Cải thiện môi trường kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99 - 102)

4.2. Giải pháp hoàn thiện KSNB hoạt động tín dụng tại BIDV giai đoạn 2015-

4.2.1 Cải thiện môi trường kiểm soát

(1) Về việc phê duyệt tín dụng tập trung tại HSC và phân cấp ủy quyền - Trong xu hƣớng chung tập trung hóa việc phê duyệt tại HSC của các NHTMCP, Luận văn đề xuất BIDV cần nghiên cứu và xây dựng lộ trình tập trung thẩm định và phê duyệt tín dụng tại Hội sở chính để bảo đảm sự độc lập và minh bạch giữa hoạt động phê duyệt tín dụng và các đơn vị trực tiếp kinh doanh, tiếp xúc khách hàng.

Về tổ chức, khi đó bộ phận phê duyệt tín dụng sẽ là sự mở rộng của Ban QLRRTD hiện nay, thực hiện chức năng phê duyệt tín dụng cho toàn hệ thống BIDV.

Việc thiết lập bộ phận phê duyệt tín dụng của Hội sở chính kéo dài (Trung tâm phê duyệt tín dụng) có thể không cần thiết khi BIDV xây dựng đƣợc chƣơng trình công nghệ hỗ trợ luân chuyển hồ sơ xét duyệt tín dụng, vì lúc này khoảng cách về địa lý không bị ảnh hƣởng nhiều. Tuy nhiên, nếu Bộ phận phê duyệt tín dụng phối hợp cùng với Bộ phận xác minh thông tin (nhƣ ICB đang thực hiện), Bộ phận định giá TSĐB (nếu có), Bộ phận kiểm tra và giám sát đặt tại các khu vực thì rất hiệu quả, sát thực tế, quản lý đƣợc rủi ro.

Các Trung tâm phê duyệt tín dụng có thể đặt tại khu vực TP Hồ Chí Minh, Miền Trung và Tây Nam Bộ, nhân sự sẽ lấy từ Phòng QLRR của các Chi nhánh trên địa bàn khu vực (không làm tăng nhân lực của toàn hệ thống). Mức ủy quyền cho các Bộ phận phê duyệt tín dụng đặt tại các khu vực dự kiến sẽ tƣơng đƣơng với mức thẩm quyền của Phó Giám đốc Ban QLRR, thực hiện báo cáo và trực thuộc sự quản lý của Giám đốc Ban QLRR tại HSC.

Tại Chi nhánh khi đó sẽ không thực hiện chức năng thẩm định rủi ro và phê duyệt tín dụng đối với các khoản vay vừa và lớn, mà chỉ thực hiện chức năng tiếp xúc khách hàng, tiếp nhận hồ sơ, đề xuất tín dụng, trình Bộ phận phê duyệt Hội sở chính xem xét phê duyệt. Bộ phận QLRR tại chi nhánh khi đó sẽ không còn chức năng thẩm định rủi ro và có thể xem xét bỏ bộ phận QLRR tại Chi nhánh.

Với mô hình phê duyệt tín dụng nêu trên sẽ bảo đảm sự độc lập và minh bạch giữa hoạt động phê duyệt tín dụng và các đơn vị trực tiếp kinh doanh, tiếp xúc khách hàng. Mặt khác kiểm soát và bảo đảm đƣợc chất lƣợng của chuyên gia phê duyệt và chất lƣợng của hoạt động phê duyệt, giảm thiểu rủi ro tín dụng, nợ xấu phát sinh.

Điều kiện thực hiện giải pháp bao gồm: (i) Phải có chƣơng trình công nghệ phần mềm hỗ trợ đầy đủ, nhanh chóng và hiệu quả quá trình luân chuyển hồ sơ, khai thác thông tin khách hàng. (ii) Phải thực hiện hoàn thiện về vấn để tổ chức con ngƣời tại Ban phê duyệt tại Hội sở chính, nhằm bảo đảm thời gian, chất lƣợng công tác phê duyệt tín dụng tập trung tại HSC, tránh ùn tắc, quá tải, kéo dài thời gian trong quá trình phê duyệt tín dụng tập trung. (iii) Phải có hệ thống văn bản quy định

rõ trách nhiệm trong từng bộ phận tham gia vào quá trình đề xuất, phê duyệt tín dụng. Chi nhánh cần nhận thức rõ trách nhiệm trong việc thu thập hồ sơ, cung cấp thông tin khách hàng chính xác, minh bạch, rà soát điều kiện khách hàng phù hợp với chính sách cấp tín dụng của BIDV để đề xuất cấp tín dụng với khách hàng cho phù hợp. Bộ phận phê duyệt tín dụng có trách nhiệm thẩm định và phê duyệt trên cơ sở các thông tin hồ sơ khách hàng do chi nhánh cung cấp.

- Ngoài ra để hỗ trợ hiệu quả quá trình luân chuyển hồ sơ, khai thác thông tin, thực hiện quản lý thông tin khách hàng tập trung, theo lộ trình và thời gian xử lý công việc; Đồng thời cũng hỗ trợ quá trình kiểm tra kiểm soát sau về tiến độ thực hiện theo quy trình, quy định và trách nhiệm của các bộ phận luận văn đề xuất xây dựng chƣơng trình cho vay giúp tự động hóa mọi khía cạnh của quy trình nghiệp vụ tín dụng, từ khâu tạo hồ sơ khách hàng, xét duyệt khoản vay... hỗ trợ công nghệ kiểm soát và theo dõi toàn bộ quy trình xử lý cho vay, đồng thời sử dụng công nghệ ảnh số để giảm thiểu thời gian luân chuyển hồ sơ, xử lý khoản vay, đảm bảo luân chuyển hồ sơ nhanh chóng, hiệu quả, thực hiện truy cập, theo dõi và quản lý quá trình xử lý hồ sơ theo luồng công việc và theo nhiệm vụ, trách nhiệm của từng bộ phận liên quan.

(2) Hạn chế và phòng ngửa rủi ro đạo đức

- BIDV cần giáo dục “ý thức tập thể” cho cán bộ của mình, thấy rõ việc họ sẽ gây hậu quả nghiêm trọng nhƣ thế nào đến hoạt động của ngân hàng để họ xác định đƣợc ý thức làm việc vì “lợi ích của ngân hàng” là trên hết thay vì “lợi ích cá nhân”. Những vụ việc đã xảy ra trong thực tế cho thấy, cán bộ ngân hàng phải luôn có ý thức bảo vệ tài sản của ngân hàng nhƣ tài sản của mình, không vì “lợi ích cá nhân” mà quyết định cho một khách hàng không đủ điều kiện vay vốn hoặc thấy khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích, tình hình tài chính có vấn đề không trả đƣợc nợ vay nhƣng vì sợ hậu quả nên vội vàng bỏ ngân hàng đi tìm việc ở một ngân hàng khác.

- Trong quá trình sử dụng, BIDV cần có chế độ đãi ngộ thoả đáng thông qua việc đánh giá chính xác giá trị khác biệt của cán bộ ngân hàng và kết quả phấn đấu để từ đó giúp họ có động lực để phát huy hết tiềm năng của mình.

- Xây dựng văn hoá doanh nghiệp, thiết lập một hệ thống kiểm soát đặc biệt về các hành vi trong hoạt động của ngân hàng và để cho hệ thống này hoạt động một cách hiệu quả thực sự tránh tình trạng đƣa ra hệ thống kiểm soát cho có nhƣ hiện nay.

(3) Về phân công, phân nhiệm

Nghiên cứu sửa đổi bổ sung văn bản về phân công, phân nhiệm giữa các Ban nghiệp vụ đảm bảo rõ ràng cụ thể. Trong đó cần quy định rõ trách nhiệm phối hợp giữa các Ban tại Hội sở chính. Điều này sẽ hạn chế việc chồng chéo trong điều hành và tác nghiệp của các Ban tại Hội sở chính BIDV.

(4) Về việc cải cách mô hình cấp tín dụng:

Để bảo đảm tính chuyên sâu về mặt pháp lý, đảm bảo chặt chẽ các quyền lợi hợp pháp của ngân hàng trong các văn kiện tín dụng ký kết với khách hàng trong trƣờng hợp phát sinh tranh chấp, đồng thời cũng phù hợp lộ trình chuyển giao việc định giá tài sản bảo đảm sang một Công ty/Trung tâm định giá độc lập thực hiện, luận văn đề xuất xem xét tổ chức một bộ phận (tách biệt khỏi bộ phận QLKH) để phụ trách thực hiện các công tác hỗ trợ tín dụng về mặt pháp lý nhƣ: soạn thảo hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm (cầm cố thế chấp), công chứng hợp đồng, đăng ký giao dịch bảo đảm; Việc có thể làm tăng nhân sự tại Chi nhánh, tuy nhiên, điều này có thể đƣợc khắc phục bằng cách sử dụng nhân sự của Bộ phận QLRR trong lộ trình loại bỏ dần chức năng thẩm định rủi ro của Bộ phận QLRR tại Chi nhánh để thực hiện phê duyệt tín dụng tập trung tại HSC.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 99 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)