CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
4.2 Một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty
4.2.2 Giải pháp về mặt tài chính:
4.2.2.1 Điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
* Điều chỉnh cơ cấu tài sản:
- Khoản mục tiền mặt đòi hỏi công ty phải có kế hoạch sử dụng và quản lý một cách hợp lý.
- Công ty phải cải thiện và có biện pháp thu hồi nợ thích hợp. Cần thống nhất và đƣa ra các điều khoản thanh toán rõ ràng trƣớc khi ký kết hợp đồng mua bán; thƣờng xuyên đối chiếu công nợ với khách hàng; liên lạc với khách hàng bằng điện thoại, email nhắc nhở khi đến hạn thanh toán. Đối với các khách hàng thuộc đối tƣợng nợ khó đòi, đòi nhiều lần mà vẫn không trả, công ty cần phải tìm hiểu kỹ năng lực tài chính của khách hàng, từ đó khoanh vùng nợ và áp dụng biện pháp trả dần với mục tiêu thu hồi hết nợ.
- Tỷ trọng TSCĐ chiếm đa số vì thế công ty cần tăng cƣờng kế hoạch sử dụng khai thác hết khả năng của TSCĐ. Công ty cần vận dụng linh hoạt thêm phƣơng pháp khấu hao phù hợp đối với những loại tài sản khác nhau nhƣ áp dụng phƣơng pháp khấu hao số dƣ giảm dần.
- Để đảm bảo cơ cấu TSCĐ hợp lý công ty cần tiến hành thanh lý tài sản đã khấu hao hết
* Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn:
- Cơ cấu vốn phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của chính sách tài trợ.
- Công ty có thể huy động vốn chủ sở hữu bằng cách:
- Sử dụng linh hoạt tiết kiêm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhƣng chƣa sử dụng đến.
- Lợi nhuận để lại công ty, nguồn lợi tích lũy, nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng
4.2.2.2 Quản lý tài sản ngắn hạn và dài hạn
Chọn lựa một số đối tác ngân hàng có khả năng giúp doanh nghiệp quản lý tốt tiền mặt, xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt có độ chính xác cao, nâng cao lợi nhuận từ đầu tƣ với chi phí thấp nhất, thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống quản lý tiền mặt:
* Quản lý tài sản cố định:
Việc mua sắm xây dựng mới tài sản cố định phải đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất kinh doanh.
Phải có nội dung quản lý, sử dụng đối với từng loại tài sản cố định, nội quy cần quy định rõ các mặt:
- Quản lý bảo vệ, chăm sóc bảo dƣỡng, sử dụng có hiệu quả. - Hành chính nhân sự chịu trách nhiệm chung về quản lý tài sản.
- Đối với máy móc thiết bị kỹ thuật phải giao cho ngƣời có trình độ chuyên môn phụ trách quản lý và sử dụng.
- Tiến hành kiểm kê tài sản cố định theo định kỳ để thƣờng xuyên nắm đƣợc tình hình biến động về số lƣợng, chất lƣợng và giá trị tài sản cố định.
- Vận dụng linh hoạt thêm phƣơng pháp khấu hao phù hợp đối với những loại tài sản khác nhau nhƣ áp dụng phƣơng pháp khấu hao số dƣ giảm dần
4.2.2.3 Quản lý hoạt động thanh toán các khoản phải thu, phải trả
* Quản lý các khoản phải thu:
- Hiệu quả các khoản phải thu đã đƣợc cải thiện khi họ quản lý tốt mối quan hệ với bộ phận bán hàng.
- Cải thiện quy trình liên quan đến khoản phải thu đó là chuyển tiền, quản trị tín dụng khách hàng và thu tiền.
- Đo lƣờng hiệu quả các khoản phải thu.
- Hợp tác với khách hàng: Công ty cần có chính sách khuyến khích khách hàng thanh toán sớm, hoặc hợp tác với khách hàng trong việc giải quyết các khoản phải thu.
* Quản lý các khoản phải trả:
- Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản nợ phải trả bao gồm cả các khoản lãi phải trả.
- Thanh toán các khoản phải trả theo đúng thời hạn đã cam kết.
- Đối với các khoản phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải hạch toán toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh của số dƣ nợ phải trả vào chi phí kinh doanh trong kỳ để tạo nguồn trả nợ
4.2.2.4. Nâng cao khả năng sinh lời
Để nâng cao khả năng sinh lời của tài sản trong thời gian tới công ty cần có biện pháp sử dụng tài sản hiệu quả hơn, đẩy mạnh sản phẩm để tăng doanh thu đồng thời có các biện pháp tăng hiệu quả hoạt động quản lý để giảm chi phí từ đó cải thiện tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản