3.2 Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng tmcp đầu tƣ và
3.2.2 Hệ thống nhận diện và đánh giá rủi ro
Nợ xấu và rủi ro tín dụng vẫn là vấn đề cản trở sự phát triển toàn diện của hệ thống NHTM. Xác định quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro tín dụng nói riêng là nhiệm vụ trọng tâm trong định hƣớng chiến lƣợc phát triển Ngân hàng, BIDV rất chú trọng đến việc phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro tín dụng. Theo khuyến nghị của Basel, BIDV đã đầu tƣ và tiếp cận các công cụ nhận diện và đánh giá rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế nhƣ tính toán chỉ tiêu tổn thất dự tính EL, chỉ tiêu xác suất không trả đƣợc nợ của khách hàng PD, chỉ tiêu dƣ nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả đƣợc nợ EAD, chỉ tiêu tổn thất của ngân hàng trong trƣờng hợp khách hàng không trả đƣợc nợ LGD. Tuy nhiên đến nay các công cụ nhận diện và đo lƣờng rủi ro tín dụng vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm chƣa triển khai áp dụng vào hoạt động thực tiễn. Bên cạnh đó, cách thức quản lý rủi ro tín dụng của BIDV đã và đang áp dụng cụ thể nhƣ sau:
- BIDV đã thành lập Ủy ban quản lý rủi ro trong đó có Phân ban quản lý rủi ro tín dụng, đầu tƣ chuyên về xử lý các vấn đề liên quan đến công tác quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng. Các nhiệm vụ mà Ủy ban quản lý rủi ro thực hiện gồm: (i) tham mƣu, tƣ vấn cho Hội đồng Quản trị về chiến lƣợc, chính sách quản lý rủi ro; (ii) tham mƣu cho Hội đồng quản trị trong việc hoạch định cơ chế chính sách trong công tác quản lý rủi ro trên phạm vi toàn hệ thống; (iii) thực hiện phê duyệt phƣơng pháp xác định giá trị chịu rủi ro và các giới hạn rủi ro theo thẩm quyền.
- BIDV đo lƣờng rủi ro tín dụng thông qua các chỉ tiêu nhƣ hệ số nợ quá hạn, hệ số nợ xấu, hệ số rủi ro mất vốn, hệ số khả năng bù đắp rủi ro…trong đó đƣợc sử dụng phổ biến nhất là chỉ tiêu nợ xấu. Việc sử dụng chỉ tiêu nợ xấu có nhiều ƣu điểm nhƣ cho biết quy mô và tỉ lệ vốn khó có thể thu hồi của một danh mục cho vay, tùy thuộc vào độ lớn của nợ xấu ngân hàng có thể sử dụng nguồn dự phòng rủi ro, lợi nhuận hay vốn chủ sở hữu để bù đắp. Tuy nhiên việc sử dụng các chỉ tiêu này có hạn chế là chỉ cho biết mức độ rủi ro của Ngân hàng tại thời điểm trong quá khứ không thể dự tính đƣợc rủi ro của một khoản vay trƣớc khi cấp tín dụng.
- BIDV đã xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với đặc điểm hoạt động tín dụng, loại hình cho vay, đối tƣợng cho vay của Ngân hàng và sử dụng để thiết lập giới hạn tín dụng tƣơng ứng với mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc đối với một khách hàng. Hiện tại hệ thống Xếp hạng tín dụng nội bộ mới đã hoàn thành và đƣa vào triển khai nhằm đánh giá rủi ro tín dụng một cách hữu hiệu và giúp giảm thời gian tác nghiệp cho Chi nhánh. Mặt khác đây cũng là tiền đề quan trọng để BIDV triển khai hệ thống công cụ đo lƣờng rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế tuân thủ theo Basel II.
Với mục tiêu thực hiện phân loại nợ tập trung về HSC nhằm đảm bảo chính xác, khách quan, phản ánh đúng thực trạng chất lƣợng tín dụng từng chi nhánh và toàn hệ thống. Năm 2012, bƣớc đầu BIDV đã thực hiện phân loại nợ tập trung tại HSC đối với khách hàng có dƣ nợ từ 200 tỷ đồng trở lên. Căn cứ vào đánh giá, đề xuất xếp hạng khách hàng của chi nhánh. Hội sở chính thực hiện rà soát, kiểm tra lại kết quả đánh giá xếp hạng khách hàng của Chi nhánh để thực hiện phân loại nợ.
- BIDV kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng thông qua xây dựng mức thẩm quyền phán quyết của từng chi nhánh trên cơ sở hiệu quả, chất lƣợng tín dụng thực tế của từng chi nhánh và đánh giá năng lực quản lý của từng chi nhánh, đánh giá tiềm năng của từng vùng. Ngân hàng xây dựng chính sách khách hàng để sàng lọc, lựa chọn đƣợc khách hàng tốt, có chính sách ứng xử phù hợp, thống nhất đối với từng khách hàng.
- BIDV đã xây dựng danh mục sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng tốt nhất, đồng thời xây dựng quy trình thẩm định, xét duyệt tín dụng tại chi nhánh, tại Trụ sở chính nhằm thống nhất thực hiện toàn hệ thống, hạn chế các rủi ro tác nghiệp. Đồng thời, để tăng cƣờng các biện pháp bảo đảm tiền vay, hạn chế rủi ro tác nghiệp, Ngân hàng cũng đã ban hành các quy định hƣớng dẫn chi tiết về việc thực hiện bảo đảm tiền vay.
- Một số công cụ hỗ trợ phân tích đánh giá quản trị nội bộ khác đƣợc sử dụng để quản lý rủi ro tín dụng nhƣ Chƣơng trình quản lý nợ cơ cấu, phân tích đánh giá lãi dự thu, chƣơng trình phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro.
Trên cơ sở kết quả đánh giá, đo lƣờng rủi ro tín dụng, BIDV thực hiện các biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro trong hoạt động tín dụng nhƣ chỉnh sửa, hoàn thiện chính sách, quy định nghiệp vụ; Sắp xếp, bố trí, luân chuyển, đào tạo cán bộ; Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ cảnh báo và quản lý rủi ro hoạt động tín dụng...
BIDV kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng bằng cách thiết lập giới hạn tín dụng tƣơng ứng với mức độ rủi ro mà Ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc đối với mỗi khách hàng, đối với mỗi lĩnh vực ngành nghề cũng nhƣ thiết lập giới hạn tín dụng trung dài hạn phù hợp với cơ cấu huy động vốn.
Hệ thống giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng bao gồm các chỉ tiêu nhƣ: (-) Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng;
(-) Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan;
(-) Tổng dƣ nợ cấp tín dụng đối với một công ty con, hoặc một công ty liên kết của Ngân hàng hoặc một doanh nghiệp mà Ngân hàng nắm quyền kiểm soát;
(-) Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với tất cả các công ty con, công ty liên kết, doanh nghiệp mà Ngân hàng nắm quyền kiểm soát;
(-) Tổng mức dƣ nợ cho vay 10 khách hàng lớn nhất; (-) Tổng mức dƣ nợ cho vay 01 ngành/lĩnh vực; (-) Tỷ lệ nợ xấu tối đa trên tổng dƣ nợ;
(-) Tỷ lệ dƣ nợ có tài sản bảo đảm so với tổng dƣ nợ;
(-) Các giới hạn và yêu cầu khác về quản lý rủi ro tín dụng do Ngân hàng Nhà nƣớc quy định hoặc theo yêu cầu của HĐQT;
(-) Các trƣờng hợp vƣợt giới hạn theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng sau đây đều đƣợc BIDV báo cáo Ngân hàng Nhà nƣớc xem xét, trình Thủ tƣớng Chính phủ chập thuận:
(+) Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng
(+) Tổng mức dƣ nợ cấp tín dụng đối với một khách hàng và ngƣời có liên quan
(-) BIDV đang tiến tới thiết lập một số giới hạn kiểm soát rủi ro tín dụng theo thông lệ quốc tế.