Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong phân tích TCDN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp hà cường (Trang 48)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.3 Phƣơng pháp nghiên cứu sử dụng trong phân tích TCDN

Phƣơng pháp phân tích tài chính gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Phƣơng pháp đƣợc tác giả sử dụng trong bài viết này là phƣơng pháp định lƣợng và đƣợc thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 2. Nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu các nghiên cứu trước đây Bước 3. Thu thập dữ liê ̣u

Phân tích hoạt động tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình dự đoán, đánh giá, lập kế hoạch. Nó bao gồm những thông tin nội bộ, thông tin bên ngoài, thông tin kế toán và thông tin quản lý khác,… Trong đó, thông tin kế toán là quan trọng nhất, đƣợc phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đó là những nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Ở đây, tác giả lấy nguồn thông tin từ Phòng kế toán của công ty, trong đó thông tin đƣợc thu thập quan trọng nhất đó chính là Báo cáo tài chính của công ty Hà Cƣờng trong 3 năm từ năm 2011 đến 2013. Ngoài ra, các tài liệu kế hoạch, dự toán, định mức cũng là những nguồn thông tin quan trọng trong việc tổ chức phân tích tài chính công ty Hà Cƣờng.

Bước 4. Phân tích dữ liê ̣u

Dữ liệu báo cáo tài chính của doanh nghiệp đƣợc lƣu trữ dƣới dạng file Excel theo từng năm từ 2011 đến 2013, sau đó chuyển sang định dạng của phần mềm SPSS để tính toán các biến số đo lƣờng hiệu quả hoạt động kinh doanh nhƣ ROA, ROE và các biến số khác có liên quan nhƣ tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn, các khả năng thanh toán vòng quay hàng tồn kho … Ngoài ra, luận văn còn áp dụng một số kỹ thuật phân tích nhƣ thống kê.

Các kết quả phân tích đƣợc trình bày thông qua các bảng tính, trong đó có so sánh năm trƣớc và năm nay nhằm thấy rõ mức độ thay đổi giữa các chỉ số, cũng nhƣ thấy đƣợc sự thay đổi các chỉ số đó qua các năm.

Sƣ̉ du ̣ng phƣơng pháp so sánh để phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH thƣơng mại và Dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng năm 2011, năm 2012 và năm 2013 theo các chỉ tiêu cần phân tích nhƣ : tỷ trọng tài sản, tỷ trọng nguồn vốn, hê ̣ số khả năng thanh toán ,…để xác định xu hƣớng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành đƣợc tôi xác định số gốc là năm 2011 để so sánh với các số của năm 2012 và 2013.

Bước 5. Tổng hợp kết quả phân tích, viết luận văn

Từ kết quả tính toán từ các bƣớc trên, tác giả rút ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp và tổng hợp nguyên nhân tác động.

Trên cơ sở các nguyên nhân đã xác định đề ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Bƣớc cuối cùng thực chất là quá trình tổng hợp những đánh giá cơ bản đƣợc chắt lọc từ quá trình phân tích. Báo cáo phải bao gồm các kết luận về ƣu điểm cũng nhƣ khuyết điểm chủ yếu trong công tác điều hành và quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phải ghi rõ đƣợc các nguyên nhân cơ bản

những biện pháp cần thiết để phát huy các điểm mạnh, cải tiền công tác cũng nhƣng khai thác những khả năng tiềm tàng còn chƣa đƣợc tính đế trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Kết luận chƣơng 2

Trong chƣơng này, tác giả đã đƣa ra cơ sở và phƣơng pháp áp dụng trong việc nghiên cứu và viết luận văn. Phƣơng pháp đƣợc áp dụng chủ yếu trong bài viết này là phƣơng pháp định lƣợng và đƣợc thực hiện qua 5 bƣớc:

Bước 1. Xác định vấn đề nghiên cứu

Bước 2. Nghiên cứu lý thuyết và tìm hiểu các nghiên cứu trước đây Bước 3. Thu thập dữ liê ̣u

Bước 4. Phân tích dữ liê ̣u

Bước 5. Tổng hợp kết quả phân tích, viết luận văn

Đây chính là cơ sở để tác giả áp dụng khung lý thuyết tại chƣơng 1 vào phân tích số liệu thực tế của công ty TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Cƣờng tại Chƣơng 3.

CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ CƢỜNG 3.1 Khái quát về Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng

Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng đƣợc thành lập tháng 4 năm 2009 với chức năng kinh doanh chính là sản xuất, chế biến gỗ và các sản phẩm từ gỗ. Thực tế hoạt động kinh doanh gỗ của các thành viên trong công ty đã đƣợc thực hiện từ năm 2002 dƣới hình thức kinh doanh hộ cá thể gia đình và đến năm 2009 các thành viên quyết định mở rộng thêm hoạt động sản xuất kinh doanh và thành lập công ty để thực hiện các giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa.

Sau hơn 04 năm hoạt động, công ty đã hình thành một khung làm việc hoàn chỉnh với bộ máy quản lý điều hành có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết, đội ngũ công nhân có tay nghề cao, đáp ứng nhu cầu về sản phẩm đồ gỗ trên thị trƣờng, tạo dựng đƣợc nhiều uy tín trên thị trƣờng, có đầu vào và đầu ra khá ổn định.

3.1.1 Mô hình tổ chức, bố trí lao động

- Công ty Hà Cƣờng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, mô hình tổ chức gọn nhẹ, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của công ty, cụ thể nhƣ sau :

CT HĐQT Giám đốc điều hành Phòng sản xuất Phòng kinh doanh Cửa hàng kinh doanh Phòng kế toán tổng hợp

- Về đội ngũ cán bộ: Công ty có 25 cán bộ công nhân viên. Các thành viên trong công ty đều là ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong ngành, am hiểu về gỗ và có tay nghề cao

3.1.2 Đặc điểm hoạt động kinh doanh

- Về môi trƣờng kinh doanh:

Có thể nói, nghề sản xuất và chế biến gỗ xuất khẩu ở Việt Nam đã tồn tại và phát triển lâu đời, gắn liền với tên tuổi của nhiều làng nghề, phố nghề. Hiện nay, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đứng vị trí số một trong các hàng lâm sản xuất khẩu, trong đó có đến 90% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ thuộc về các sản phẩm đồ gỗ nội, ngoại thất.

Trƣớc năm 1995, ngành chế biến gỗ nƣớc ta chủ yếu phát triển trong lĩnh vực trồng rừng, sản xuất diêm, sản xuất dăm gỗ. Còn sản xuất đồ gỗ xuất khẩu còn chƣa mấy phát triển. Cũng trong thời gian này, ngành chế biến gỗ của cả nƣớc đƣợc tổ chức hình thành các Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu thuộc sở hữu của Nhà nƣớc phân bố tại các thành phố lớn, vùng đông dân cƣ, gần vùng tiêu thụ chứ không gần vùng nguyên liệu. Có thể thấy rằng, trong thời kỳ này ngành chế biến gỗ còn là ngành công nghiệp chƣa đƣợc quan tâm phát triển và chủ yểu chỉ phát triển các xƣởng cƣa nhỏ lẻ. Từ năm 1995 đến nay, cùng với xu thế phát triển chung của đất nƣớc, nhờ các cơ chế, chính sách khuyến khích chế biến, xuất khẩu sản phẩm gỗ nên công nghiệp chế biến gỗ đã phát triển mạnh theo xu hƣớng tăng cƣờng xuất khẩu cả về lƣợng và chất, trở thành một trong năm ngành mũi nhọn của Việt Nam chỉ sau dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Nhờ xu hƣớng phát triển đó mà rất nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu hình thành trong các khu công nghiệp, khu chế xuất.

Không nằm ngoài xu hƣớng đó, công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng ra đời và từng bƣớc xây dựng chỗ đứng vững chắc trong ngành.

- Hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty Hà Cƣờng:

Quy trình sản xuất kinh doanh của công ty đƣợc khái quát theo mô hình dƣới đây:

Có thể nói, cũng giống nhƣ phần lớn các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam, sản phẩm của công ty Hà Cƣờng đƣợc sản xuất theo đơn đặt hàng, mẫu mã sản phẩm cũng đƣợc khách hàng yêu cầu. Việc phụ thuộc vào đơn đặt hàng làm cho công ty bị động trong sản xuất, giảm tính sang tạo và giảm khả năng cạnh tranh. Bên cạnh đó, nguyên vật liệu cho sản xuất đồ gỗ xuất khẩu có đến 80% nguyên liệu và 90% phụ liệu phải nhập khẩu nên doanh nghiệp không chủ động về nguồn nguyên vật liệu. Chính vì vậy có nhiều đơn đặt hàng buộc phải từ chối do không đủ nguyên vật liệu để thực hiện hoặc phải phụ thuộc vào nguyên vật liệu do ngƣời đặt hàng cung cấp.

Do quy mô còn khá nhỏ, công ty Hà Cƣờng không tự thực hiện xuất khẩu trực tiếp sản phẩm sang thị trƣờng nƣớc ngoài mà bán hàng qua các chi nhánh tại Việt Nam hoặc xuất khẩu qua các trung gian Việt Nam. Do đó kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào số lƣợng và giá trị của các đơn hàng.

Nhập sản phẩm gỗ từ các doanh nghiệp sx, chế biến khác Phân phối đến KH - Đơn đặt hàng gỗ - Kế hoạch của công ty Nhà cung cấp tại Lào Các nhà cung cấp uy tín trong nƣớc Nhập về kho tại Vinh, Hà Nội - Sản xuất, chế biến sản phẩm đồ gỗ Phân phối đến khách hàng

Việc không thực hiện xuất khẩu trực tiếp nhƣ vậy sẽ giúp giảm chi phí nhƣng có thể lại làm giảm cả doanh thu của doanh nghiệp do bị ép giá và ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Về thị trƣờng nội địa, khách hàng của công ty trải rộng khắp các tỉnh miền Bắc và miền Trung, chủ yếu tập trung tại các thị trƣờng lớn nhƣ: Hà Nội, Nghệ An, Đà Nẵng, Hà Tĩnh và nhiều tỉnh thành khác khắp cả nƣớc. Với các sản phẩm đồ gỗ đa dạng từ gỗ xẻ, gỗ cốp pha, bàn ghế, tủ giƣờng … chất lƣợng cao công ty nhận đƣợc sự tin tƣởng của các khách hàng và ngƣời tiêu dùng, đơn đặt hàng của Công ty luôn ổn định và ngày càng gia tăng về quy mô, số lƣợng.. Một số khách hàng lớn của Công ty là Công ty TNHH chế biến lâm sản Thành Nhung, DNTN Thành Nam …

3.2 Phân tích tài chính Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng Hà Cƣờng

3.2.1 Tổ chức thực hiện công tác phân tích tài chính

Công tác phân tích tài chính thƣờng đƣợc thực hiện sau khi kế toán lập báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm.

Chƣa có bộ phận cán bộ phân tích nhƣ một phòng ban chuyên môn nên công tác phân tích tình hình tài chính chƣa thực sự chuyên sâu. Do đó thông tin do công tác phân tích tài chính đƣa ra mới chỉ ở mức khái quát một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, chƣa thực sự có mối liên hệ với các chỉ tiêu khác để đƣa ra bản chất của vấn đề và phƣơng hƣớng giải quyết, đồng thời cũng chƣa đánh giá đƣợc mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp với các doanh nghiệp cùng ngành.

3.2.2 Nội dung phân tích tài chính

3.2.2.1 Phân tích cơ cấu tài sản công ty Hà Cường:

Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH thƣơng mại và dịch vụ tổng hợp Hà Cƣờng trong vòng 3 năm gần đây nhất, từ năm 2011 đến năm 2013 đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Phân tích tình hình biến động tài sản ĐVT: VNĐ

TÀI SẢN

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền Tỷ

trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Năm 2012 so với 2011 Năm 2013 so với 2012

Tuyệt đối Tỷ lệ % Tuyệt đối Tỷ lệ % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 16.723.785.074 86,48% 20.468.765.314 90,07% 26.819.115.800 90,17% 3.744.980.240 22,39% 6.350.350.486 31,02%

I. Tiền và tƣơng đƣơng tiền 335.005.978 1,73% 332.388.493 1,46% 551.615.145 1,85% (2.617.485) -0,78% 219.226.652 65,95%

II. Các khoản đầu tƣ tài chính NH - - - - -

III. Các khoản phải thu NH 7.854.133.640 40,61% 9.460.148.751 41,63% 13.225.741.254 44,47% 1.606.015.111 20,45% 3.765.592.503 39,80% IV. Hàng tồn kho 8.138.139.196 42,08% 10.618.652.144 46,73% 12.351.415.461 41,53% 2.480.512.948 30,48% 1.732.763.317 16,32%

V. Tài sản ngắn hạn khác 396.506.260 2,05% 57.575.926 0,25% 690.343.940 2,32% (338.930.334) -85,48% 632.768.014 1.099,01%

B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2.615.631.374 13,52% 2.255.730.250 9,93% 2.923.791.624 9,83% (359.901.124) -13,76% 668.061.374 29,62%

I. Các khoản phải thu DH - - - - -

II. Tài sản cố định 2.615.631.374 13,52% 2.255.730.250 9,93% 2.923.791.624 9,83% (359.901.124) -13,76% 668.061.374 29,62% III. Các khoản đầu tƣ tài chính

DH - - - - -

Qua bảng phân tích trên cho thấy, tổng tài sản của công ty trong vòng 3 năm tăng gần 10,4 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tỷ lệ 53,79% . Trong đó chủ yếu do các khoản phải thu và Hàng tồn kho.

- Về khoản phải thu: Năm 2012 và 2013 đều có mức tăng khá cao (22,39% và 31,02% so với năm trƣớc). Nguyên nhân chủ yếu là do tăng phải thu tiền bán hàng của các khách hàng lẻ và mới nhằm tạo điều kiện thƣơng mại tốt, từng bƣớc xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng bằng các chính sách ƣu đãi về giá cả và công nợ.

- Về hàng tồn kho: Cuối năm 2012 tăng xấp xỉ 2,5 tỷ so với năm 2011. Nguyên nhân là do cuối năm còn một số đơn hàng sản xuất chƣa đủ hàng để xuất bán. Đến năm 2013, con số này giảm xuống còn 1,73 tỷ. Đây là dấu hiệu tốt trong việc tiêu thụ sản phẩm cũng nhƣ công tác quản lý chi phí tồn kho của doanh nghiệp.

- Về tài sản dài hạn, có sự sụt giảm xấp xỉ 360 triệu trong năm 2012, nhƣng đến năm 2013, công ty đầu tƣ khá nhiều cho máy móc sản xuất làm tăng chỉ tiêu này lên mức 2,92 tỷ đồng, tăng 29,62% so với năm 2012. Điều này cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng đầu tƣ vào TSCĐ vì đây là tƣ liệu lao động rất quan trọng, là cơ sở nâng cao năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh.

3.2.2.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn công ty Hà Cường:

Cơ cấu nguồn vốn của công ty Hà Cƣờng đƣợc thể hiện rõ trong Bảng 3.2 dƣới đây. Theo kết quả tổng hợp của bảng này, quy mô nguồn vốn của công ty tăng khá lớn trong vòng 3 năm trở lại đây. Trong đó:

- Nợ phải trả: tăng mạnh từ năm 2012 đến 2013 (tăng 4,86 tỷ, tƣơng đƣơng với 63,38%), trong đó chủ yếu là do các khoản nợ ngắn hạn tăng. Trong năm 2013, mức tăng của chỉ tiêu này là 60,90%. Điều này cho thấy nguồn vốn chiếm dụng từ ngƣời bán của công ty Hà Cƣờng khá cao. Nguyên

nhân là do chính sách bán chịu của công ty làm cho nguồn tiền vào khá nhỏ trong khi vẫn mở rộng sản xuất khiến cho khả năng trả nợ ngƣời bán của doanh nghiệp giảm. Đây là một trong những điểm yếu kém của công ty Hà Cƣờng. Tình trạng này kéo dài có thể làm giảm uy tín của doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến mối quan hệ của doanh nghiệp với bạn hàng và gặp rủi ro trong thanh toán trong các khoản nợ ngắn hạn, làm cho tình hình tài chính không ổn định do nguồn vốn phụ thuộc nhiều vào các món nợ.

- Vốn chủ sở hữu: Tăng xấp xỉ 4,54 tỷ trong 3 năm, tƣơng đƣơng với mức tăng 18,79 % trong năm 2012 và năm 2013 là 14,33%. Nguyên nhân chính là do LNST chƣa phân phối của công ty tăng lên trong khi vốn đầu tƣ ban đầu của chủ sở hữu không thay đổi. Tuy nhiên tỷ trọng của chỉ tiêu này trong cơ cấu vốn khá thấp cho thấy mức độ tự chủ tài chính còn chƣa cao. Công ty cần có những biện pháp cải thiện nguồn vốn nhằm hạn chế những rủi ro tài chính gặp phải trƣớc mắt.

Bảng 3.2: Phân tích tình hình biến động nguồn vốn ĐVT: VNĐ

NGUỒN VỐN

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch

Số tiền trọng Tỷ Số tiền trọng Tỷ Số tiền Tỷ trọng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích tài chính công ty TNHH thương mại và dịch vụ tổng hợp hà cường (Trang 48)