2.2.1. Kết quả kinh doanh của công ty trong 05 năm từ 2008-2012
Sau khi có sự tham gia góp vốn của Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp (DATC) từ năm 2009, tình hình kinh doanh của Cosani đã có nhiều chuyển biến, doanh thu năm sau cao hơn năm trước, đã dần dần giảm được lỗ và đã bắt đầu có lãi từ năm 2010, tuy không lớn nhưng chứng tỏ Cosani đã bắt đầu vượt qua giai đoạn khó khăn, ổn định kinh doanh và khai thông được thị trường sứ vệ sinh.
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động sản xuất – kinh doanh từ 2008-2012
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
1.Doanh thu bán hàng và CCDV 26.548 33.616 35.852 42.022 46.769
2.Các khoản giảm trừ doanh thu 4 7 356 3.943 240
3.Doanh thu thuần về
BH&CCDV 26.545 33.609 35.496 38.079 46.528
4.Giá vốn hàng bán 22.892 23.879 21.491 24.477 29.928
5.Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 3.653 9.730 14.005 13.603 16.600
6.Doanh thu hoạt động tài chính 14 16 16 39 24
7.Chi phí tài chính 10.448 3.893 5.809 7.551 6.237
- Trong đó: chi phí lãi vay 7.844 3.728 5.614 6.798 5.987
8.Chi phí bán hàng 4.671 3.168 3.719 4.989 4.248
9.Chi phí quản lý doanh nghiệp 2.154 3.150 4.368 4.901 4.268
10.Lợi nhuận từ hoạt động KD -13.607 -464 125 -3.800 1.872
11.Thu nhập khác 65 4 26 4.110 66
12.Chi phí khác 0 7 12 186 790
13.Lợi nhuận khác 65 -3 14 3.924 -725
14.Tổng lợi nhuận trước thuế -13.543 -467 139 124 1.148
15.Lợi nhuận sau thuế TNDN -13.543 -467 139 124 1.148
chặt chẽ nguồn cung cấp nguyên vật liệu, thực hành tiết kiệm chi phí trong các khâu sản xuất. Ngoài ra, để nâng cao hiệu lực của công tác tiết kiệm chi phí, nguyên vật liệu tiêu hao trong sản xuất. Lợi nhuận sau thuế của công ty đã bắt đầu tăng. Đến năm 2012, có sự gia tăng đột biến, đạt 1.148 tỷ đồng.
Doanh thu hoạt động tài chính 05 năm (giai đoạn 2008-2012) chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu của Cosani, chủ yếu là các khoản lãi phát sinh do luân chuyển tiền gửi không kỳ hạn của công ty tại ngân hàng thương mại. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2012 tăng gần gấp đôi so với năm 2008. Chi phí tăng chủ yếu do phải điều chỉnh tăng mức lương tối thiểu theo quy định của Chính phủ và điều chỉnh tăng lương đối với các cán bộ lãnh đạo từ trưởng, phó phòng trở lên. Chi phí bán hàng năm chiếm chủ yếu trong chi phí bán hàng là chi phí vận chuyển giá cước vận tải đường bộ tăng mạnh, giá bán sản phẩm đã bao gồm chi phí vận chuyển nên Cosani phải vận chuyển sản phẩm đến tận kho nhà phân phối. Đồng thời, để phát triển thương hiệu, Cosani phải tài trợ cho các đại lý về chi phí bảng hiệu, chi phí hội nghị khách hàng, chi phí triển lãm dẫn đến gia tăng chi phí bán hàng.
2.2.2. Tình hình tài chính của công ty
2.2.2.1 Cơ cấu tài sản công ty
Tình hình tài chính của Cosani có chuyển biến tích cực, xu hướng vốn chủ sở hữu của Cosani trong cơ cấu nguồn vốn tăng nhẹ và giảm tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Hoạt động kinh doanh của Cosani cũng có những bước tiến nhất định. Tuy nhiên Cosani còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, khả năng mở rộng thị trường còn gặp nhiều hạn chế.
Bảng 2.6: Cơ cấu tài sản công ty giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: triệu đồng
(Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán năm 2008 đến 2012 của Cosani )
Qua bảng 2.6 cho thấy, tổng tài sản có sự gia tăng qua các năm, đạt mức tăng 4%/năm. Năm 2012, tổng tài sản tăng hơn 16,8 tỷ đồng so với năm 2008. Nguyên nhân do Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC) đã cam kết sẽ xóa số nợ 29,1 tỷ đồng, chuyển qua vốn góp kinh doanh.
Tài sản ngắn hạn cũng có sự biến đổi cơ cấu, tỷ trọng tải sản ngắn hạn trong 5 năm qua cũng có sự biến động tăng từ 28,07% năm 2008 lên 46,25% năm 2009 và giảm xuống 39,7% năm 2010 do sự biến động tăng gấp gần 5 lần các khoản phải thu năm 2009 so với năm 2008 và giảm còn hơn một nửa vào năm 2010 và trong 03 năm không phát sinh các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, nhưng hàng tồn kho tăng lên hàng năm, 2010 tăng 21,9 % so với năm 2009 và tăng 34,7% so với năm 2008. Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong tài sản ngắn hạn từ 78% năm 2008 giảm mạnh xuống 39% năm 2009 và tăng lên 64% năm 2010. Sự gia tăng về nợ phải thu và lượng hàng tồn kho cho thấy Cosani đang bị khách hàng chiếm dụng vốn (trong ngắn hạn) và bị tồn đọng vốn trong hàng tồn kho làm gia tăng chi phí quản lý hàng tồn kho, giảm chất lượng sản phẩm và điều này cũng thể hiện chính
sách bán hàng, công tác phát triển thị trường và chất lượng sản phẩm sứ của Cosani cần được quan tâm và kiện toàn hơn nữa.
Tỷ trọng tài sản dài hạn có sự biến động rất lớn trong 5 năm qua, từ 71,93% năm 2008 giảm xuống còn 54,74% vào năm 2012. Trong năm cũng có một số sự biến động về tỷ trọng của một số tài sản dài hạn nhưng không lớn. Giá trị TSCĐ trong 05 năm biến động giảm từ 70.267 triệu đồng năm 2008 xuống 62.962 triệu đồng năm 2012 chủ yếu do trích khấu hao TSCĐ. Điều này chứng tỏ trong 5 năm qua Cosani không có sự đầu tư bổ sung mới cho TSCĐ và TSCĐ hiện có của Cosani gồm nhà xưởng, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị, các phương tiện vận tải...phục vụ cho hoạt động kinh doanh đều được hình thành trong giai đoạn đầu tư ban đầu nhà máy. Cosani chỉ tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính và chính sách bán hàng của Cosani không cho phép phát sinh các khoản nợ phải thu dài hạn.
2.2.2.1 Cơ cấu nguồn vốn công ty
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn của công ty Cosani
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Tổng tài sản 97.694 129.472 112.267 119.053 114.521 I.Nợ phải trả 127.100 118.889 97.870 106.744 91.269 1.Nợ ngắn hạn 40.046 62.316 40.731 49.359 54.012 2.Nợ dài hạn 87.054 56.572 57.140 57.385 37.257 II.Nguồn vốn chủ sở hữu -29.407 10.583 14.397 12.309 23.253 1.Nguồn vốn và quỹ -29.364 10.626 14.458 12.309 23.253
2.Nguồn kinh phí, quỹ khác -43 -43 -61 0 0
Tổng nguồn vốn 97.964 129.472 112.267 119.053 114.521
(Nguồn: Báo cáo tài chính công ty cổ phần Sứ Cosani)
Vốn của Cosani được hình thành từ hai nguồn: nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Giá trị nợ phải trả của Cosani là rất lớn so với vốn chủ sở hữu đặc biệt là trong năm 2008 Cosani chỉ sử dụng hoàn toàn từ nguồn nợ phải trả vì vốn chủ sở hữu đã âm (-
29.407 triệu đồng). Giá trị tuyệt đối nợ phải trả giảm dần đi theo các năm, từ 127.100 triệu đồng năm 2008 xuống 91.269 triệu đồng năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm nợ phải trả này do có sự tham gia góp vốn của DATC bằng hình thức chuyển nợ thành vốn góp, thực hiện xóa nợ và góp bổ sung vốn của các cổ đông.
Trong phần nợ phải trả thì tỷ trọng nợ ngắn hạn gia tăng qua các năm, từ 40% năm 2008 lên 54% năm 2010. Điều này chứng tỏ, doanh nghiệp đã gia tăng các khoản chiếm dụng và huy động vốn từ nguồn vốn ngắn hạn phục vụ cho nhu cầu vốn đang thiếu trong hoạt động kinh doanh. Đây chủ yếu là các khoản chiếm dụng từ nợ phải trả người bán và vay từ các cổ đông, cá nhân trong Cosani và từ các doanh nghiệp thành viên của DATC.
Nguồn vốn chủ sở hữu có sự thay đổi đáng kể, từ -29.407 triệu đồng năm 2008 tăng lên 23.253 triệu đồng năm 2012, cho thấy sự nỗ lực của Cosani trong nâng cao hiệu quả kinh doanh, xử lý các tồn tại về tài chính. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu thấp thể hiệm tiềm lực vốn chủ sở hữu của Cosani là rất yếu kém, không đảm bảo được khả năng tự chủ về tài chính của Cosani. Mặc dù giá trị nguồn vốn chủ sở hữu gia tăng trong 5 năm qua nhưng chủ yếu chỉ dựa vào việc tăng vốn điều lệ, huy động vốn của cổ đông và xử lý tài chính của DATC nhưng do khoản lỗ lũy kế tồn tại còn quá lớn nên số vốn chủ sở hữu thực có chỉ bằng 48% số vốn điều lệ thực góp đến 31/12/2012 (50 tỷ đồng) nên Cosani cần phải nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm tạo ra lợi nhuận để bổ sung và gia tăng nguồn chủ sở hữu của Cosani. Nhìn chung, xu hướng vốn chủ sở hữu của Cosani trong cơ cấu nguồn vốn tăng nhẹ và giảm tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn. Điều này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của Cosani cũng có những bước tiến nhất định. Tuy nhiên Cosani còn gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh, khả năng mở rộng thị trường còn gặp nhiều hạn chế.
2.2.3. Công nghệ và quy mô sản xuất
Công suất thiết kế ban đầu là 300.000 sp/năm (năm 2010 đã cải tiến để có thể đạt được 500.000 sp/năm), trên dây chuyền công nghệ đồng bộ do hãng SACMI-
Sơ đồ 2.2: Quy trình sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh Kiểm tra sản phẩm sau nung Sản phẩm hỏng 1 1 2 3 4 8 9 7 11 10 13 12 5 14 8 1 1 3 2 3 4 5 4 7 6 3 S 2 Mộc hỏng Khuấy hồ theo Hồ mộc hỏng Khuấy hồ
Kiểm tra ng.liệu đầu vào To Kho dự trữ nguyên liệu Kiểm tra ng.liệu
Nạp và kiểm tra ng.liệu Nghiền Hồ liệu đồng nhất Sàng rung Bồn chứa hồ liệu Bồn chứa hồ liệu cao vị Bể chứa hồ trên cao Đổ rót sp Sửa mộc sp Sản phẩm mộc thô Sấy mộc Kiểm mộc
Kiểm tra ng.liệu đầu vào To
Kho dự trữ nguyên liệu Kiểm tra ng.liệu
Nạp và kiểm tra ng.liệu
Nghiền
Sàng rung
Bồn chứa hồ men
Bồn chứa men di động Kiểm tra men
Phun men
Nung
Kiểm tra và phân loại KCS To Đóng gói sản phẩm Kho chứa sản phẩm Kiểm tra độ ẩm sau sấy Trở về bồn chứa hồ liệu 2 6 5 S Mộc hỏng Mộc hỏng 9 SP hỏng Nghiền và tái sử dụng MEN
2.3. Phân tích môi trƣờng bên ngoài và bên trong của công ty
2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài
2.3.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
(a) Yếu tố chính trị - pháp luật
Hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam là hệ thống các thiết chế chính trị, chính trị - xã hội. Cơ chế vận hành các thiết chế đó dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại... Để hoàn thiện môi trường đầu tư đồng bộ trên cả nước, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày 29 tháng 8 năm 2008 phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020, đây cũng là cơ sở để các doanh nghiệp yên tâm đầu tư phát triển và đổi mới thiết bị sản xuất. Để sản xuất sản phẩm sứ vệ sinh thì nguyên liệu chính là đất sét, cao lanh và các nguyên vật liệu phụ khác. Các loại nguyên liệu chính này thì ở nước ta có nhiều, không phải nhập khẩu và đây là điều kiện tốt nhất cho công ty giảm được chi phí sản xuất. Tuy nhiên, công tác quy hoạch khoáng sản trên cả nước hiện nay chưa được đánh giá tổng thể, chưa xác định được trữ lượng từng loại khoáng sản để các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc hoạch định sản xuất và quản trị doanh nghiệp.
Về chính sách đối ngoại: cho đến nay Việt Nam có quan hệ ngoại giao với 180 nước, có quan hệ kinh tế với hơn 220 thị trường nước ngoài và là thành viên của nhiều tổ chức và diễn đàn quốc tế như cộng đồng Pháp ngữ (1970), liên hợp quốc (1977), phong trào Không liên kết (1976), ASEAN (1995), diễn đàn hợp tác Á-Âu ASEM (1996), diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực châu Á- Thái Bình Dương APEC (1998), tổ chức thương mại thế giới WTO (2006) v.v.. Năm 2010
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đối ngoại nổi bật như: đảm nhận thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, chủ trì thành công Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Đông Á, tổ chức thành công Hội thảo quốc tế Việt Nam – châu Phi lần thứ hai. Năm 2012, Việt Nam tổ chức thành công Diễn đàn Việt Nam – Mỹ Latin về Thương mại và Đầu tư. Vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế đã và đang được nâng cao, là tiền đề tốt, tạo điều kiện cho thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty COSANI nói riêng đẩy mạnh xuất khẩu, đồng thời cũng mang lại cho công ty những thách thức lớn khi phải cạnh tranh chất lượng và giá cả với các sản phẩm cùng loại của các công ty nước ngoài nhập khẩu vào Việt Nam.
(b) Yếu tố kinh tế
Nước ta ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Việc gia nhập WTO và trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới đã và đang tạo nhiều cơ hội, thách thức cho các doanh nghiệp. Có thể nói, nền kinh tế Việt Nam từ 2008 - 2012 đã trải qua một giai đoạn vô cùng khó khăn. Nếu như từ năm 2000 - 2007, nền kinh tế luôn đạt tốc độ tăng trưởng tốt với mức tăng bình quân là 6,7%/năm thì trong 5 năm gần đây, mức tăng trưởng này chỉ đạt 4,5%. GDP năm 2012 chỉ đạt mức tăng trưởng 5,03%, mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Trong những năm vừa qua, kinh tế Việt Nam thường xuyên phải chịu mức lạm phát cao làm cho những thành quả của tăng trưởng kinh tế không đến được với người lao động do mức tăng thu nhập danh nghĩa không theo kịp mức tăng của giá cả thị trường. Đặc biệt, năm 2008 lạm phát đã tăng rất cao lên đến trên 23% buộc Chính phủ phải đưa ra hệ thống 8 giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả nhất định khi lạm phát năm 2009 và 2010 có xu hướng giảm xuống. Tuy nhiên, lạm phát đã tăng cao trở lại trong năm 2011 lên đến 18,23% mặc dù Chính phủ đã có Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 đã đưa ra một hệ thống giải pháp toàn diện để kiềm chế lạm phát ngay từ đầu năm 2011.
Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô chủ yếu nƣớc ta giai đoạn 2008 - 2012
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 6,31 5,32 6,78 5,89 5,03
Tỷ lệ lạm phát (%) 22,97 7,0 11,8 18,13 6,81
Thu nhập bình quân đầu người (USD)
1024 1038 1224 1260 1749
Vốn đầu tư phát triển (tỷ đồng)
616.735 708.826 830.278 924.495 989.300
(Nguồn: www.gov.vn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Bên cạnh nguyên nhân ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu nổ ra năm 2008, cơ cấu tăng trưởng kinh tế với động lực chủ yếu dựa trên tăng trưởng vốn và lao động, thiếu đầu tư chiều sâu đã khiến cho nền kinh tế rơi vào trạng thái quá nóng và gây nên tình trạng lạm phát cao, tạo nên bong bóng tài sản đầu tư và có khả năng gây bất ổn trong dài hạn. Nếu như trong giai đoạn 2000 – 2006 lạm phát tăng nhưng thường duy trì ở mức hợp lý dưới 10% và vẫn tạo được đà tăng trưởng tốt thì từ năm 2008 đến nay, diễn biến lạm phát rất thất thường với biên độ dao động quá lớn đã phần nào thể hiện những bất ổn về cơ cấu kinh tế. Điều này ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong nước nói chung và công ty CP sứ Cosani nói riêng.
(c) Yếu tố công nghệ
Ngày nay, xu hướng nghiên cứu và ứng dụng các thành tựu khoa học ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là ứng dụng công nghệ hoá, tự động hoá vào trong hoạt