanh nghiệp Việt Nam còn có cơ hội tiếp cận với các thị trường tiềm năng lớn. Để cạnh tranh được trên các thị trường này, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung phải nỗ lực không ngừng về mọi mặt. Bởi các đối thủ cạnh tranh bây giờ không chỉ hạn hẹp trong môi trường khu vực hay các thị trường truyền thống. Hơn nữa, các đối thủ cạnh tranh lớn đa phần đều có sức mạnh về kinh tế, về nguồn lực, về thương hiệu và các chiến lược cạnh tranh. Đây là thách thức lớn buộc các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, các DNNN Việt Nam nói riêng phải có những thay đổi trong nhận thức và hoạt động của mình. Hội nhập càng sâu thì các cơ hội, thách thức càng nhiều. Khả năng duy trì thị phần cũng như sức cạnh tranh càng đối mặt với nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, DNNN nói riêng phải nhận thức được vị thế của mình, các cơ hội và

thách thức mà WTO mang lại. Từ đó có những chính sách, chiến lược kinh doanh phù hợp để nâng cao NLCT.

Hiện nay, một số DNNN Việt Nam cũng đã có những chú trọng nhất định tới việc nghiên cứu thị trường ngoài nước và xác định thị trường mục tiêu để mở rộng dần thị phần ra thế giới. Đa phần đó là các TĐKT hoặc các tổng công ty lớn. Theo số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu tại ĐHQG thành phố Hồ Chí Minh thì có tới xấp xỉ 80% số DNNN cho rằng việc nghiên cứu thị trường không nhất thiết là công tác thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu thị trường khi có ý định xâm nhập thị trường mới hoặc mở rộng thị trường. Trên 10% DNNN chưa từng đặt chân lên thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước vẫn là phổ biến. Tuy nhiên, thị phần của các DNNN trên thị trường nội địa vẫn còn hạn chế. Chủ yếu vẫn là các DNNN đã có thương hiệu, có vị thế mới có thị phần rộng mở. Việc duy trì và mở rộng thị phần ra ngoài biên giới quốc gia cũng chỉ có số ít các DNNN có thể làm được. Ví dụ như Công ty cổ phần bóng đèn, phích nước Rạng Đông, Tổng công ty Dầu, Công ty Giày Thượng Đình, Tổng công ty May 10…

Hộp 2.1. CTCP Bóng đèn – phích nƣớc Rạng Đông

CTCP Bóng đèn – phích nước Rạng Đông (RAL) có thương hiệu và thị phần vững chắc. RAL sở hữu 2 nhà máy tại Hà Nội và Bắc Ninh, năng lực sản xuất hàng năm hơn 110 triệu sản phẩm, trong đó tập trung vào 3 nhóm sản phẩm chính: phích nước (7 triệu chiếc), đèn chiếu sáng (95 triệu chiếc), các thiết bị phụ trợ (khoảng 6 triệu chiếc). Sau khi đầu tư xây dựng lò thủy tinh không chì tại Quế Võ (Bắc Ninh), Rạng Đông có thể sản xuất được loại thủy tinh cao cấp, đáp ứng yêu cầu khắt khe về bảo vệ môi trường của các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản. Hiện nay RAL đang triển khai dự án nâng

cao năng lực sản xuất dây chuyền bóng xoắn 3U nhằm tăng cường công suất sản xuất đèn huỳnh quang compact - sản phẩm chiến lược của RAL. Trong những năm gần đây RAL vẫn tăng trưởng về doanh thu, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng đang có xu hướng giảm dần. Trước đây do chủ động tập trung vào những sản phẩm tiết kiệm điện và phát triển thị trường xuất khẩu. RAL đã đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng, trung bình khoảng 33,5% trong 2 năm liên tiếp 2006 và 2007.

Tuy nhiên năm 2008, RALkhông còn khoản doanh thu lên tới 135 tỷ đồng do xuất khẩu sang thị trường Cuba như trong năm 2007. Không như các doanh nghiệp khác trong cùng ngành, sự tăng trưởng của thị trường trong nước đã giúp RAL vượt qua được cú sốc xuất khẩu này.

Hiện nay RALđang mở rộng thị trường sang Venezuela. TCT Dầu (PVOiI) đã có thảo thuận trị giá 500 triệu USD với Tập đoàn Đầu khí quốc gia Venezuela, trong đó 250 triệu USD sẽ được trả bằng hàng sản xuất tại Việt Nam. Có vẻ như RAL sẽ là một trong những nhà cung cấp hàng cho thỏa thuận trị giá 250 triệu USD này.

(Theo ĐTTC/Vietstock, 2010)

Hầu hết thị trường của các DNNN Việt Nam hiện nay vẫn là các thị trường truyền thống như khu vực Đông Nam Á, một số nước Trung Á, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ, Cu Ba và một số nước khu vực Nam Mỹ. Khi gia nhập WTO và hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế chung toàn cầu thì hoạt động nghiên cứu thị trường, xác định các thị trường mục tiêu và mở rộng thị phần là một tất yếu đối với các DNNN. Tuy nhiên, để làm được việc này, đòi hỏi các DNNN cần phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao NLCT của mình.

2.2.2. Sức cạnh tranh của sản phẩm

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm là yếu tố quan trọng cấu thành nên NLCT của mỗi doanh nghiệp. Đối với các DNNN, khả năng cạnh tranh của sản phẩm khá cao do uy tín và thương hiệu đã có từ lịch sử để lại. Đa phần khách hàng trong nước vẫn ưu tiên sử dụng các sản phẩm của khối DNNN do sự tín nhiệm bởi các sản phẩm của nhà nước vẫn được xem là có độ tin cậy, đảm bảo cao hơn. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp tư nhân thì mức độ cạnh tranh của các sản phẩm DNNN vẫn còn hạn chế: khả năng đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của thị trường như: chất lượng, mẫu mã, thời gian cung cấp, các chế độ hậu mãi.

Hình 2.1.Biểu đồ tổng mức bán lẻ/GDP qua một số năm (%)

(Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2013)

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng là bộ phận chủ yếu của tiêu thụ trong nước. Tổng mức bán lẻ được nhận diện trên nhiều mặt như: quy mô, tốc độ tăng, cơ cấu… Tác động của tổng mức bán lẻ được xét trên các mặt: tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, lạm phát….

52.9 49.9 57.2 81.5 79 78.8 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 1995 2000 2005 2010 2011 2012

Qua biểu đồ cho thấy, tổng mức bán lẻ/GDP tăng lên qua các năm với tốc độ tương đối nhanh. Đặc biệt từ giai đoạn 2005 – 2010, tổng mức bán lẻ/GDP tăng từ 57,2% lên 81,5%. Điều đó cho thấy vai trò quan trọng của tiêu thụ trong nước, cần đặc biệt coi trọng thị trường trong nước. Năm 2011 và 2012, tổng mức bán lẻ tăng chậm và giảm so với năm 2010, tuy nhiên vẫn ở mức cao.

Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu tổng mức bán lẻ theo loại hình kinh tế (%)

(Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam, 2013)

Các số liệu từ biểu đồ trên cho thấy, tỷ trọng hàng hóa, dịch vụ của khu vực KTNN trong tổng mức bán lẻ có sự dịch chuyển đáng kể theo hướng tích cực. Mặc dù tỷ trọng trong tổng mức bán lẻ của khu vực KTNN có sự tăng lên nhưng mức độ tăng chậm và vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với khu vực tư nhân. Nguyên nhân là do hiệu quả kinh doanh của khu vực KTNN trong những năm qua còn thấp. Mặt khác, bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thông thường là loại thị trường rất năng động, linh hoạt và có tính thị trường nhất. Trong khi đó, ở khu vực KTNN thì tính linh động, tính thị trường còn hạn chế, yếu tố thị trường còn chưa phát triển mạnh, các thủ tục hành chính rườm rà vẫn còn tồn tại phổ biến.

Các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của DNNN Việt Nam là dầu thô, hàng dệt may, giày dép và hàng nông sản. (Phụ lục 4,5).

30.4 69.6 00 Năm 1990 KTNN KTTN FDI 10.2 86.3 3.5 0 Năm 2000 KTNN KTTN FDI 12.3 84.8 2.9 0 Năm 2012 KTNN KTTN FDI

Theo thông tin từ Thời báo kinh tế Sài Gòn thì trong năm 2013, xuất khẩu nông sản của các DNNN có xu hướng sụt giảm nhưng đổi lại là sự phục hồi và gia tăng trong sản lượng hàng thủy sản. Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản tháng 8 ước đạt 2,39 tỉ đô la, đưa giá trị xuất khẩu của ngành nông nghiệp 8 tháng đầu năm 2013 lên 17,98 tỉ đô la, giảm 1,1% so với cùng kỳ trong tình hình nhóm hàng nông sản chính như gạo, cà phê, cao su… tiếp tục sụt giảm về kim ngạch dù khối lượng xuất khẩu có tăng ở một số mặt hàng. Tuy nhiên, đã có dấu hiệu hồi phục trong nhóm hàng thủy sản và nhóm hàng đồ gỗ vẫn tăng trưởng đều đặn. Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản chính ước đạt 8,99 tỉ đô la, giảm 11,7%; giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 4 tỉ đô la, tăng 1,3%; giá trị xuất khẩu các mặt hàng lâm sản chính ước đạt 3,52 tỉ đô la, tăng 11,7%.

Theo Báo cáo xuất khẩu thủy sản Việt Nam quý II/2013, tổng xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt gần 3,8 tỷ USD, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, xuất khẩu tôm tăng gần 18%, cá tra giảm 1,1%, cá ngừ giảm 3,4%, các mặt hàng hải sản khác giảm từ 4,6% - 16%.

Hộp 2.2. Xuất nhập khẩu một số thủy sản năm 2013

Tôm: xuất khẩu tăng 17% trong quý II và tăng 8,6% trong nửa đầu năm đạt 1,1 tỷ USD. Nguyên nhân: thiếu nguồn cung trên thị trường thế giới do dịch bệnh EMS làm giảm mạnh sản lượng tại các nước sản xuất chính như Thái Lan, Trung Quốc, giá tôm trên thị trường thế giới tăng. Hoạt động nuôi tôm trong nước đã ổn định hơn.

Cá tra: xuất khẩu hồi phục nhẹ so với quý I, tăng 7,7% trong quý II, đạt

bối cảnh nhu cầu thị trường chính EU vẫn thấp; người nuôi và doanh nghiệp vẫn thiếu vốn để duy trì sản xuất.

Hải sản: Có xu hướng sụt giảm rõ rệt, xuất khẩu cá ngừ giảm 10,6%, cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhà nước trong điều kiện hội nhập WTO của việt nam (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)