Tóm tắt mối tương quan giữa các biến với việc nắm giữ tiền mặt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 25 - 38)

Stt Nhân tố ảnh hưởng Mô hìnhđánh đổi Lý thuyết trật

tự phận hạng

Lý thuyết dòng tiền tự do

1 Chi trả cổ tức -

2 Thiết lập Cơ hội đầu tư + + -

3 Tài sản lưu động thay thế -

4 Đòn bẩy tài chính Chưa rõ - -

5 Quy mô công ty - + +

6 Dòng tiền bất định +

7 Dòng tiền - +

8 Nợ đến hạn Chưa rõ

2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của công ty. 2.2.1. Quy mô công ty

Theo mô hìnhđánh đổi thì quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm. Bên cạnh đó, theo mô hình về nhu cầu tiền mặt của công ty nói rằng có một lợi thế kinh tế về quy mô trong quản trị tiền mặt. Điều này sẽ dẫn đến các công ty lớn giữ tiền mặt ít hơn các công ty nhỏ. Các nghiên cứu của Ferreira và Vilela

đang phát triển, quy mô công ty và việc nắm giữ tiền mặt có mối tương quan âm với nhau. Những công ty nhỏ hơn sẽ nắm giữ tiền mặt lớn hơn vì họ đối mặt với chi phí cao hơn khi huy động vốn bên ngoài.

Trái với những nghiên cứu trên thì theo lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán mối quan hệ giữa quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt tương quan dương bởi các công ty lớn thường đạt được nhiều thành công, vì vậy nắm giữ nhiều tiền mặt hơn để phục vụ cho đầu tư Opler và cộng sự (1999). Cùng với quan điểm này, nghiên cứu của Afza và Adnan (2007), Megginson và Wei (2010), Kafayat và các cộng sự (2014) cho rằng các công ty có lợi nhuận lớn và cơ hội phát triển cao thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn.

Giả thuyết 1: Quy mô công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.2. Vốn lưu động ròng

Vốn lưu động được định nghĩa là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn phải trả. Theo nghĩa rộng, vốn lưu động là giá trị của toàn bộtài sản ngắn hạn, những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng chuyển hoá qua tất cả các dạng, tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt.

Theo mô hình đánh đổi thì các tài sản lưu động khác ngoài tiền có thể thanh lý trong trường hợp thiếu hụt tiền mặt, thì các tài sản lưu động đó xem như là một cách thay thế của việc nắm giữ tiền mặt. Do đó, các công ty có nhiều tài sản lưu động thay thế thường được mong đợi nắm giữ ít tiền mặt. Còn theo nghiên cứu của Wenfeng Wu và cộng sự (2011) cho rằng khi tăng các khoản phải thu thì nắm giữ tiền mặt nhiều hơn và nghiên cứu của Kafayat và các cộng sự (2014) cũng cho rằng vốn lưu động ròng có mối tương quan dương vớiviệc nắm giữ tiền mặt.

Giả thuyết 2: Vốn lưu động ròng có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.3. Dòng tiền

Theo lý thuyết trật tự phân hạng cho rằng các công ty có dòng tiền cao được cho là sẽ nắm giữ tiền mặt nhiều hơn. Ferreira và Vilela (2004) nghiên cứu ở các khối liên minh kinh tế và tiền tệ và Hofmann (2006) nghiên cứu ở các công ty New

Zealand cũng cho rằng dòng lưu chuyển tiền có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của các công ty ở nước này. Bên cạnh đó giả thuyết về mối tương quan dương giữ dòng tiền và việc nắm giữ tiền mặt cũng được Afza và Adnan (2007), Drobetz và Grüninger (2007), Ogundipe và các cộng sự (2012) một lần nữa cũng đượckhẳng định.

Giả thuyết 3: Dòng tiền có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.4.Đòn bẩy tài chính

Công ty có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để nắm giữ tiền mặt ở một tỷ lệ cao. Đòn bẩy tài chính là một trong số những phương pháp này. Bất cứ khi nào có thâm hụt tiền mặt, công ty có thể vay nguồn vốn nếu công ty có khả năng phát hành nợ. Lý thuyết trật tự phân hạng và lý thuyết dòng tiền tự do dự đoán một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty. Saddour (2006) cho rằng đòn bẩy tài chính làm tăng giám sát của thị trường vốn. Vì vậy các công ty ít sử dụng đòn bẩy tài chính mà có thể tích lũy số lượng tiền mặt để không bị giám sát bởi thị trường vốn. Ngoài ra nợ có thể được sử dụng tài trợ cho các cơ hội đầu tư của công ty và có thể được xem để thay thế tiền mặt. Vì vậy, có một mối tương quan âm giữa đòn bẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt của các công ty. Kết quả tương tự được tìm thấy bởi Opler và các cộng sự (1999), Nguyen (2005), Afza và Adnan (2007), Hardin III và các công sự (2009), Kafayat và các cộng sự (2014) cho rằng các công ty sử dụng đòn bẩy tài chính cao có thể dễ dàng tiếp cận hơn với thị trường vốn nên nắm giữtiền mặt ít hơn.

Đồng quan điểm với lý thuyết trật tựphân hạng thì lý thuyết dòng tiền tựdo cũng dự đoán một mối tương quan âm giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt, vì các công ty sử dụng vốn vay ít có thể chịu ít giám sát từ bên ngoài hơn và do đó cho phép nhà quản lý quyết định giữ lượng tiền mặt cao hơn theo vấn đề động cơ đại diện. Tuy nhiên, Ferreira và Vilela (2004) cho rằng mô hình đánh đổi cũng có thể dự đoán một mối tương quan dương giữa đòn bẩy và nắm giữ tiền mặt vì đòn bẩy làm tăng xác suất phá sản và do đó các công ty giữtiền mặt nhiều hơn đểgiảm xác suất kiệt quệtài chính.

Giả thuyết 4: Đòn bẩy tài chính có mối tươngquan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.5. Chi tiêu vốn

Chi tiêu vốn là chi phí tiền mặt dự kiến tạo ra một dòng các lợi ích tiền mặt trong tương lai kéo dài hơn một năm.Theo nghiên cứu của Kim và cộng sự (2011), Kafayat và cộng sự (2014) cho rằng chi tiêu vốn có mối tương quan âm với việc nắm giữ tiền mặt. Mô hình đánh đổi kỳ vọng có một mối tương quan dương giữa chúng bởi vì các công ty có chi tiêu vốn cao giữ tiền mặt như một lá chắn chống lại chi phí giao dịch liên quan đến vốn và chi phí cơ hội của việc không đủ nguồn lực tài chính. Tuy nhiên, Opler và các cộng sự (1999) nhận thấy rằng nắm giữ tiền mặt tăng với chi tiêu vốn.

Giả thuyết 5: Chi tiêu vốn cómối tương quan âm đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.6. Lợi nhuận

Theo mô hình đánh đổi dự đoán các công ty có lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cao sẽ huy động vốn dễ dàng hơn so với các công ty có ít lợi nhuận hơn. Do đó, các công ty có lợi nhuận nhiều sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn vì họ có thể dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài để tài trợ cho các khoản đầu tư của họ. Mặt khác, lý thuyết trật tự phân hạng công ty có lợi nhuận sẽ đạt dòng tiền lớn từ hoạt động kinh doanh nên việc nắm giữ tiền mặt sẽ nhiều hơn. Đồng quan điểm với lý thuyết trật tự phân hạng, nghiên cứu của Nguyen (2005) và Megginson và Wei (2010) cũng cho rằng lợi nhuận có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty.

Giả thuyết 6: ROA có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.7. Tuổi công ty

Theo nghiên cứu của Gao và cộng sự (2013) thì tuổi công ty là số năm kể từ khi thành lập công ty. Được tính bằng cách lấy logarit tự nhiên số năm công ty. Thời gian tồn tại càng lâu cho phép các công ty tiết kiệm tiền và tránh được việc phải dùng nợ để tài trợ. Những công ty non trẻ có xu hướng nhận nguồn tài trợ bên ngoài trong khi đó, những công ty trưởng thành hơn có xu hướng sử dụng những nguồn kiếm được. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lâu năm thường có thị phần tương đối ổn định nên doanh thu và lợi nhuận ổn định cho nên việc nắm giữ tiền mặt của các công ty này sẽ nhiều hơn so với các công ty có tuổi thọ trẻ hơn. Vì vậy,

tác giả kỳ vọng rằng những công ty có thời gian hoạt động càng lâu thì tình hoạt động kinh doanh của công ty càngổn định nên việc nắm giữ tiền mặt của công ty sẽ nhiều hơn.

Giả thuyết 7: Tuổi công ty có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.8. Sở hữu Nhà nước

Một nghiên cứu của Megginson and Wei (2010) cho thấy rằng mức độ của việc nắm giữ tiền mặt giảm xuống khi tăng sở hữu Nhà nước. Mộtnghiên cứu khác củaSun và Wang (2011) cũng chỉ ra rằng giá trị của lượng tiền mặt được kiểm soát bởi các công ty có sở hữu Nhà nước thì cao hơn so với các công ty được kiểm soát bởi nhà đầu tư tư nhân.

Và để kiểm định xem việc nắm giữ tiền mặt của các công ty có sở hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước được niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM trong giai đoạn 2011 đến 2013 có khác nhau không, tác giả đưa ra giả thuyết như sau:

Giả thuyết 8: Sở hữu Nhà Nước có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.9. Chi trả cổ tức

Khi các công ty cần tiền mặt và gặp khó khăn trong việc huy động nợ nhiều hơnhoặc vì họ bị hạn chế về tài chính hoặc bởi vìđòn bẩy nợ của họ đã quá cao, họ có thể cố gắng tăng lợi nhuận giữ lại bằng cách cắt giảm các khoản thanh toán cổ tức. Theomô hình đánh đổi cho rằng, các công ty chi trả cổ tức có thể gia tăng thêm quỹ bằng cách cắt giảm chi trả cổ tức thay vì tiếp cận thị trường vốn, do đó người chi trả cổ tức sẽ dự kiến nắm giữ ít tiền mặt hơn. Mặt khác, nghiên cứu của Hofmann (2006), Afza và Adnan (2007), Kim và các công sự (2011) cũng cho rằng các công ty chi trả cổ tức cao sẽ nắm giữ tiền mặt ít hơn. Ngược với các nghiên cứu trên thì nghiên cứu của Nguyen (2005), Drobetz và Grüninger (2007), Kafayat và các cộng sự (2014) nhận định rằng các công ty phải có lượng tiền mặt nhiều hơn để chi trả cổ tức cho các cổ đông, do đó chi trả cổ tức có mối tương quan dương với việc nắm giữ tiền mặt của công ty.

Giả thuyết9: Chi trả cổ tức có mối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.2.10. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh

Một trong những nhân tố cũng ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty cũng phải nói đến là ngành nghề kinh doanh của các công ty. Vì mỗi công ty có ngành nghề kinh doanh khác nhau nên việc nắm giữ tiền mặt của các công ty này cũng khác nhau. Theo nghiên cứu của Kafayat và cộng sự (2014) thì cho rằng các ngành công nghiệp khác nhau thì việc nắm giữ tiền mặt cũng khác nhau, tuy nhiên việc nắm giữ tiền mặt của các ngành công nghiệp còn phụ thuộc vào sự khác nhau của vốn lưu động ròng, đòn bẩy tài chính, quy mô công ty, chi tiêu vốn và chi trả cổ tức.

Giả thuyết 10: Ngành nghề cómối tương quan dương đến việc nắm giữ tiền mặt.

2.3. Các nghiên cứu trước

Nghiên cứu của Nadiri (1969) đi tiên phong trong nghiên cứu về nắm giữ tiền mặt bằng cách thu thập dữ liệu từ lĩnh vực sản xuất Mỹ giai đoạn 1948-1964 để ước lượng mô hình liên quan đến mức độ mong muốn nắm giữ tiền mặt trong thực tế. Kết quả cho thấy nhân tố quyết định đối với số dư tiền mặt trong thực tế được xác định bởi: đầu ra, lãi suất, tỷ lệ thayđổi mức giá chung dự kiến, và các nhân tố về giá.

Nghiên cứu của Cambell và Brendell (1977) đã mở rộng thêm nghiên cứu của Nadiri (1969) về việc nắm giữ tiền mặt, bằng việc thu thập dữ liệu từ các công ty ngành sản xuấtở Mỹtừ năm 1953 – 1963, với phương pháp phân tích hồi quy bình phương bé nhất (OLS), Cambell và Brendell (1977) đã tìm thấy rằng là: Tài khoản bù trừyêu cầu không cóảnh hưởng đến việc nắm giữtiền mặt.

Nghiên cứu năm 1999của nhóm tác giả Opler và các cộng sự nghiên cứu về các nhân tố quyết định và những tác động của việc nắm giữ tiền mặt của công ty. Với bộdữliệu nghiên cứu từ năm 1971 –1994 với 1048 công ty Mỹcó niêm yết. Thông

qua kiểm tra dữliệu thời gian và dữliệu chéo với mô hình của Famma– MacBeth. Opler và các cộng sự (1999) đã tìm ra kết quảnghiên cứu như sau:

 Các công ty có nhiều cơ hội tăng trưởng mạnh và có dòng lưu chuyển tiền tệ rủi ro hơn sẽ có tỷ lệ của tiền trên tổng tài sản không phải bằng tiền tương đối cao.

 Các công ty có điều kiện tiếp cận với thị trường vốn cao hơn có xu hướng giữtỷlệtiền mặt trên tổng tài sản không phải bằng tiền thấp hơn.

 Các công ty hoạt động tốt có xu hướng tích lũy tiền mặt nhiều hơn.

Nghiên cứu của Ferreira và Vilela (2004), đã nghiên cứu nhân tố quyết định nắm giữtiền mặt của công ty, sửdụng một mẫu gồm 400 công ty trong 12 quốc gia trong khối Liên minh Kinh tếvà Tiền tệ (EMU) trong giai đoạn 1987-2000. Với mô hình Famma – MacBeth, thông qua phương pháp hồi quy dữ liệu chéo và dữ liệu thời gian.Ferreira và Vilela (2004) đã cho thấy rằng:

 Nắm giữtiền mặt có mối tương quan dương với cơ hội đầu tư, các dòng lưu chuyển tiền tệ; và tương quan âm với tính thanh khoản, đòn bẩy tài chính và quy mô công ty.

 Nợngân hàng và nắm giữtiền mặt có tương quan âm.

 Sựphát triển thị trường vốn có tương quan âm đối với mức tiền mặt, trái với quan điểm của đại diện.

Theo nghiên cứu của Nguyen (2005), đã nghiên cứu giả thuyết số dư tiền mặt có động cơ phòng ngừa và phục vụ để giảm thiểu sự biến động của lợi nhuận hoạt động. Thông qua việc thu thập 9.168 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo trong giai đoạn 1992 – 2003. Bằng phương pháp hồi quy. Ông đã tìm ra rằng:

 Nắm giữ tiền mặt có tương quan dương với mức độ rủi ro công ty. Nhưng tương quan âm với rủi ro ngành.

 Mặt khác, qui mô của công ty nhỏvà tỷlệnợ thấp thì việc nắm giữtiền mặt giảm và tăng với công ty có tăng trưởng lợi nhuận, triển vọng và có tỷlệchi trảcổtức.

Ở New Zealand, nghiên cứu của Hofmann (2006) đã kiểm tra các nhân tố quyết định nắm giữtiền mặt của công ty của các công ty phi tài chính. Phát hiện của ông cho thấy rằng nhân tốchính quyết định việc nắm giữtiền mặt của các công ty New Zealand là cơ hội phát triển, biến động dòng thu của công ty, đòn bẩy tài chính, chi trảcổtức, và tài sản lưu động. Trong khi cơ hội tăng trưởng và biến động dòng thu tương quan dương với nắm giữtiền mặt; chi trảcổ tức cao và dự phòng tài sản có tính thanh khoản cao làm cho các công ty nắm giữtiền mặt thấp hơn.

Bài nghiên cứu của Saddour, K. (2006), qua nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm các công ty ở Pháp về các nhân tố và giá trị của việc nắm giữ tiền mặt. Thông qua bộdữliệu 297 công tyở Pháp trong giai đoạn 1998–2002. Dựa trên mô hìnhđánh đổi và thuyết trật tự phân hạng, bằng phương pháp hồi quy OLS, với kiểu dữ liệu bảng và biến giả ngành. Saddour (2006) đã tìm rađược các kết quảsau:

 Mức độnắm giữtiền mặt gia tăng lên với rủi ro hoạt động và các cơ hội phát triển nhưng ngược lại với đòn bẩy tài chính.

 Các công ty đang phát triển, có mối tương quan âm giữ tiền mặt với qui mô công ty, mức tài sản lưu động và nợngắn hạn.

 Mức tiền mặt của các công ty trưởng thành gia tăng theo quy mô công ty,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán TP HCM​ (Trang 25 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)